Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Chính sách giảm giá vé giao thông công cộng trong bão khủng hoảng giá sinh hoạt

Thái Sơn - 26/06/2022 | 7:47 (GTM + 7)

Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt và lạm phát leo thang đang ảnh hưởng đến hàng triệu người châu Âu. Để giảm bớt phần nào gánh nặng cho người dân, chính phủ một số nước như Anh, Đức, Italia hay Ireland mới đây quyết định ‘giảm kịch sàn’ giá vé giao thông công cộng.

Một buổi sáng u ám tại Bradford, miền Bắc nước Anh, Simon Jackson đứng trong hàng dài người xếp hàng chờ nhận đồ ăn miễn phí từ ‘Ngân hàng thực phẩm’ ở trung tâm thành phố. Đối với người đàn ông 43 tuổi này, gói đồ gồm ngũ cốc, súp đóng hộp, mỳ ống, đường và cà phê thực sự là ‘phao cứu sinh’ trong cơn bão khủng hoảng vật giá hiện nay.

Jackson từng là nhân viên siêu thị nhưng hiện thất nghiệp và đang hưởng trợ cấp đau ốm dài hạn của chính phủ. Dù mỗi tháng nhận 900 bảng từ nhiều nguồn hỗ trợ, nhưng tình trạng lạm phát và giá cả sinh hoạt tăng phi mã khiến sau khi thanh toán các loại hóa đơn, trong túi anh chẳng còn lại mấy đồng.

Jackson tâm sự: “Đây là thời điểm khó khăn, chi phí sinh hoạt tăng cao đến mức chúng tôi phải tìm đến các điểm phát đồ ăn từ thiện nhiều hơn”.

Thời gian gần đây, số người đến Ngân hàng hỗ trợ thực phẩm Bradford xin đồ ăn nhiều gấp đôi so với trước đại dịch.

Xe điện chạy tại thành phố Frankfurt, miền tây nước Đức - Ảnh AFP

Xe điện chạy tại thành phố Frankfurt, miền tây nước Đức - Ảnh AFP

Mức lương không đổi trong bối cảnh giá năng lượng, thực phẩm và các mặt hàng cơ bản liên tục tăng đẩy nhiều người vào thế khó.

Cô Michelle Sauders, một người dân địa phương chia sẻ: “Đôi khi tôi cảm thấy bị trầm cảm. Tất cả chỉ vì thức ăn trở nên đắt đỏ hơn. Mọi thứ ngày càng tệ và khiến tôi lo lắng, chán nản”.

Để giảm bớt phần nào gánh nặng chi phí sinh hoạt cho người dân, Chính phủ Anh hôm 26/5 công bố gói hỗ trợ lên tới 15 tỷ bảng, trong đó, chính quyền nhiều thành phố cũng lên kế hoạch cắt giảm mạnh giá vé xe buýt và đường sắt.

Ông Manuel Cortes, Tổng thư ký Hiệp hội vận tải và Du lịch Anh cho biết: “Việc giảm giá vé không chỉ giúp hàng triệu người đối phó với khủng hoảng chi phí sinh hoạt leo thang mà còn tạo điều kiện cho phục hồi lượng hành khách sau đại dịch COVID-19”.

Không chỉ Anh, chính phủ nhiều nước châu Âu như Đức, Italia hay Ireland cũng quyết định cắt giảm giá vé giao thông công cộng để hỗ trợ người dân đối phó với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

Cụ thể, tại Ireland, lần đầu tiên sau 75 năm, giá vé xe buýt, tàu điện giảm từ 20-50%. Bộ trưởng giao thông Ireland, Eamon Ryan miêu tả, việc giảm giá là ‘chưa từng thấy’ và điều này khiến lượng hành khách tăng lên rõ rệt.

Con phố O'Connell ở Ireland đông xe buýt vào giờ cao điểm - Ảnh AP

Con phố O'Connell ở Ireland đông xe buýt vào giờ cao điểm - Ảnh AP

Bà Anne Graham, Giám đốc điều hành Cơ quan giao thông quốc gia Ireland cho biết thêm: “Trong 3 tuần đầu tiên giảm giá vé 20%, lượng hành khách đi xe buýt đã tăng 10%, hành khách đi tàu điện hiện cũng vượt qua mức trước đại dịch COVID-19”

Tại Italia, chính phủ cũng đưa ra gói hỗ trợ 14 tỷ Euro, trong đó sinh viên và người thu nhập thấp sẽ được nhận voucher điện tử trị giá 60 Euro để đi xe buýt và tàu điện ngầm.

Còn tại Đức, sau khi được Thượng viện và Hạ viện thông qua, chương trình ‘9 Euro/tháng’ sẽ áp dụng từ ngày 1/6 đối với tất cả phương thức vận tải công cộng trên toàn quốc cho tới cuối tháng 8.

Kế hoạch này khiến chính phủ Đức phải bỏ ra 2,5 tỷ Euro để bù lỗ cho các công ty vận tải và trả lại tiền thừa cho những người đã mua vé theo mùa.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc giảm giá vé giao thông công cộng không chỉ cứu trợ tài chính cho những người tiêu dùng đang gặp khó khăn mà còn giúp hàng triệu người Đức có thể tận dụng để đi du lịch hè với giá rẻ.

Ông Volker Wissing, Bộ trưởng Giao thông Đức nhận định, chương trình ‘9 Euro’ là cơ hội lớn để phát triển giao thông công cộng bền vững, thân thiện với môi trường. Theo ông Wissing, kế hoạch đã chứng minh được tính hiệu quả ngay khi vừa ban hành và đang vô cùng thành công. Bởi giờ đây khi nghĩ đến chuyện đi lại, mọi người dân Đức ‘đều nói về giao thông công cộng’. Nhạc cắtQúy vị và các bạn thân mến!

Tại Việt Nam, thời gian qua, nhiều tỉnh, thành phố trong đó có Hà Nội và TP.HCM đang tự ‘làm mới’ để thu hút người dân dùng phương tiện giao thông công cộng.

Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân lớn khiến người dân chuyển sang đi phương tiện công cộng nhiều hơn là do giá xăng dầu liên tục được điều chỉnh tăng trong thời gian qua dẫn đến chi phí đi lại bằng phương tiện cá nhân tăng theo.

TS Khương Kim Tạo - nguyên Phó chánh Văn phòng Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia cho rằng, nhu cầu đi lại bằng vận tải khách công cộng rất lớn. Nhưng làm thế nào để người dân được đi lại thuận tiện và đúng giờ là quan trọng.

Theo TS Khương Kim Tạo, cần đa dạng hoá các phương tiện vận tải công cộng như: Đường sắt trên cao, tàu điện ngầm, xe buýt cỡ lớn tạo ra luồng giao thông trục chính như BRT; tiếp đến là các tuyến phụ thu gom khách từ các khu dân cư, nhà máy... về bến chính và ngược lại bằng các xe cỡ nhỏ để tránh lãng phí và ách tắc vào giờ cao điểm. Đặc biệt là phát triển xe buýt ưu tiên, để xe buýt không phải dừng chờ tại các nút giao thông phù hợp. 

Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Những năm gần đây, lòng sông Hồng bị xói mòn. Việc hạ thấp lòng dẫn vùng hạ du sông Hồng đang tác động rất lớn đến khả năng lấy nước của tất cả các hệ thống thủy lợi.

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền Hỏa Thần là di tích đầu tiên tại Việt Nam thờ Thần Lửa. Cho đến ngày nay, nơi đây vẫn là địa điểm tâm linh đặc biệt thờ Thần Hỏa của người Hà Nội, cũng như du khách thập phương.

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Là tuyến đường huyết mạch đi qua địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM), nhưng Võ Văn Ngân cũng được biết đến là “điểm nóng” ngập nước. Sau 3 năm thi công, dự án nâng cấp hệ thống thoát nước chống ngập ở đoạn đường dài 2,5km với tổng số vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng này vẫn chưa hoàn thành.

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Ở Sài Gòn – TP.HCM, hơn 4 thập kỷ qua, có một người phụ nữ đã tiếp thêm sức sống, gìn giữ “những chất âm ngày cũ” giữa Sài Gòn sôi động, hào hoa; bằng nghề mua bán và sửa chữa máy cassette.

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Dù Bộ GTVT đã ban hành nhiều quy định đối với xe hoán cải, song với sự ra đời ngày càng nhiều xe nhà ở di động ngày càng đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng để quản lý riêng loại hình phương tiện này.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

// //