Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Chính sách đủ mạnh cho doanh nghiệp vận tải vượt khó

Phóng viên - 03/06/2020 | 18:01 (GTM + 7)

Bộ Giao thông Vận tải dự kiến phải 1-2 tháng nữa, các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải hành khách đường bộ mới trở lại bình thường. Vì vậy, lúc này rất cần thêm chính sách hỗ trợ từ Chính phủ và các bộ, ngành để giúp doanh nghiệp ổn định

Dịch COVID-19 làm ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều ngành, lĩnh vực; trong đó, có vận tải hành khách đường bộ. Bộ Giao thông Vận tải dự kiến phải 1-2 tháng nữa, các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này mới trở lại bình thường. Vì vậy, lúc này rất cần thêm chính sách hỗ trợ từ Chính phủ và các bộ, ngành để giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất trong thời gian tới.

Dịch COVID-19 làm ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều ngành, lĩnh vực; trong đó, có vận tải hành khách đường bộ.
Dịch COVID-19 làm ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều ngành, lĩnh vực; trong đó, có vận tải hành khách đường bộ.

Cần chính sách đủ mạnh để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Bộ Giao thông Vận tải cho biết, hiện hàng nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã và hàng vạn hộ kinh doanh vận tải khách đang gặp khó khăn, với khoảng trên 310.000 xe hoạt động cầm chừng và hàng trăm nghìn người lao động gặp khó trong cuộc sống vì mất hoặc giảm thu nhập. 

Từ thời điểm xảy ra dịch COVID-19, vận tải khách bị ảnh hưởng trực tiếp, sản lượng vận chuyển khách, doanh thu giảm đến 75% so với cùng kỳ năm 2019. Cùng đó, số lượng phương tiện hoạt động vận chuyển hàng hóa cũng giảm từ 30-40% so với trước khi xảy ra dịch. Tuy nhiên, sản lượng vận tải hàng hóa chỉ giảm 4% so với cùng kỳ tháng 3/2019.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết, các đơn vị vận tải đường bộ rất phấn khởi khi Chính phủ có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 như: giãn nợ ngân hàng, giảm lãi suất, cho vay lãi suất 0% để trả lương, giãn thuế, giảm tiền thuê đất, hỗ trợ an sinh xã hội cho người lao động, tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội... Tuy nhiên, Hiệp hội vẫn nhận được rất nhiều ý kiến của các doanh nghiệp cho rằng, những giải pháp hỗ trợ đó chỉ có thể giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ở lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng như bị giảm doanh thu từ khoảng 50% trở xuống do dịch bệnh. 

“Còn các doanh nghiệp phải ngừng toàn bộ hoạt động theo yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19 như doanh nghiệp vận tải hành khách đường bộ, hàng không, doanh nghiệp du lịch…, hầu như doanh thu bằng 0, đồng thời còn mất nhiều chi phí khác trong thời gian không hoạt động thì Chính phủ cần quan tâm hỗ trợ thêm. Có thể nói, trong lịch sử chưa bao giờ tất cả các doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô gặp khó khăn như bây giờ. Nếu không được sự hỗ trợ cần thiết thì các doanh nghiệp này sẽ vô cùng khó khăn, thậm chí đối mặt với phá sản, kéo theo gây khủng hoảng kinh tế-xã hội”, ông Quyền chia sẻ.

Về vay vốn và nợ ngân hàng, ông Nguyễn Văn Quyền nhìn nhận, hiện nay lãi suất ngân hàng đang áp dụng cho các doanh nghiệp vận tải vẫn ở mức cao. Thời gian qua, mặc dù các ngân hàng đã giảm lãi suất, nhưng số giảm vẫn rất ít và chưa hỗ trợ thực sự cho doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Anh Quân, Tổng Giám đốc Taxi G7 đề xuất: “Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã có hướng dẫn giãn, đóng bảo hiểm xã hội là hết sức kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa đủ mạnh bởi đây mới đây là vấn đề giãn và truy thu về sau này. Hiệp hội taxi đã đề xuất hỗ trợ 100% cho các doanh nghiệp chứ không phải là giãn, hoãn đóng bảo hiểm xã hội sau khi thu. Vì nếu chỉ giãn cũng rất khó cho doanh nghiệp về sau này”.

Dịch COVID-19 làm ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều ngành, lĩnh vực; trong đó, có vận tải hành khách đường bộ.
Bộ Giao thông Vận tải đề xuất giảm 30% phí bảo trì đường bộ.

Đề xuất giảm mức phí sử dụng đường bộ thu trên đầu phương tiện

Phó Chủ tịch hiệp hội Vận tải Hải Phòng, ông Đặng Thế Phương cho hay, dự báo tình hình thế giới, trong nước còn hết sức khó khăn do đại dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp và tiếp tục tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu; trong đó hoạt động kinh doanh vận tải vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, hệ lụy do đại dịch gây ra.

Cụ thể, ông Phương cho hay, đối với lĩnh vực vận tải hàng hóa tại Hải Phòng, nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động động cầm chừng, khó khăn nhất là các xe chạy tuyến biên giới. Đối với doanh nghiệp hành vận tải, taxi mặc dù từ đầu tháng 5 đến nay đã được nới lỏng về giãn cách xã hội, song lượng khách tham gia rất hạn chế, doanh thu rất thấp. Do đó, Hiệp hội đề xuất giảm mức phí sử dụng đường bộ thu trên đầu phương tiện. 

Theo đó, vận tải hành khách, taxi, trong tháng 3 và tháng 5 đề nghị giảm 70%, tháng 4 giảm 100%. Đối với vận tải hàng hóa, đề nghị  giảm 50% chung cho các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa trong các tháng 3, 4 và 5. Đối với nhóm xe tải nhỏ, xe tải lớn, xe đầu kéo sơ mi rơ mooc mức giảm 50% chung cho các tháng 3, 4 và 5.

Một số doanh nghiệp vận tải đường bộ khác cho rằng, giải pháp thiết thực nhất để hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải lúc này là tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp tục ổn định sản xuất kinh doanh, giúp hạn chế việc mất việc làm của người lao động trong các doanh nghiệp.

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), hiện nay các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vận tải nói riêng khó tiếp cận các nguồn vốn vay ngân hàng với lãi suất thấp; chỉ những doanh nghiệp có khả năng thanh toán và thu hồi được vốn thì mới có triển vọng thực thi được chính sách tiền tệ.

Do vậy, ông Long đề xuất: "Ngoài những chính sách của Nhà nước về thuế như: miễn, giãn thuế, chính sách tiền tệ là giảm lãi suất cho vay thì Chính phủ nên xem xét một số loại thuế, phí cho ngành vận tải vì đây là một ngành mạch máu rất quan trọng và có sự tác động rất lớn đến nhiều lĩnh vực khác”.

Chia sẻ với phóng viên, đại diện một số doanh nghiệp vận tải đề xuất, Chính phủ và các bộ, ngành cần có thêm những hỗ trợ “đủ mạnh” để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vận tải vượt qua giai đoạn khó khăn này. 

Đại diện một số doanh nghiệp vận tải đánh giá, thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành đã kịp thời ban hành chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vận tải nói riêng. Tuy nhiên, để sự hỗ trợ này đến tận tay doanh nghiệp, người lao động, các cơ quan liên quan cần sớm có những văn bản hướng dẫn cụ thể tới từng địa phương, từng doanh nghiệp; giảm bớt những thủ tục quy định không cần thiết.

Để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách giảm chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận để từng bước phục hồi sản xuất kinh doanh, Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản đề xuất Bộ Tài chính về miễn, giảm phí bảo trì đường bộ cho những đơn vị có phương tiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được Sở Giao thông Vận tải các địa phương cấp phù hiệu, biển hiệu theo quy định. Hiện tổng số lượng phương tiện đã được cấp phù hiệu, biển hiệu hơn 800.000 phương tiện.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 tác động qua từng giai đoạn nên Bộ Giao thông Vận tải đề xuất giảm mức phí bảo trì đường bộ các tháng 3, 4, 5 và 6 của năm 2020. Cụ thể, đối với vận tải hành khách, tháng 3 vẫn diễn ra bình thường, nhưng do tâm lý sợ lây nhiễm nên nhu cầu đi lại của người dân bị hạn chế. Vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất giảm 30% phí bảo trì đường bộ.

Trong tháng 4, toàn bộ hoạt động vận tải hành khách phải dừng hoạt động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách. Vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải để xuất giảm 100% phí bảo trì đường bộ. Đến tháng 5, vận tải hành khách đã được phép hoạt động bình thường, tuy nhiên tâm lý của người dân vẫn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên nhu cầu đi lại chưa tăng cao. Bộ Giao thông Vận tải đề xuất mức giảm cho tháng này là 50% phí bảo trì đường bộ. Tháng 6 tới đây, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất giảm 15% phí bảo trì đường bộ cho các đầu phương tiện.

Đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải chia sẻ, để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp ngành giao thông, trong thời gian tới, Bộ sẽ rà soát cắt giảm thủ tục hành chính, tập trung tái cấu trúc nghiệp vụ các thủ tục hành chính cấp độ 3, 4 tích hợp với Cổng dịch vụ công Quốc gia theo hướng cắt giảm mạnh chi phí và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Bộ cũng đẩy mạnh đơn giản hoá, cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, giải quyết ngay những khó khăn, vướng mắc, tạo mọi thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Điều quan trọng là các địa phương cần tính toán việc giữ chân khách để không chỉ đến một lần mà phải quay lại nhiều lần nữa. Chính vì vậy việc liên kết các địa phương, các sản phẩm du lịch, với văn hóa bản địa được xem là vấn đề sống còn đối với du lịch vùng.

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

Sáng nay (24/4), Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) chính thức khai mạc tại Cung Triển lãm kiến trúc, Quy hoạch xây dựng Quốc gia.

// //