Câu chuyện về trái tim yêu thương cùng dìu dắt nhau vượt qua bão bệnh đã được lan tỏa rộng rãi trong thành phố, trong lòng người dân đang sinh sống trên đất Tây Đô.
GIA ĐÌNH THIỆN NGUYỆN
Khu nhà trọ Thành Đạt, toạ lạc tại khu vực 1, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng được người Cần Thơ gọi là “xóm chạy thận”. Bởi nơi đây có gần 50 người đến từ nhiều địa phương đang thuê trọ tạm thời để chạy thận mỗi ngày, mỗi tuần.
Do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác phải đảm bảo thủ tục giấy tờ đúng quy định phòng chống dịch, buộc lòng bà con phải bám lại TP mà trị bệnh.
Trong tay chỉ có vài bộ quần áo, nghề nghiệp bỏ lại quê nhà, không thể làm gì ra tiền nên cuộc sống tạm bợ của bà con vô cùng khó khăn, nhất là khi TP đang thực hiện Chỉ thị 16.
Giữa lúc “lực bất đồng tâm”, xóm chạy thận như “bắt” được chiếc phao từ các anh em thiện nguyện của Cần Thơ. Nhóm đã đến cung cấp thực phẩm thường xuyên đảm bảo bữa ăn hằng ngày và cho tiền những người bệnh nặng.
Chị Trần Thị Thanh Út, quê quán ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long xúc động chia sẻ: “Mấy anh giúp đỡ, em mừng dữ lắm. Nào là rau củ, cá, trứng, gạo… rồi cũng nhờ mấy anh đăng lên báo để người này, người kia tìm đến giúp đỡ. Chứ mua thì đâu có tiền đâu mà mua. Lúc mới dịch bệnh, 2 vợ chồng tới Cần Thơ là mỗi ngày chỉ mua được có một hộp cơm chay ăn thôi. Đang lúc khổ này mà có người giúp đỡ, trời ơi không biết chừng nào mới trả được cái ơn này đó”.
Kịp thời đến hỗ trợ cho “xóm chạy thận” của chị Thanh Út là gia đình thiện nguyện của anh Phạm Đỗ Minh Trung, trú tại Phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều.
Kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại TP Cần Thơ, gia đình của anh đã nhiệt tình vận động các mạnh thường quân. Sau đó các thành viên đã đến tận nơi chuyên chở rồi mang vào khu cách ly, phong tỏa, những vùng “đỏ” nơi bà con có hoàn cách khó khăn để hỗ trợ lương thực, thực phẩm.
Những chương trình từ thiện gắn liền với tên anh Trung thời gian qua là “Chuyến xe bánh mì không đồng”, “Nồi bắp không đồng” “Chợ 0 đồng”… Điểm đặc biệt đáng trân quý là cả gia đình bốn thành viên của anh chung một lí tưởng, cùng nhau giúp đỡ bà con trong lúc dịch bệnh khó khăn.
Anh Trung chia sẻ: “Khi Cần Thơ chưa giãn cách ở mức độ nguy cơ cao thì anh chạy xe chở một bé, vợ anh chở một bé, cả nhà đi phát quà. Bây giờ thì không còn riêng hai vợ chồng anh mà có cả nhà: Cô, dì, dượng, hai đứa em anh nữa đều làm từ thiện (cười). Mình làm được cho mọi người cái mình quên không thấy mệt, chỉ có vui thôi”.
Tây Đô cũng có những cá nhân tự nguyện đem sức người cải tạo tài nguyên nhằm giúp đỡ bà con khó khăn. Như trường hợp của bạn trẻ Lê Văn Vững, 25 tuổi, là thợ hớt tóc. Sau khi có Chỉ thị đóng cửa tiệm chống dịch, Lê Văn Vững đã về quê nhà ở phường Tân Phú, quận Cái Răng trồng rau cung cấp miễn phí cho bà con nghèo.
Khu vườn của Vững chỉ có 500m2 mà được gieo trồng trên 10 loại rau như: Cải ngọt, cải xanh, cải thìa, rau muống…Cứ cách 2 tuần thu hoạch 1 đợt.
Lê Văn Vững bộc bạch: “Em trồng 5 líp này tới 5 líp kia, 5 líp nọ xen kẽ. Cứ 2 tuần là có rau đem tới cho bà con khu cách ly và khu phong tỏa. Khi nào hết dịch em mang cho mấy quán cơm 0 đồng”.
NGHĨA ĐỒNG BÀO ĐẤT TÂY ĐÔ
Cần Thơ còn có nhiều trái tim nồng hậu của các bạn trẻ đang dốc sức cùng người dân chống dịch. Thành đoàn TP Cần Thơ thành lập chương trình “chuyến xe yêu thương” từ đầu tháng 7 dựa trên tình hình dịch bệnh phức tạp, nhiều người dân khó khăn trăm bề như: Nông sản không bán được, người khó khăn thiếu lương thực, thực phẩm…
Chương trình đã quy tụ trên 6 tổ chức chung tay đóng góp ngân quỹ và gần một nghìn đoàn viên thanh niên tham gia vận hành. Chương trình đã giải cứu nông sản cho nông dân rồi đem nông sản này về cung cấp miễn phí cho bà con đang cần.
Đến nay chương trình đã giải cứu thành công 70 tấn nông sản các loại, đang hướng đến mục tiêu giải cứu thêm 36 tấn nữa cho nông dân TP Cần Thơ.
Phó Giám đốc trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên TP Cần Thơ Phương Tấn Đạt cho biết thêm: “Đặt nặng vất đề là khi người trẻ biết ở đâu có khó khăn, người trẻ sẽ đến đó chia sẻ và gắn kết, đó là mục tiêu của “Chuyến xe yêu thương”.
Đưa sức người, sức trẻ xuống cánh đồng để thu hoạch hết nông sản giúp nông dân và đem về phân chia theo 2 hướng: Một là, hỗ trợ lại các khu phong tỏa cách ly, lấy nông sản đã giải cứu bà con hỗ trợ lại cho chính bà con của mình. Hai là, mình sẽ hỗ trợ cho những người có nhu cầu làm thiện nguyện, nấu bếp ăn từ thiện cần nguồn lương thực chất lượng”.
Những việc làm này không chỉ chung tay cùng thành phố chống dịch mà còn kịp thời hỗ trợ rất lớn cho những người nghèo vượt qua những tháng ngày khốn khó. Từ trong thách thức, Cần Thơ đã lan tỏa những tấm lòng thơm thảo, chia cơm sẻ áo cùng nhau vượt qua đại dịch.
Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ đánh giá cao những hoạt động nhân ái của các tổ chức, cá nhân đang là hành động đẹp và cao cả để đồng hành cùng lực lượng tuyến đầu chống dịch:
“Tổ chức thành lập các gian hàng, siêu thị 0 đồng… tất cả các hoạt động đó đã khắc họa đậm nét tình đất, tình người Cần Thơ. Thay mặt lãnh đạo UBND TP gửi hỏi thăm âm cần những sẻ chia sâu sắc, trân trọng cảm ơn sự đồng lòng chia sẻ, ủng hộ của bà con đã tham gia phòng chống dịch COVID 19 trên địa bàn TP Cần Thơ”.
Hành trình nhân ái của các tổ chức, cá nhân ở Tây Đô vẫn bền bỉ trong cơn dịch, qua bao ngày mưa nắng và cực khổ nhưng đổi lại đó chính là sự an tâm của người khó khăn và niềm vui của người tự nguyện.
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến còn phức tạp thì những tấm lòng tựa vào nhau sẽ tạo thêm năng lượng tích cực để vững lòng vượt lên khó khăn, thể hiện nghĩa tình đồng bào châu thổ./.
Đến hẹn lại lên, thời điểm cuối năm lại thường xảy ra tình trạng công nhân, lao động bỏ việc, nhảy việc hay rời phố về quê. Việc lao động nhảy việc, bỏ việc ở thời điểm cuối năm không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn để lại hậu quả sâu rộng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Ca trù có nhiều tên gọi, tuỳ từng địa phương, từng thời điểm mà hát ca trù còn gọi là hát ả đào, hát cửa đình, hát cửa quyền, hát cô đầu, hát nhà tơ, hát nhà trò và hát ca công.
Hiện nay, một số con đường tuyến phố khu vực nội thành Hà Nội đang tiến hành sửa chữa, lại mặt đường, nâng cấp, chỉnh trang hệ thống tổ chức giao thông như: biển báo giao thông, sơn vach đường;....Vấn đề được người dân quan tâm là việc đảm bảo an toàn giao thông mỗi khi lưu thông qua khu vực đang sửa chữa.
Trong bối cảnh số hóa ngày càng sâu rộng, an ninh mạng đã trở thành yếu tố không thể thiếu. Đây không chỉ là “tấm khiên” bảo vệ người dùng, mà còn là nền tảng quan trọng để hành trình chuyển đổi số tại nước ta diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao nhất.
Thời gian qua, tình trạng lái xe sử dụng điện thoại trong khi điều khiển phương tiện vốn đã không còn quá xa lạ trên mạng lưới giao thông đường bộ nước ta.
Sân khấu kịch Khmer Nam bộ đến nay có 2 loại hình chính là Rô - Băm và Dù Kê. Nếu như múa Rô - Băm xuất phát từ cung đình thì nghệ thuật Dù Kê vốn sinh ra từ nhân dân lao động.
Được biết đến như một địa điểm phục vụ cộng đồng với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể thao, trung tâm văn hóa thông tin và thể thao Đống Đa, số 22 Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội, lẽ ra phải là nơi thể hiện sự văn minh và chuẩn mực trong ứng xử.