Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Chàng ngư dân nhặt rác biển gây quỹ cho học sinh nghèo

Phóng viên - 03/03/2022 | 15:20 (GTM + 7)

Về vùng biển Thuận An, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế, hỏi anh Trần Văn Cường, có lẽ ít ai lại không biết đến chàng trai này; bởi nhiều năm qua, anh luôn nổi tiếng với những hoạt động thu gom rác thải trên biển, để bán gây quỹ từ thiện cho học sinh

Không những vậy, anh còn được biết đến là người có nhiều kiến thức về sinh thái biển, từng được công nhận là ngư dân trẻ tiêu biểu, và cũng chính là người đã có ý tưởng sáng tạo, làm thuyền chống lụt cho người nghèo từ phế liệu.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Anh Trần Văn Cường thu gom rác thải trên biển, để bán gây quỹ từ thiện cho học sinh nghèo hay người dân địa phương có hoàn cảnh khó khăn. 

Sinh ra và lớn lên cùng gia đình ở vùng biển, nên ngay từ lúc còn nhỏ, cuộc sống của anh Trần Văn Cường, sinh năm 1991, đã luôn gắn liền với hình ảnh những chiếc tàu cá, và cho đến nay, dù tuổi đời còn khá trẻ, nhưng anh đã theo gia đình bám biển cũng được gần 20 năm.

Tuy nhiên, trong khoảng mấy năm trở lại đây, trong những chuyến vươn khơi đánh bắt, anh Cường đã nhận thấy có sự khác biệt lớn trong những mẻ lưới kéo lên của mình, khi có quá nhiều cá và rác lẫn vào nhau. Thậm chí trong những chuyến đi đánh bắt gần bờ, rác có khi chiếm tới 40-50% mẻ lưới, mà chủ yếu là rác thải nhựa.

Công việc vì thế mà ngày càng thêm khó khăn, và khiến anh không khỏi trăn trở khi nghĩ về tương lai. Nên cũng từ đây, trong đầu người thanh niên này đã nảy ra ý tưởng thu gom rác thải để vừa bảo vệ biển, vừa có thể bán gây quỹ từ thiện cho trẻ em nghèo.

Và nói là làm, từ bận đó trở đi, tức là từ khoảng năm 2018 đến nay, cứ mỗi lần con tàu đánh cá của anh Cường nổ máy ra khơi, thì bên cạnh những ngư cụ, những thứ thiết yếu phục vụ cho đánh bắt và bảo quản hải sản, anh lại cầm theo một cây vợt tự chế và một số bao để đựng rác. Tàu chạy ngang qua khu vực nào có rác nổi lềnh bềnh trên mặt nước, thì anh đều dùng cây vợt vớt lên tàu cho bằng sạch.

Sau đó rác sẽ được anh mang vào bờ và phân loại, rác không tái chế được thì mang đổ đúng nơi quy định, rác tái chế được, mà cơ bản là rác nhựa, anh sẽ gom góp mang bán lấy tiền gây quỹ. Và thế là cứ sau mỗi chuyến đi biển dài ngày, ngoài  những tấn cá mực, con tàu cá của anh còn đem về đất liền hàng chục ký rác thải là vỏ chai nhựa, vỏ lon được vớt trên biển.

Anh kể, ban đầu, khi bị các thuyền viên trên tàu nói việc làm của mình là "bao đồng", là "phí công", anh cũng thấy buồn lắm, nhưng rồi anh lại nghĩ, nếu không làm thì biết khi nào biển mới sạch. Thế nên là cứ thấy ai nói vậy, anh sẽ đều cố giải thích cặn kẽ cho họ hiểu về việc bảo vệ môi trường biển, về việc mỗi chiếc chai nhựa phải mất thời gian hơn 500 năm mới phân hủy trên biển. Mưa dầm thấm lâu, nhiều anh em trên tàu sau đó đã không còn vứt rác xuống biển nữa, mà còn phụ anh vớt rác.

"Nhiều lần mình đi thu nhặt những cái ve chai đó, thì có người người ta nói là, chẳng hiểu sao đóng con tàu 3-4 tỷ, làm thuyền trưởng, làm chủ tàu lại đi lượm những cái ve, cái chai như rứa.  

Mình khi đó cũng ngại lắm, nhưng mình vẫn đứng lại và giải thích là, tôi làm như vậy là việc của tôi, làm theo tâm của tôi, còn mấy người nghĩ thế nào là do mấy người thôi. Và sau một thời gian thì họ cũng làm theo tôi.

Mới đầu gia đình, bạn bè thì cũng không ủng hộ lắm, và sau quá trình mình làm 1-2 năm thì họ mới hiểu. Nói chung mình làm vì mình thích thôi, làm vì đam mê và theo tâm của mình thôi.

Có ích cho xã hội thì mình cứ làm, giúp được cho ai đó thì mình giúp thôi. Khi nào làm không nổi nữa thì minh sẽ dừng lại. Còn hiện tại mình đang làm thì mình cứ làm thôi, đến ngang chừng đâu thì hay chừng đó", anh Cường tâm sự.

 Anh Trần Văn Cường thu gom rác thải trên biển

Sống với biển nên từ nhỏ, anh Cường đã thấu hiểu nỗi khổ của những người dân, mỗi khi mùa bão lụt về. Nhiều khi nước ngập đến nửa người, nhiều người lại rơi vào tình cảnh thân cô thế cô, chỉ biết chờ lực lượng cứu hộ đến để tiếp tế đồ ăn thức uống. Nghĩ thương dân nghèo, anh càng muốn bản thân mình phải làm một điều gì đó, để có thể cải thiện phần nào tình cảnh này.

Anh Cường nhận thấy, rác thải biển chủ yếu là các vật liệu nhẹ và dễ nổi như xốp, chai nhựa, vỏ lon…nên có thể tái chế và thiết kế thành chuyền chống lụt. Hiện anh Cường đã xây dựng xong kế hoạch chi tiết, mà cá nhân anh tự tin là có thể tự sáng tạo được mô hình thuyền chống lụt. T

rước mắt, anh cần thu gom một khối lượng lớn vỏ chai nhựa, bình nước về một khu tập kết để làm sạch. Sau đó, anh sẽ kết dính chúng lại với nhau thành một khối chữ nhật thống nhất, bằng cách tận dụng tất cả những vật liệu thân thiện với môi trường như gỗ, sắt.

Theo đánh giá tổng quan của anh Cường, một chiếc thuyền chống lụt khi đưa vào sử dụng có thể chở được tối đa là 3 tạ gồm hàng hóa và người. Giúp người dân có thể yên tâm đi lại và vận chuyển vật dụng một cách dễ dàng vào mùa bão lụt. Hơn thế nữa, các loại nhựa như vỏ chai, bình nước khối lượng từ nửa lít trở nên có độ bền rất cao. Vậy nên, dù mới chỉ là trên ý tưởng nhưng anh Cường rất tâm huyết với mô hình này, vì ý nghĩa đích thực mà nó mang lại.

Để triển khai dự án thuyền chống lụt tặng người dân nghèo, anh Cường nhận định sẽ mất vài ba tháng để có thể hoàn thiện. Và ngay sau khi có sản phẩm, anh sẽ lập tức gửi mô hình thí điểm về tỉnh Đoàn để kiểm duyệt. Nếu được kiểm duyệt, anh sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình với số lượng lớn để kịp phục vụ bà con trước khi mùa bão về.

Theo anh Cường, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa nghiêm trọng trên biển Thuận An nói riêng và Thừa Thiên - Huế nói chung vẫn là do ý thức của người dân ven bờ, đặc biệt là ngư dân làm nghề đánh bắt trên biển. Vì vậy, thông qua việc thu gom rác gây quỹ từ thiện, anh muốn tuyên truyền cho người dân hiểu rằng, chỉ cần mỗi người thiếu ý thức một chút thì lượng rác xả trên biển cộng lại sẽ thành nhiều. Đồng thời, anh cũng muốn chuyển tới bà con lợi ích  về môi trường và kinh tế thông qua việc thu gom, phân loại và tái sử dụng, tái chế đồ nhựa.

Giống như anh Cường, mỗi chúng ta đều có thể thay đổi để môi trường trở nên tốt hơn. Đừng nghĩ rằng bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai khác hay của chính quyền, mà hãy tự ý thức về hành động của bản thân. Một chiếc chai nhựa, một chiếc túi nilon hay một chiếc ống hút cũng có thể khiến biển xanh thêm ô nhiễm. Nhưng tương tự như vậy, một hành động thiết thực bảo vệ biển, dù nhỏ thôi, dần dần cũng có thể góp phần tạo ra sự thay đổi lớn.

Bởi lẽ, bảo vệ môi trường biển, cũng chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Đối xử tốt, sống thân thiện với môi trường, cũng chính là cách chúng ta bảo vệ cuộc sống trong hiện tại và cả tương lai của mình. 

---

Các bạn thân mến, nếu trong những phút giây của cuộc sống thường ngày hay trên những con đường mà các bạn đi qua, có những câu chuyện khiến các bạn nhớ mãi về tình người, tình yêu cuộc sống, rất mong các bạn hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected].

Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông.

Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình trên các thiết bị di động, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); Google Podcast (trên hệ điều hành Android); rồi sau đó gõ từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình.

Tags:
Ý kiến của bạn
Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Hôm nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng cho 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.

Nhận diện bức tranh kinh tế những tháng đầu năm

Nhận diện bức tranh kinh tế những tháng đầu năm

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn, bất ổn với nhiều yếu tố phức tạp, khó lường, quý 1-2024, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 5,66%, cao nhất các quý 1 kể từ năm 2020. Tuy nhiên, bức tranh kinh tế không tránh khỏi những gam màu xám.

// //