Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Chậm kiểm kê nguồn phát thải ô nhiễm không khí, vướng ở đâu?

Phóng viên - 06/08/2020 | 15:30 (GTM + 7)

Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sống mà còn làm gia tăng chi phí y tế và gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế . Kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm không chỉ là bài toán của một doanh nghiệp, một đô thị mà là của cả quốc gia.

Tình trạng ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm khói bụi xảy ra ở nhiều quận huyện trên địa bàn Hà Nội với rất nhiều nguyên nhân khác nhau (Ảnh: Quang Hùng/Kênh VOVGT)
Tình trạng ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm khói bụi xảy ra ở nhiều quận huyện trên địa bàn Hà Nội với rất nhiều nguyên nhân khác nhau (Ảnh: Quang Hùng/Kênh VOVGT)

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Một số đô thị trong đó có Hà Nội đã và đang thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí, trong đó có việc đầu tư các thiết bị quan trắc không khí, tuy nhiên đến nay chưa có nhiều chuyển biến.

Một số ý kiến cho rằng, để cải thiện chất lượng không khí bền vững, các đô thị cần phải thực hiện kiểm kê nguồn phát thải, từ đó xác định chính xác nguồn gây ô nhiễm, tỷ lệ gây ô nhiễm để có những biện pháp phù hợp.

Hiện nay, công tác kiểm kê nguồn phát thải ô nhiễm không khí đang được thực hiện như thế nào? Các đô thị đang gặp những khó khăn vướng mắc gì? 

Theo số liệu thống kê Mạng lưới theo dõi chất lượng không khí PAM air, trong 2 ngày  gần đây, chỉ số AQI trung bình của Hà Nội đều ở mức tốt. Tuy nhiên trong vòng 1 tuần gần đây, chỉ số AQI có 3 ngày ở mức trung bình, 1 ngày ở mức xấu và một ngày ở mức kém.

Riêng ngày 29/7, chất lượng không khí ở mức báo động đỏ. Chỉ số AQI của quận Đống Đa, Hà Đông, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm đều ở mức trên 150 và cao nhất là quận Ba Đình có chỉ số là 170. 

Tình trạng ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm khói bụi xảy ra ở nhiều quận huyện trên địa bàn Hà Nội với rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số người dân cho biết:  

"Đây bụi bặm hơn nhất là do công trình các tòa nhà xây dựng đi lại nhiều thì nó gây ô nhiễm. Nhiều khi đi tắc đường nắng nóng bụi thì nó cũng gây khó chịu. Mình cũng mong là cơ quan chức sẽ tiến hành xử lý trường hợp gây ô nhiễm môi trường như thế này".

"Chắc là do xe cộ đi lại, người ta đang làm công trình như thế này, rồi tháng 5 tháng 6 người ta đốt rơm rác, túi ni lông, bao bì. Người ta ít quan tâm đến vấn đề đấy mà đa phần lơ trong quản lý môi trường".

"Dọc đường 32 từ đường Mai Dịch đến đường Kiều Mai, cầu Kiều Mai  là bụi nhất, cả khu đang mở đường đường 70 đoạn đấy là bẩn các xe tải đi dây hết ra đường bụi. Nếu  nhà nước tìm được nguyên nhân từ đây ra thì sẽ nhanh xử lý hơn".

PGS.TS Vũ Thanh Ca – giảng viên cao cấp Đại học Tài Nguyên và Môi trường cho biết, để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí của Hà Nội, giải pháp căn cơ và bền vững là cần kiểm kê nguồn phát thải.

Có nghĩa là, thông qua việc điều tra, đánh giá và thống kê nguồn thải ở Hà Nội cũng như ở các tỉnh xung quanh, các nhà khoa học sử dụng mô hình số trị để đánh giá sự lan truyền của ô nhiễm, đặc biệt từ bụi và các loại khí độc phát ra từ các nguồn thải khác nhau để từ đó tính toán ra các kịch bản và kế hoạch hành động: 

"Chúng ta sẽ tính toán với các kịch bản khác nhau với các nguồn thải khác nhau. Trên cơ sở đó, chúng ta đánh giá từng nguồn thải đóng góp vào bức tranh ô nhiễm Hà Nội .Ta mới xác định nguồn phát thải nào dễ giảm, dễ xử lý ta xử lý đầu tiên".

Ảnh: Quang Hùng/Kênh VOVGT
Ảnh: Quang Hùng/Kênh VOVGT

Thời gian qua, Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí như chấm dứt tình trạng sử dụng bếp than tổ ong, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân… 

Bên cạnh đó, thành phố cũng đang phối hợp với Ngân hàng thế giới tiến hành kiểm kê khí phát thải. Bà Lưu Thị Thanh Chi -Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở TN&MT Hà Nội cho biết: 

"Kiểm kê khí thải Thành phố Hà nội cũng đang làm, và nằm 1 phần trong dự án chống biến đổi khí hậu khí nhà kính và dự án này cũng do WB đang tài trợ và chúng tôi cũng đang tiến hành kiểm kê một số nguồn thải, đặc biệt từ nguồn thải giao thông, làng nghề".

Dự án Nghiên cứu xác định Nguồn Phát thải ở khu vực Hà Nội giai đoạn 2019-2020 với sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới bắt đầu được thực hiện từ tháng 8/2019 và dự kiến kéo dài 12 tháng.

Thông qua việc lắp đặt 4 đầu máy lấy mẫu tại 2 trạm quan trắc chất lượng không khí ở Hà Nội, với tần suất lấy mẫu cách nhau 2 ngày/lần, dự án tập trung phân tích những thành phần hóa học trong nồng độ bụi PM 2.5 để tìm ra nguyên nhân gây ô nhiễm. 

Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy, nồng độ kim loại nặng trong bụi mịn PM 2.5 cao, đặc biệt ở khu vực giao thông đông đúc. GS-TS Hoàng Xuân Cơ – Giảng viên trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội ghi nhận những nỗ lực mà thành phố Hà Nội đã làm thời gian qua để cải thiện chất lượng không khí.

Tuy nhiên, theo GS –TS Hoàng Xuân Cơ, dự án thực hiện có sự phối hợp giữa Hà Nội và Ngân hàng thế giới có cách tiếp cận chưa phải là kiểm kê phát thải: 

"Dự án vừa rồi mới làm một số công việc liên quan đến phát thải. Kiểm kê phát thải phải làm một chương trình tương đối lớn. Hà Nội mới bước đầu làm cái này chứ chưa phải bài bản và Hà Nội phải tự bỏ tiền ra làm mới làm đến nơi đến chốn".

Một số chuyên gia môi trường cho rằng, hiện nay với nguồn lực hiện tại của Hà Nội nói riêng và các đô thị lớn của Việt Nam nói chung, các đô thị hoàn toàn có thể đẩy nhanh quá trình kiểm kê nguồn thải để làm căn cứ xây dựng những chương trình kế hoạch hành động trong thời gian tới.

Tuy nhiên, điều này chỉ có thể thực hiện được, nếu chính quyền đô thị có sự quyết tâm và đầu tư thỏa đáng vào công tác kiểm kê phát thải một cách nghiêm túc, khoa học.

Làm thế nào để kiểm soát và hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí tại các đô thị?
Làm thế nào để kiểm soát và hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí tại các đô thị?

Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sống của mỗi người dân mà còn làm gia tăng chi phí y tế và gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm không khí không chỉ là bài toán của một doanh nghiệp, một đô thị mà là của cả quốc gia.

Đây cũng là góc nhìn của VOVGT qua bài bình luận với nhan đề “Cải thiện chất lượng không khí: Thay đổi từ trong tư duy của nhà quản lý đô thị”

Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 7 triệu người tử vong trong khi con số này là chục nghìn người Việt Nam tử vong mỗi năm do các bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, ô nhiễm không khí còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, khiến kinh tế toàn cầu thiệt hại khoảng 225 tỷ USD.

Trong đó, Việt Nam thiệt hại khoảng 10 tỷ USD mỗi năm và tổng thiệt hại kinh tế của Hà Nội do mắc các bệnh đường hô hấp khoảng 2.000 tỷ đồng/ năm.

Với tình hình ô nhiễm không khí tại các đô thị ngày càng trở nên trầm trọng, số lượng người tử vong và thiệt hại về kinh tế sẽ còn tiếp tục tăng nếu các chính quyền đô thị không sớm có những giải pháp mạnh mẽ để giảm các nguồn phát thải ô nhiễm. Sự “chần chừ” của chính quyền đô thị trong những quyết sách để bảo vệ chất lượng không khí có thể phải đánh đổi bằng hàng chục nghìn người tử vong mỗi năm và nền kinh tế bị thiệt hại từ 5-7% GDP.

Làm thế nào để kiểm soát và hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí tại các đô thị?

Trước hết, cần sự thay đổi trong nhận thức và tư duy của các nhà quản lý đô thị về vấn đề ô nhiễm không khí, cũng như ý nghĩa quan trọngcủa công tác kiểm kê nguồn phát thải. Chỉ khi có cơ sở dữ liệu về nguồn thải đầy đủ, khoa học, các nhà quản lý môi trường mới có thể đưa ra những quyết định, những chính sách đúng đắn để cải thiện chất lượng không khí. 

Thứ hai, chính quyền các đô thị cần phải đầu tư tài chính, huy động nguồn lực kỹ thuật, nguồn nhân lực trong nước là các nhà khoa học, các chuyên gia về ô nhiễm không khí tham gia chương trình kiểm kê phát thải.

Hầu hết, những dự án thực hiện kiểm kê phát thải ở một số đô thị của Việt Nam hiện nay như Hà Nội, Cần Thơ hay Tp.HCM chủ yếu là những dự án có sự tài trợ của các tổ chức nước ngoài. Muốn cải thiện chất lượng không khí, chính quyền đô thị cần phải “tự thân vận động”.

Thứ ba, kiểm soát và hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí không chỉ là bài toán của từng đô thị, từng địa phương mà là của cả một vùng hay nhiều vùng lân cận. Với sức lan truyền của ô nhiễm, những giải pháp đơn lẻ của từng địa phương khó có thể giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm. 

Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp, mỗi gia đình và mỗi người dân cũng cần có ý thức tự kiểm soát các nguồn phát thải ô nhiễm không khí của doanh nghiệp mình, gia đình mình. Chỉ khi nào, mỗi cá nhân và toàn xã hội cùng chung tay thực hiện những biện pháp giảm thiểu phát thải ô nhiễm ra môi trường thì chất lượng không khí mới có thể được cải thiện.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Nhiều cây cầu bị lấn chiếm để bán hàng

TP.HCM: Nhiều cây cầu bị lấn chiếm để bán hàng

Theo phản ánh của người dân, hiện nhiều cây cầu trên địa bàn TP.HCM như Cầu Tham Lương, cầu Chà Và… bị hàng chục xe đẩy hàng rong tụ tập, vô tư bày bán bất chấp quy định.

Khai thác nước phục vụ cho sinh hoạt phải nộp tiền

Khai thác nước phục vụ cho sinh hoạt phải nộp tiền

Sau gần 7 năm triển khai thực hiện Nghị định số 82/2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt được 681 quyết định tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước với tổng số tiền gần 10.200 tỷ đồng.

Lấy người dân làm trung tâm, quyết tâm kéo giảm TNGT

Lấy người dân làm trung tâm, quyết tâm kéo giảm TNGT

Năm 2023 vừa qua, TP.HCM là địa phương đi đầu trong việc thực hiện được mục tiêu kéo giảm tai nạn giao thông. So với cùng kỳ năm 2022, giảm trên 15% cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương, vượt chỉ tiêu đề ra là kéo giảm từ 5 đến 10%.

Tiểu thương bán tống bán tháo vì chợ Mai Động đột ngột đóng cửa

Tiểu thương bán tống bán tháo vì chợ Mai Động đột ngột đóng cửa

Nhiều ngày qua, hàng trăm tiểu thương tại chợ Mai Động (quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) phải chuyển hàng hóa ra bên ngoài để “bán tống bán tháo” sau khi nhận được thông tin đầy bất ngờ về việc chợ này bị đóng cửa.

Nâng mức đóng BHYT, mức hưởng tăng đến đâu?

Nâng mức đóng BHYT, mức hưởng tăng đến đâu?

Trước đề xuất của Bộ Y tế về việc cần có lộ trình nâng dần mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) trong thời gian tới, nhiều ý kiến cho rằng điều này cần tiến hành song song với mở rộng quyền lợi hưởng BHYT, đặc biệt trong bối cảnh chi phí khám, chữa bệnh đang ngày càng tăng cao.

Rà soát và khắc phục ngay những bất cập trên các tuyến Quốc lộ phía Bắc

Rà soát và khắc phục ngay những bất cập trên các tuyến Quốc lộ phía Bắc

Sẽ rà soát ngay hệ thống ATGT trên trên các tuyến QL31, QL2, QL6… kể cả khi đã hoàn thành công tác đầu tư nâng cấp, cải tạo cũng như các đoạn đang và sắp triển khai - Đây là khẳng định của lãnh đạo Ban QLDA3, Cục Đường bộ Việt Nam nhằm thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT.

Hà Nội: Triệt để làm sạch dòng sông để cải thiện môi trường

Hà Nội: Triệt để làm sạch dòng sông để cải thiện môi trường

Lần đầu tiên, 4 chữ: “An ninh nguồn nước” được chính thức xuất hiện và nhấn mạnh trong các dự thảo Luật tài nguyên nước, Luật quy hoạch thủ đô…cho thấy tầm quan trọng và cấp bách của vấn đề gìn giữ, bảo vệ nguồn tài nguyên này, đặc biệt trong sự phát triển bền vững của các đô thị lớn.

// //