Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cây đổ khiến học sinh tử vong: Cảnh báo tai nạn mùa mưa

Phóng viên - 26/05/2020 | 17:52 (GTM + 7)

Tai nạn cây ngã đổ là một “ẩn họa” lớn, không chỉ đối với học sinh mà cả người dân, nhất là trong mùa mưa bão

Hà Nội vừa phê duyệt quy hoạch chi tiết khu đô thị ven hồ Yên Sở và khu công viên Yên Sở

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Nhịp sống thị thành

# Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt, bổ sung khu kinh tế Quảng Yên, Quảng Ninh vào Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển Việt Nam đến năm 2020, quy mô 13.303ha.  

# UBND 24 quận, huyện ở TP.HCM sẽ lập danh sách các khu vực công cộng có nguy cơ xảy ra quấy rối tình dục hoặc bạo lực tình dục để cải tạo.

# Hà Nội vừa phê duyệt quy hoạch chi tiết khu đô thị ven hồ Yên Sở và khu công viên Yên Sở (khu B Công viên Yên Sở) với quy mô gần 180ha.

# TPHCM muốn điều chỉnh cục bộ quy hoạch đối với 3 khu vực phía Đông thành phố để sớm hình thành khu đô thị sáng tạo tương tác phía Đông. 

# Từ ngày 15/5 đến hết ngày 24/5, Công an thành phố Hà Nội đã xử phạt hơn 19.900 trường hợp vi phạm giao thông, trong đó có hơn 6.300 trường hợp không đội mũ bảo hiểm.

# Đề xuất triển khai thí điểm lắp 150 máy bán nước giải khát tự động có gắn camera cạnh nhà chờ xe buýt trên địa bàn TP. HCM có nguy cơ thất bại.

# Bên cạnh 8 bãi đỗ xe có sẵn trong quy hoạch, Trung tâm chính trị Ba Đình sẽ xem xét, bổ sung 2 bãi xe ngầm tại phía đông bắc Công viên Bách Thảo và khu vực vườn hoa giáp tượng đài Lê Nin, Hà Nội. 

Ảnh minh họa: Báo đầu tư

Đối thoại: Tân cảng Cát Lái và Tân cảng Hiệp Phước (TP.HCM) tồn động gần 4.000 container

Từ năm 2018 đến nay, tại Tân cảng Cát Lái và Tân cảng Hiệp Phước (TP.HCM) tồn đọng gần 4.000 container nhập khẩu,nhưng doanh nghiệp không đến làm thủ tục nhận hàng. Tình trạng này đã gây thiệt hại hàng triệu đô la Mỹ cho tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn. Đối thoại với phóng viên Nhất Hoàng, ông Hoàng Đức Thịnh (Giám đốc Trung tâm Điều độ cảng, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn) chia sẻ.

PV: Thưa ông, việc đồn đọng gần 4.000 container tại cảng Cát Lái và cảng Hiệp Phước đã và đang gây khó khăn gì trong hoạt động kinh doanh của Tân Cảng Sài Gòn?

Ông Hoàng Đức Thịnh: Việc tồn đọng lâu ngày của các loại hàng phế liệu này đã trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động khai thác cảng. Ngoài ra, việc tồn đọng cũng gây ra thiệt hại đối với hãng tàu vì vòng lưu chuyển vỏ container chậm hơn do lưu trữ hàng này.

Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn tự bỏ kinh phí ra để vận chuyển về Tân cảng Hiệp Phước. Chi phía vận chuyển và xếp dỡ 2 đầu tốn khoảng 3 tỷ đồng. Còn đối với container lâu ngày tại Tân cảng Hiệp Phước và Tân cảng Cát Lái thì cứ bình quân cứ một ngàn TEU một năm chúng tôi có thể xoay vòng được khai thác thêm 70.000 TEU.

Nhưng hiện nay với số lượng xấp xỉ 4.000 làm giảm cơ hội kinh doanh xấp xỉ 300.000 TEU khai trên một năm. Và thiệt hại là gần 11,2 triệu USD.

PV: Với tình trạng trên thì Tân Cảng Sài Gòn đã có những biện pháp gì để xử lý?

Ông Hoàng Đức Thịnh: Thứ nhất, kiểm soát lượng hàng phế liệu liệu nhập, riêng hàng phế liệu nhựa thì tổng công ty vẫn đang kiểm soát. Thứ hai, vận chuyển đi để lấy bãi chứa để cho hoạt động khai thác được tốt hơn.

Tổng công ty Tân cảng đề nghị các cơ quan quản lí nhà nước tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ cho tổng công ty, tiếp tục chuyển các container phế liệu đến các cơ sở khác của tổng công ty như là ICD Nhơn Trạch, ICD Long Bình, ICD Sóng Thần để chờ thông quan hoặc chờ tái xuất.

PV: Vâng, xin cám ơn ông.

Hiện trường vụ việc cây phượng bật gốc ở trường THCS Bạch Đằng 

Thị thành ký: Cây xanh đổ ngã: Cảnh báo tai nạn mùa mưa

11h, trước cổng trường THCS Bạch Đằng, p.14, quận 3, TPHCM, nhiều phụ huynh, người dân sống quanh khu vực trường vẫn tập trung tại đây, với tâm trạng lo lắng, sau vụ việc cây cổ thụ ở trường bất ngờ bật gốc, ngã đè, gây thương vong cho một nhóm học sinh vào khoảng 6h15p sáng nay.

Một phụ huynh chia sẻ: Cha mẹ ai mà không lo cho con, mình thấy vậy là lập tức chạy tới xem có gì xảy ra với con mình không. Nhà trường báo tin nhắn nói không có vấn đề gì, chỉ có khối lớp 6 bị thôi. Việc cây đổ cũng khó đoán trước được, cái này cũng giống như sự cố. Qua đợt này chắc nhà trường sẽ rà soát những cái cây, cũng có thể cho đốn nhánh này kia.

Theo lời kể của một số bạn học sinh lớp 6/8 – lớp học có đông học sinh bị nạn nhất trong vụ việc, thời điểm đó các bạn đang tập trung tại các băng đá gần cây cổ thụ để chuẩn bị vào lớp. Dù trời không mưa, gió thì bất ngờ một số cành cây lớn gãy đổ, nhiều bạn tháo chạy. Nhưng không kịp kêu hoặc thông báo cho những bạn khác thì trong tích tắt cây phượng lớn, có đường kính to hơn một vòng tay ôm của người lớn, ngã đè một nhóm học sinh bên dưới. Ngay sau vụ việc, giáo viên đã hướng dẫn và đưa nhóm học sinh bị nạn vào phòng y tế sơ cứu và chuyển đến bệnh viện sau đó. 

Một số học sinh cho biết:

Lúc đó đang là giờ tập trung, chuẩn bị lên lớp. Con đang ngồi nói chuyện với mấy bạn lớp bên cạnh. Trước khi cây đổ thì có lá với nước từ trên cây rơi xuống. Quay lại thì thấy cây đổ, nhanh lắm nên chạy không kịp. Bị cây đè trúng đầu với lưng nhưng con vẫn cố gắng ngồi dậy để con kéo bạn con ra. Sau đó thì có thầy cô chạy ra giúp đỡ.

Ngày nào chúng con cũng tập trung ở đó để chờ lên lớp. Vào lúc cỡ 6h20 thì cây bất ngờ đổ xuống, đổ nhanh lắm cho nên con bị cây đè vào chân với tay. Sau đó con được thầy cô nâng dậy rồi đưa vào phòng y tế, giờ đã đỡ nhưng vẫn còn đau.

Cây phượng bất ngờ bật gốc dù trời không mưa, gió. Ảnh: Zing.vn

Thông tin ban đầu từ hiệu trưởng nhà trường, có 13 học sinh bị thương được chuyển đến các bệnh viện, 1 em sau đó được thông báo đã tử vong. Đến khoảng 12h, hiện trường vụ việc vẫn đang được công an khu vực và nhà trường tiến hành phong tỏa để làm việc, điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc. 

Có mặt tại bệnh viện Nhi Đồng 2, TPHCM, một phụ huynh có con gặp nạn đang được y bác sĩ cứu chữa cho biết:

Hiện tại sức khỏe của cháu cũng ổn định, nhưng đang chờ kết quả của bệnh viện. Sáng cháu đi học thì tôi nghe nhà trường thông báo cháu bị tai nạn cây ngã đưa vào bệnh viện. Vụ việc này xảy ra ngoài ý muốn. Nhà trường cũng đã làm tốt việc sơ cứu và đưa các cháu vào bệnh viện. Nhà trường và các ban ngành Sở Giáo dục và lãnh đạo thành phố cũng quan tâm tới các cháu, tại bệnh viện các bác sĩ cũng làm hết sức mình để lo cho các cháu thôi. Chỉ mong cho các cháu khỏe lại thôi, chứ bây giờ biết làm sao được.

Các bệnh nhi đang được cấp cứu, điều trị tại khoa cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 2, Tp.HCM

Về tình hình các học sinh bị nạn, Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2, BS.CK2 Trịnh Hữu Tùng thông tin, 4 bé nằm khoa cấp cứu; Trong đó, có 1 bé gãy xương đùi tương đối nặng, đang theo dõi nếu trường hợp mà mất máu nhiều thì phải mổ khẩn cấp. Một trường hợp chấn thương cột sống cổ và gãy xương cánh chậu, cũng may mắn sau khi kiểm tra CT xong thì chấn thương cột sống cổ không quá mức. Còn 2 trường hợp chấn thương đầu cũng theo dõi chụp CT hiện tại chưa có vấn đề lớn. Đồng thời, 4 trường hợp xây xát bên ngoài tiếp tục được theo dõi trong ngày.

Chia sẻ thêm về hướng điều trị, BS Tùng cho biết:

Sáng sớm nhận được nhận được tin, lúc đó Ban giám đốc đang họp giao ban nhưng cũng lập tức xuống đốc thúc anh em ở Khoa cấp cứu cấp cứu khẩn cấp cho các bé. Sắp tới chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi sức khỏe của các cháu. Trường hợp khẩn cấp, mất máu nặng thì bệnh viện sẽ cho mổ. Chúng tôi cũng có hội chẩn với Bác sĩ chấn thương chỉnh hình của Viện Chấn thương chỉnh hình phía Nam để hỗ trợ nếu cần thiết

Hiện vụ việc vẫn đang được thành phố và các cơ quan liên quan tìm phương án xử lý hoặc hỗ trợ các gia đình có con em bị nạn. Đây không phải là vụ việc cá biệt, tai nạn cây ngã đỗ đã là một “ẩn họa” lớn, không chỉ đối với học sinh mà cả người dân, nhất là trong mùa mưa bão. Bên cạnh nỗi lo thường trực của người dân, các ban ngành cần thực hiện rà soát cây xanh, nhất là những cây lâu năm, tiến hành thay thế hoặc cắt tỉa, gia cố để hạn chế thấp nhất những thiệt hại nặng nề như vụ việc thương tâm sáng nay.

Không phải chung cư nào cũng có đủ không gian cho trẻ em vui chơi. Ảnh minh họa

Cẩm nang đô thị: Đau đầu” khi trẻ em “náo loạn” sảnh chung cư

Nếu bạn sống ở một chung cư bình dân nào đó ở đô thị, hẳn đã từng nếm trải cơn “đau đầu” này. Một “ưu thế” về sự hòa đồng gần gũi, nhưng cũng kèm theo phiền toái, đó là sinh hoạt ở sảnh và hành lang chung cư, mà điển hình là việc trẻ em vui chơi.

Con trẻ “khát” không gian vui chơi, người lớn chẳng nỡ lòng cấm đoán, nhưng thực sự đau đầu, nhất là các hộ ở gần thang máy, gia đình có người cao tuổi, người ốm đau, có trẻ sơ sinh, hoặc các bà bầu cần được nghỉ ngơi yên tĩnh. Đau đầu vì tiếng ồn là một nhẽ, phụ huynh còn lo lắng vì khó quản lý hơn đối với các nguy cơ tai nạn thương tích ở trẻ em trong lúc nô đùa.

Bạn đã thử tìm cách giải quyết vấn đề này chưa? 

Trước hết, bạn nên tìm hiểu kỹ quy định về diện tích sử dụng chung ở các chung cư, khu đô thị, hỏi ban quản lý chung cư về các quy định riêng nếu có, để có lý lẽ thuyết phục khi đem vấn đề ra thảo luận. 

Sau đó, bạn nên trao đổi với “trưởng tầng” để được chia sẻ và tranh thủ tiếng nói có ảnh hưởng. Cần thiết thì đề nghị một cuộc thảo luận công khai giữa các hộ dân để tìm tiếng nói chung. Nếu quy định bắt buộc cấm chơi ở sảnh thì phải thực hiện thôi. Còn nếu là tự nguyện, thì các hộ nên thỏa thuận, thống nhất cho trẻ vui chơi vào khung giờ nào, với những môn nào phù hợp để ít ảnh hưởng đến xung quanh.

Trong trường hợp cuộc họp ở tầng không giải quyết được, bạn có thể đề nghị ban quản lý chung cư can thiệp, hỗ trợ giải quyết.
Nhưng điều quan trọng hơn cả, vẫn là cách ứng xử văn minh cần có từ mỗi gia đình. Nếu người lớn luôn tôn trọng các quy định chung, tôn trọng mọi người xung quanh, thì chúng ta sẽ có ý thức hướng dẫn con em mình vui chơi sao cho phù hợp. Đó cũng là cách để hình thành cho con trẻ nét văn hóa ứng xử “không làm phiền” người khác.

Tags:
Ý kiến của bạn
Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum làm 15 cán bộ Quản lý thị trường TP.HCM bị thương đã được chuyển về BV Chợ rẫy điều trị. Hiện 9 bệnh nhân được điều trị tích cực, trong đó có một bệnh nhân hôn mê, xuất huyết não rất nặng.

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TPHCM vừa ban hành khuyến cáo triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu 'công nghệ phập phù'

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu "công nghệ phập phù"

Hôm qua (15/4) là ngày đầu tiên quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) triển khai giải pháp thu phí gửi xe không dùng tiền mặt ở 16 điểm đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường đã được cấp phép. Người dân, nhân viên trông xe đón nhận hình thức mới này như thế nào?

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Theo điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT hiện hữu bằng tuyến đường sắt đô thị.

Thủ tướng yêu cầu triển khai các giải pháp, bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng yêu cầu triển khai các giải pháp, bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.

Giá cà phê, kim loại nối dài đà tăng mạnh

Giá cà phê, kim loại nối dài đà tăng mạnh

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa ngày giao dịch 15/4, diễn biến phân hoá khiến sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá hàng hoá nguyên liệu thế giới. Sắc đỏ hoàn toàn phủ kín bảng giá nông sản và năng lượng.

// //