Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cây đổ khiến học sinh tử vong: Bài học về quản lý và trách nhiệm

Phóng viên - 27/05/2020 | 17:49 (GTM + 7)

Qua vụ việc này cho thấy, cần đặt nặng công tác quản lý, cảnh báo trước nguy hiểm của các bên liên quan về hệ thống cây xanh tại các trường học.

Giá xăng có thể tăng mạnh vào ngày mai 28/5
Giá xăng có thể tăng mạnh vào ngày mai 28/5

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Nhịp sống thị thành

# Theo báo cáo giám sát của Quốc hội, chỉ trong 18 tháng đã có 8.442 vụ việc với 8.709 trẻ em bị xâm hại được phát hiện, xử lý.

# Nếu đúng như dự báo, ngày mai (28/5), giá xăng E5 RON 92 có thể tăng từ 1.300 đồng/lít, lên mức khoảng 12.800 đồng/lít.

# Bộ Giao thông Vận tải vẫn đề xuất xe máy phải bật đèn nhận diện vào ban ngày. Đây là biện pháp nhằm tăng cường phát hiện phương tiện khi đi đối diện hoặc tại các vị trí khuất tầm nhìn.

# Hà Nội vừa phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt nhằm phục vụ người dân vùng ảnh hưởng môi trường của Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn tại huyện Sóc Sơn.

# Quận Ba Đình (Hà Nội) vừa dự chi 38 tỷ đồng phá dỡ tầng 18 tòa nhà số 8B Lê Trực. Trước đó, số kinh phí này chỉ dự tính khoảng 17 tỷ đồng.

# Liên quan đến các công trình lắp kính phản quang ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, UBND quận Hải Châu (TP. Đà Nẵng) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 40 triệu đồng đối với các chủ đầu tư và đình chỉ thi công 60 ngày. (nhandan)

# Sau 10 ngày thực hiện tổng kiểm soát các loại xe, CSGT TP. HCM xử lý hơn 11.000 trường hợp, tạm giữ hàng ngàn xe, với tổng số tiền xử phạt gần 6 tỉ đồng.

Đối thoại: Vụ học sinh lớp 1 bị phê bình vì đến trường sớm - Xôn xao clip nghi phụ huynh dàn cảnh

Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội về việc cháu bé đứng nắng ngoài cổng trường
Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội về việc cháu bé đứng nắng ngoài cổng trường

Liên quan đến sự việc học sinh đi học sớm phải đứng ngoài cổng trường tại Hải Phòng gây xôn xao dư luận, mới đây, trên mạng xã hội lan truyền một đoạn clip cho thấy mẹ của học sinh này đã phản ánh sai sự thật.

Đối thoại phóng viên VOV Giao thông về vấn đề pháp lý trong vụ việc này, luật sư Đặng Văn Sơn, trưởng văn phòng luật sư Đặng Sơn và cộng sự chia sẻ:

PV: Thưa luật sư, việc phụ huynh đăng thông tin không chính xác như vậy có vi phạm pháp luật hay không?

Luật sư Đặng Văn Sơn: Theo quy định pháp luật, người đăng tin không đúng sự thật như vậy thì có thể bị xử lý hành chính hoặc bị xử lý về hình sự tùy theo động cơ, mục đích, mức độ ảnh hưởng của việc đăng tin đó.  

Với việc xử lý hành chính thì theo Nghị định 15/2020, tùy theo mức độ như đối với cá nhân vi phạm thì có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng. Trong trường hợp này mà các cơ quan có thẩm quyền khi xác định là tin giả thì sẽ làm rõ xem đăng lên nhằm mục đích gì.

Nếu như có căn cứ để người ta xác định rằng có yếu tố của dấu hiệu hình sự thì người ta sẽ xử lý theo Điều 288 Bộ luật hình sự năm 2015, với khung hình phạt về tội đưa, sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính viễn thông. Khoản 1 thì ngoài việc có thể phạt tiền, cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Ở mức độ khoản 2 thì tù từ 2 năm đến 7 năm. Việc xử lý hình sự hay không thì các cơ quan chức năng sẽ đánh giá toàn bộ sự việc, mức độ ảnh hưởng, động cơ, mục đích, hành vi của người thực hiện đó.

PV: Luật sư có khuyến cáo gì qua vụ việc này?

Luật sư Đặng Văn Sơn: Luật An ninh mạng hiện đã có hiệu lực rồi, cho nên khi mọi người đăng tin thì cũng nên có sự cân nhắc, nhất là trong trường hợp đăng tin có hình ảnh mà không phải sự thật. Cho dù là có thì cũng nên có phản ảnh để nhà trường cũng như những cơ quan có thẩm quyền có biện pháp xử lý.

Khi đăng hình ảnh của các bé lên mà sự lan truyền của mạng rất lớn, mức độ ảnh hưởng đối với các bé có thể không phải trước mắt mà có thể lâu dài, trong khi mình không thể lường trước được. Vì vậy, mọi người nên có sự thận trọng, đánh giá, phân tích, kiểm tra thông tin một cách chính xác trước khi đăng hoặc chia sẻ thông tin.

PV: Vâng xin cảm ơn luật sư!

Thị thành ký: Cây đổ khiến học sinh tử vong - Bài học về quản lý và trách nhiệm

Hiện trường vụ việc
Hiện trường vụ việc

Nguyên nhân vụ việc cây phượng gãy đổ tại trường THCS Bạch Đằng, quận 3, TPHCM làm nhiều học sinh thương vong vào sáng 26/5 vẫn đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Tuy nhiên, qua vụ việc này cho thấy, cần đặt nặng công tác quản lý, cảnh báo trước nguy hiểm của các bên liên quan về hệ thống cây xanh tại các trường học.

Theo UBND quận 3, trong vụ cây xanh gẫy đổ tại trường THCS Bạch Đằng vào sáng 26/5, đến chiều cùng ngày công tác cứu chữa vẫn đang được tiến hành tại Bệnh viện Sài Gòn ITO và Bệnh viện Nhi đồng 2. Trong đó, 11/17 học sinh bị thương nhẹ đã được về nhà trưa qua. Với gia đình có học sinh tử vong, thành phố cùng địa phương cũng đã đến thăm học, an ủi, động viên gia đình vượt đau buồn, ổn định cuộc sống.

Ông Trần Quang Bá – Phó Chủ tịch UBND Q.3 cho biết: “Ủy ban quận đã phối hợp Ban giám hiệu nhà trường đến trực tiếp bệnh viện để cùng phụ huynh, học sinh giải quyết, xử lý. Trường hợp em học sinh mất đã chi trước mắt 40 triệu, vừa động viên, vừa chia sẻ lo tang gia cho cháu”.

Giải trình về vụ việc, thầy Nguyễn Văn Phúc - Hiệu trưởng trường THCS Bạch Đằng cho biết, cây phượng được trồng từ năm 1996, được chăm sóc cùng với những cây xanh khác trong khuôn viên: “Vào tháng 2 nhà trường cũng cho mé cây các cây trông sân, tháng 3 cũng cho bón phân cây phượng, cây bàng, các cây chung quanh. Chúng tôi cùng nhờ đến các công ty chức năng cây xanh để làm cho chất lượng hơn”.

Cơ quan chức năng phong tỏa hiện trường để khám nghiệm
Cơ quan chức năng phong tỏa hiện trường để khám nghiệm

Ngay sau vụ tai nạn xảy ra, nhà trường đã cử giáo viên theo sát quá trình điều trị của các em tại bệnh viện; triển khai các biện pháp trấn an, hỗ trợ tâm lý cho các em học sinh và gia đình nhằm đảm bảo việc học tập trở lại bình thường. Tiến hành kiển tra lại độ rủi ro của toàn bộ cây xanh trong khuôn viên trường.

Về trách nhiệm để xảy ra sự cố nghiêm trọng, thầy Nguyễn Văn Phúc thừa nhận: “Trách nhiệm quản lý cây này thuộc về ai thì rõ ràng tài sản trong khuôn viên của đơn vị thì đơn vị đó phải chịu trách nhiệm”.

Ngoài câu chuyện nhà trường chịu trách nhiệm đầu tiên thì trách nhiệm của các bên liên quan cũng cần phải nói đến. Theo ông Lê Hoài Nam – Phó Giám đốc Sở Giáo dục đào tạo TPHCM, công tác đảm bảo an toàn trường học luôn được chú trọng. Trên 2.000 trường đều chấp hành tốt các mặt. Việc cây ngã, đây là đầu tiên xảy ra ở trường học TPHCM: “Khi vào năm học, Sở luôn luôn có những văn bản chỉ đạo để đảm bảo công tác an toàn trường học, trước mùa mưa bão thì có văn bản lưu ý. Cho nên là đây cũng là bài học cho toàn ngành tiếp tục tăng cường công tác an toàn trường học cho học sinh”.

Về chức năng quản lý cây xanh thành phố, ông Lê Quang Đạo – Phó phòng quản lý hạ tầng kỹ thuật Sở xây dựng TPHCM cho biết: “Đối với cây xanh đô thị trên đường, công viên trực thuộc Sở Xây dựng, UBND quận/huyện. Riêng đối với cây xanh công sở thì thuộc quyền quản lý của cây xanh công sở đó. Cây bị đổ thuộc thuộc nhà trường quản lý, không thuộc Sở xây dựng quản lý. Hàng năm trước khi vào mùa mưa, Sở xây dựng yêu cầu UBND quận/huyện, trung tâm hạ tầng kỹ thuật về việc tỉa cây, để tránh ảnh hưởng mùa mưa gây gãy đổ”.

Như vậy, dù các đơn vị ban hành thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp nhưng tai nạn do cây đổ vẫn xảy ra. Rõ ràng, nếu công tác phòng chống, kiểm tra giám sát cây xanh được diễn ra liên tục, thường xuyên thì có lẽ sẽ chẳng có ai là nạn nhân và cũng không có ai phải chịu trách nhiệm như vụ việc vừa qua.

Cẩm nang đô thị: Làm gì để tránh bị “đạo tặc”… móc túi?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Với những ai thường xuyên di chuyển bằng xe buýt ở Hà Nội, có lẽ sẽ chẳng lạ lẫm gì với tình trạng trộm cắp, móc túi… lộng hành. Chỉ có điều, chúng xuất hiện một cách… “vô hình” nên rất khó nhận biết.

Có một thời gian dài, “đạo tặc” hoành hành khắp các nhà ga, bến tàu, đặc biệt là tại các điểm trung chuyển xe buýt… Với những “ngón nghề” và “kịch bản” trộm cắp rất tinh vi, nên đa số người bị mất tài sản đều không hề hay biết. Chỉ đến khi bị “tóm”, thì “nghìn lẻ một” câu chuyện hành nghề của đám “đạo tặc” mới dần dần được hé lộ.

Tuy nhiên, có một “kịch bản” mà chúng thường sử dụng tại các điểm trung chuyển xe buýt, hay tại bến xe - đó là lợi dụng khi mọi người cùng nháo nhào lên xe - đây được coi là “thời điểm vàng” để bọn chúng nhanh chóng áp sát “con mồi” thực hiện hành vi cướp giật tài sản.

Mặc dù sau những đợt càn quét, truy bắt tội phạm của lực lực chức năng, nạn trộm cắp, móc túi đã có phần thuyên giảm, song đó chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm”. Chúng có thể tái diễn vào bất kể thời điểm nào nếu việc trấn áp tội phạm bị lơi lỏng, hoặc… “chùng xuống”.

Người xưa thường nói: “Nước xa không cứu được lửa gần”, hay “chờ được vạ thì má đã sưng”, cho nên theo kinh nghiệm của các trinh sát, dù “đạo tặc” có xuất hiện theo hình thức nào, biến tướng ra sao thì cũng để lộ ra những đặc điểm, chi tiết nhận dạng.

Nếu thấy trường hợp nào một tay đeo balo, tay kia cầm áo; hoặc đội mũ bảo hiểm, mũ lưỡi chai, đeo khẩu trang kít mít, hoặc vai đeo cặp đen (loại cặp thường được dùng để đựng laptop)… mà lượn đi, lượn lại ở các điểm trung chuyển thì hãy thật bình tĩnh, kiểm soát chặt tài sản của mình. Trong trường hợp cấp thiết, hãy hô hoán để mọi người cùng vào cuộc ngăn chặn, tố giác tội phạm.

Tự mình nâng cao ý thức cảnh giác, đề phòng là góp phần dẹp bỏ vấn nạn “đạo tặc” đấy các bạn nhé!

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

// //