Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cầu Vàm Cống, nút thắt cuối cùng thông cửa kết nối ĐBSCL

Phóng viên - 19/05/2019 | 12:18 (GTM + 7)

Sau hơn 5 năm xây dựng, nhiều lần lỗi hẹn vì sự cố kỹ thuật trong quá trình thi công, cầu Vàm Cống trong mơ của người dân Miền Tây, nối liền hai bờ Đồng Tháp và Cần Thơ, chính thức được thông xe và đi vào hoạt động từ ngày 19/5/2019.

Cau-Vam Cong
Cầu Vàm Cống - Nút thắt cuối cùng thông cửa kết nối ĐBSCL

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Cùng với cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống là nút thắt đặc biệt quan trọng giúp giao thông ĐBSCL kết nối liên hoàn và đánh dấu bước chuyển mình của vùng đất Chín Rồng trong tương lai. Cầu Vàm Cống được khánh thành sẽ giúp người dân cả nước, đặc biệt là từ các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp không còn cảnh "lụy" phà, nhất là vào mỗi dịp Lễ Tết. Hòa chung niềm phấn khởi của người dân ĐBSCL, Kênh VOV Giao thông sẽ phân tích sâu hơn về những yếu tố tiềm năng, cơ hội mới khi cầu Vàm cống được thông xe và kết nối liên hoàn với cầu Cao Lãnh. 

Cầu Vàm Cống được khởi công ngày 10/9/2013, quy mô 6 làn xe (4 làn ôtô và 2 làn xe máy), lưu thông với vận tốc thiết kế 80 km/h. Cầu có chiều dài 2,97km, phần cầu vượt sông dài 870m và đường dẫn dài 2km. Tổng mức đầu tư dự án là 271 triệu USD, bằng nguồn vốn ODA của Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. 

Với sự kết nối liền kề của 2 cây cầu Cao Lãnh và Vàm Cống người dân từ TP.HCM về các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang sẽ rút ngắn khoảng 2 giờ với hai hướng di chuyển: Một là đi đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương đến TP Tân An tỉnh Long An rẽ vào nhánh đường N2 TP.HCM. Hai là từ TP.HCM đi quốc lộ 22 qua cầu vượt Củ Chi về tỉnh lộ 8 vào nhánh N2 đi Long An về cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống.

Bac-Vam Cong sap khep lai su menh lich su noi nhip doi bo Dong Thap - Can Tho
Bắc Vàm Cống sắp khép lại sứ mệnh lịch sử nối nhịp đôi bờ Đồng Tháp - Cần Thơ

Cầu Vàm Cống được xem như mảnh ghép cầu cuối cùng của Dự án kết nối khu vực trung tâm ĐBSCL và Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Tây. Sau niềm vui thông xe vào ngày 19/5 này, hứa hẹn sẽ đưa “vựa lúa” cả nước bước vào vận hội mới. Bên cạnh đó, khi cầu Vàm Cống (bắc qua sông Hậu) cùng cầu Cao Lãnh (bắc qua sông Tiền) vận hành thông suốt sẽ cùng với tuyến lộ N2, tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi hình thành một trục dọc thứ 2 bên cạnh QL 1 từ TP.HCM- các tỉnh Tây Nam Bộ.

Góp phần kết nối các tỉnh vùng "đất lõi" ĐBSCL như TP Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Long An với TP.HCM không còn phụ thuộc vào Quốc lộ 1. Ông Võ Thành Thống – Chủ Tịch UBND TP Cần Thơ đánh giá cao về vai trò sứ mệnh của cầu Vàm Cống cho sự phát triển của ĐBSCL nói chung và Cần Thơ nói riêng sắp tới: 

“Cầu này đấu nối ĐBSCL với cả nước theo tuyến quốc lộ phía Tây đường Trường Sơn. Cái này có ý nghĩa rất lớn về KT – XH. Về lĩnh vực quốc phòng an ninh cũng góp 1 phần quan trọng. TPCT tăng cường đẩy nhanh tiến độ của khu công nghiệp Thốt Nốt và khu tiểu Công Nghiệp Vĩnh Thạnh. Lúc đó các nhà đầu tư vào rất thuận lợi, lúc đó sẽ góp phần phát triển lĩnh vực công nghiệp và giải quyết công ăn việc làm ở địa phương.”

Đối với Đồng Tháp, việc thông xe cầu Vàm Cống còn đặc biệt hơn, giúp địa phương thoát khỏi cảnh chia cách nam sông, bắc sông, nối vào tuyến đường Hồ Chí Minh liền Nam - Bắc. Đây sẽ là lợi thế để vùng Đồng Tháp Mười cất cánh. Còn tại An Giang, khi cầu Vàm Cống được giao thông xuyên suốt, ở phía nam sông Hậu, chính quyền tỉnh An Giang cũng xác định tập trung vào hai ngành mũi nhọn là du lịch và nông nghiệp. 

Tương lai không còn cách trở đò ngang. Kể từ sau khi có dự án cầu Cao Lãnh, Vàm Cống, An Giang nhận nhiều tín hiệu tích cực về thu hút đầu tư. Theo UBDN tỉnh này, trong năm 2017, tỉnh đã thu hút 83 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 14.500 tỉ đồng, tăng hơn 19% so với cùng kỳ năm 2016, đến nay đã có 800 doanh nghiệp được thành lập mới và khoảng 100 doanh nghiệp quay trở lại An Giang hoạt động.

Hinh-anh bac Vam Cong se chi con la ky uc
Hình ảnh bắc Vàm Cống sẽ chỉ còn là ký ức

Phía Kiên Giang, dù không nằm trên trục lộ có cầu Vàm Cống nhưng cây cầu đã giúp rút ngắn đoạn đường và thời gian di chuyển từ TP.HCM về địa phương này. Khi cầu Vàm Cống thông xe, hàng hóa, đặc biệt là nông - hải sản của Kiên Giang sẽ tỏa đi các tỉnh thành nhanh hơn, giá thành sẽ hạ, sức cạnh tranh nhờ đó gia tăng, mở ra cơ hội đón làn sóng đầu tư trong và ngoài nước.  

Không những thuận tiện về đường giao thương mà cầu Vàm Cống còn là ước mơ của đông đảo người dân vì thoát cảnh lụy phà. Anh Nguyễn Quốc Trung ngụ tại tỉnh Đắc Lắc, làm việc tại An và phải thường xuyên lưu thông qua phà Vàm Cống. Được biết cây cầu sắp thông xe, anh không giấu được cảm xúc vui mừng:

“Nếu kẹt phà thì trong lòng chỉ biết mong nó mau tới đưa mình qua sông chứ biết sao giờ. Nhưng thật sự nó rất là lâu tới ( cười). Nếu được cây cầu Vàm Cống thì nó đỡ cho nhân dân lắm, đi đứng thông suốt. Nhất là khi già yếu đau bệnh đi cho nó nhanh”. 

Những động thái tích cực từ các nhà đầu tư vào các tỉnh ĐBSCL càng khẳng định hiệu quả của các trình giao thông mang tính kết nối này. Tuy nhiên, trong niềm vui có nỗi lo. Theo đó, các phương tiện tham gia giao thông các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ và Cà Mau -  TP.HCM muốn qua cầu Vàm Cống sẽ phải thông qua tuyến QL 30, tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi nhưng hiện 2 tuyến này đang còn vướng.  Khi cầu hoàn thành, tổng lưu lượng xe ôtô trên đoạn từ An Hữu - Cao Lãnh sẽ tăng nhanh, càng gây thêm áp lực lên Quốc lộ 30. Nhưng hiện tuyến Quốc lộ này đã xuống cấp, mặt đường hẹp và xấu. 

Nhung-chuyen cuoi cung noi ben bac Vam Cong
Những chuyến cuối cùng nơi bến bắc Vàm Công

Riêng tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi (Kiên Giang) - tuyến đường kết nối cầu Vàm Cống với tỉnh Kiên Giang, hiện mới đạt 67% khối lượng do công tác giải phóng mặt bằng chưa đạt 100%. Ông Trần Văn Thi, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư Phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long cho biết, hiện nay phía Công ty cũng đang khẩn trương triển khai tuyến Lộ Tẻ đi Rạch Sỏi, sau khi hoàn thành sẽ hình thành tuyến đường kết nối giao thương với khu vực Đông Nam bộ, đồng thời giảm tải cho tuyến quốc lộ 1A từng bước hình thành trục dọc phía tây của khu vực ĐBSCL.

“Chúng tôi đang triển khai dự án từ Rạch Sỏi đi Lộ Tẻ tổng chiều dài của tuyến này cùng với Cao Lãnh, Vàm Cống, Lộ Tẻ, Rạch Sỏi sau khi hoàn thành nó sẽ khoảng 80 km nằm trên phía trục đường cao tốc phía tây với quy mô là 4 làn xe, qua đó hình thành một trục dọc thứ hai kết nối tuyến N2 từ Củ Chi, Đức Hòa, Thạnh Hóa xuống giảm tải cho tuyến quốc lộ 1 hiện nay.”

Do vậy, hơn bất cứ lúc nào, 2 chiếc cầu nghìn tỷ đang cần những con đường tương thích để phát huy hết giá trị, công năng mà nhà đầu tư, người dân kỳ vọng. Cụ thể là việc đẩy nhanh tiến độ nhanh chóng đưa vào sử dụng tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi và nâng cấp các tuyến đường dẫn như Quốc lộ 30 để tạo điều kiện cho ĐBSCL “cất cánh” trong thời gian tới. Hòa trong niềm vui hân hoan của bà con ĐBSCL khi Cầu Vàm Cống được thông xe, Kênh VOVGT đã có cuộc phỏng vấn nhanh cùng ông Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp về những giá trị mà cây cầu mơ ước này mang lại. 

PV: Khi cầu Vàm Cống đưa vào thông xe được xem là đã tháo nút thắt cuối cùng về hạ tầng giao thông khu vực ĐBSCL, đưa vùng đất này chuyển mình, ông đánh giá về thuận lợi của các tỉnh, thành khi cây cầu này được thông xe cũng như khả năng liên kết vùng từ công trình này như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Dương: Chúng tôi rất là vui Đồng Tháp là một trong những địa phương được triển khai thực hiện dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng MêKong, đặc biệt là có cầu Cao Lãnh và cầu Vàm Cống kết nối. Cầu Cao Lãnh đã thông xe, nay chỉ còn cầu Vàm Cống thông xe nữa, đây không chỉ là niềm vui của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân của tỉnh Đồng Tháp mà là niềm vui chung của đồng bằng sông Cửu Long. 

Nếu mà cầu Vàm Cống đưa vào hoạt động thì tôi cho đây là thúc đẩy tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại vận chuyển hàng hóa. Đồng thời thúc đẩy giao thương của khu vực, rút ngắn được thời gian khoảng cách các tỉnh Nam Bộ với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông. Ngoài ra còn góp phần thúc đẩy, phát huy được tiềm năng thế mạnh về nông nghiệp, phát triển du lịch của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. 

PV: Riêng với Đồng Tháp, cầu cao Lãnh - Vàm Cống có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển KT - XH của tỉnh nhà?

Ông Nguyễn Văn Dương: Như tôi đã nói ngoài việc phát triển giao thương vận chuyển còn có ý nghĩa phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng cho cả khu vực. Các công trình này được khánh thành đưa vào hoạt động thì Đồng Tháp dự kiến trước đây xây dựng những khu công nghiệp công nghệ cao. 

Cụ thể là các cụm chế biến sâu về nông sản mà các nhà đầu tư của năm 2017 đã đặt vấn đề cho chúng tôi hiện nay đã trở thành hiện thực, phát triển được cụm này. Khai thác được tiềm năng và phát triển nông nghiệp cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và đồng thời chúng tôi có những kết nối về phát triển du lịch, tạo sức bật mới cho phát triển kinh tế của vùng.

PV: Đồng Tháp đã có kế hoạch quy hoạch như thế nào để phát huy hết giá trị mà cầu Cao Lãnh - Vàm Cống mang lại?

Ông Nguyễn Văn Dương: Hiện nay chúng tôi đã có quy hoạch khu công nghiệp công nghệ cao và các điểm du lịch. Chúng tôi đã kết nối vào những trục giao thông. Đường kết nối của cầu Cao Lãnh cầu Vàm Cống chục đó để phát triển tại cầu Vàm Cống thì có một cụm công nghiệp tại Lấp Vò hiện nay đã mở rộng diện tích quy mô lớn hơn của các nhà đầu tư tương ứng. 

Và cầu Cao Lãnh thì chúng tôi có những khu công nghiệp công nghệ cao, có những cụm chế biến về Logistics. Sau về nông sản mà hiện nay các nhà đầu tư đã đặt vấn đề với Đồng Tháp quy mô với diện tích quy hoạch là hơn 300 hecta. 

Đồng thời trục này là để kết nối phát triển về du lịch của Đồng Tháp gắn kết với các tỉnh khác để hình thành một trục phát triển vùng kết nối với nhau. Trước đây còn bị tắc nghẽn về giao thông có kết nối về chưa có cầu đi phà Vàm Cống phà Cao Lãnh mất 2 tiếng đồng hồ là chậm cho các nhà đầu tư và cho những người tham quan du. Chính từ những cái này chúng tôi sẽ tạo những cú hích mới cho các vùng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Pv: Để đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn khi cầu Vàm Cống thông xe, UBND tỉnh đã có những chỉ đạo như thế nào? 

Ông Nguyễn Văn Dương: Để chuẩn bị đón đầu khánh thành của cầu Vàm Cống chúng tôi cũng đã có chỉ đạo hợp liên ngành ngành công an và các đơn vị có trên tuyến đường này sau khi khai thông hệ thống giao thông. Trước nhất là chúng tôi đã đề nghị Bộ Giao thông sau này quy hoạch đường này là đường cao tốc sau khi Lộ Tẻ - Rạch Sỏi sẽ đấu nối với tuyến Hồ Chí Minh hoặc N2 sẽ chụp nhau vào đường cao tốc. 

Sở quản lý theo định hướng đó không cho lấn chiếm lề đường hành lang lộ giới để buôn bán. Hiện nay điều mà chúng tôi đang lo nhất là lượng xe qua cầu Vàm Cống rất là nhiều thì sẽ có đường kết nối lên cầu Cao Lãnh. Còn đoạn từ cầu Cao Lãnh đến An Hữu là 35 km, hiện nay quốc lộ 30 là đường rất là hẹp, xuống cấp xe đi tới đây thì ra được quốc lộ 1. Còn có 1 điểm nghẽn gây ách tắc giao thông do đó chúng tôi về mặt địa phương thứ nhất là phải dọn lấn chiếm giao lộ hay hành lang lộ giới để được thông thoáng. 

Chúng tôi đề nghị Bộ giao thông đầu tư 1 tuyến đường mới song trùng với quốc lộ 30 cũ. Hiện nay chúng tôi đã có nhà đầu tư định hướng về đầu tư này, chỉ còn phương pháp tài chính để cho nhà đầu tư phát triển mạnh, chúng tôi đang kiến nghị về Chính Phủ, Bộ Giao thông vận tải để cùng Ủy ban nhân dân tỉnh tháo gỡ được ách tắc cho tuyến này. Nếu cầu Cao Lãnh cầu Vàm Cống khai thông rồi riêng còn đoạn này chưa khai thông, chưa mở rộng được thì giao thông vẫn còn khó khăn.

PV: Vâng, xin được cảm ơn ông.

Cau-Vam Cong -2-
Cầu Vàm Cống

Ngày 19/5 khánh thành cầu Vàm Cống cũng là dấu mốc quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung. Sau khi thông xe, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng đã có phương án giải quyết việc làm cho cán bộ, công nhân viên lao động của bến phà Vàm Cống sau khi bến phà này giải thể. Những người không tiếp tục làm việc, cụm phà giải quyết thôi việc và chi trả chế độ theo quy định. 

Cục Quản lý Đường bộ IV sẽ chủ động làm việc với địa phương để giới thiệu những lao động có nhu cầu làm việc tại Công ty TNHH một thành viên Phà An Giang. Hiện bến phà Vàm Cống có 161 nhân sự. Qua khảo sát nguyện vọng, 42 người muốn thôi việc, nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí. 105 người có nguyện vọng được tiếp tục làm việc tại các phòng nghiệp vụ và đơn vị trực thuộc cụm phà Vàm Cống như Đình Khao, Đại Ngãi, Kênh Tắt và Láng Sắt. Sứ mệnh lịch sử Phà Vàm Cống sắp KHÉP lại với sự đóng góp nhiệt tâm của lực lượng cán bộ, công nhân viên lao động tại bến phà nhiều năm qua. 

Và một sứ mệnh mới được mở ra cho Cầu Vàm Cống. Tất cả nhân dân đều kì vọng vùng đất ĐBSCL sẽ chuyển mình và ghi nhớ tất cả những đóng góp trong ngần ấy năm của cán bộ, công nhân viên lao động của bến phà Vàm Cống và lực lượng kiến tạo, thiết kế, xây dựng cầu Vàm Cống kết nối dãy Cửu Long vươn mình phát triển.

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //