Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cấp phép vận tải hành khách liên tỉnh: Vì sao địa phương rụt rè?

Phóng viên - 19/10/2021 | 6:42 (GTM + 7)

Mới có khoảng 27 tỉnh, thành phố chấp thuận mở lại vận tải hành khách liên tỉnh, trong đó có những địa phương từng xảy ra diễn biến dịch phức tạp như TP. HCM, Long An. Nhưng nhiều tỉnh, thành phố, vẫn chưa mở hoặc chỉ kết nối với một vài địa phương, khiến

Vì sao có tình trạng này? Cần làm gì để việc đi lại của hành khách được thuận lợi?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Nếu các địa phương không thực sự “mở cửa” với vận tải hành khách, sự kết nối sẽ bị ảnh hưởng, khiến việc đi lại của hành khách gặp khó khăn

Sau một thời gian dài phải dừng hoạt động để phòng tránh dịch COVID-19, lãnh đạo nhà xe Minh Quý (Thanh Hóa) rất phấn chấn trước viễn cảnh vận tải hành khách được mở lại.

Tuy vậy, đến nay, Thanh Hóa mới chấp thuận mở lại vận tải hành khách đến một số tỉnh như: Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai… trong khi lượng khách tại những địa phương này khá ít nên phần lớn các nhà xe tại Thanh Hóa đều chưa hoạt động. Ông Lê Văn Viết, đại diện nhà xe Minh Quý cho biết:

"Ví dụ, anh đang ở địa phận Bắc Ninh, người ta bắt buộc phải đi xe buýt hoặc đi xe khách từ Bắc Ninh về bến xe Giáp Bát, xong người ta bắt xe từ Giáp Bát về Thanh Hóa. Nhưng bây giờ ông cấm Bắc Ninh – Hà Nội, chỉ cho mình ông Thanh Hóa chạy thôi thì có tính kết nối đâu mà có khách".

Cũng trong hoàn cảnh mở lại vận tải hành khách một cách thận trọng, ông Hoàng Quốc Tuấn, Trưởng phòng Quản lý vận tải – Phương tiện và người lái, Sở GTVT Ninh Bình cho hay, ngay khi Bộ GTVT ban hành hướng dẫn tạm thời đối với vận tải hành khách, Ninh Bình đã khôi phục các tuyến vận tải hành khách đi Hòa Bình, Sơn La, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang và ngược lại.

Tuy vậy, lượng khách trên các tuyến rất ít, thậm chí xe chạy tuyến Ninh Bình – Tuyên Quang chưa thể hoạt động vì chưa đi qua được Hà Nội:

"Khách phản ánh là họ đến các tỉnh vẫn ngăn sông cấm chợ cho nên không có khách. Đến giờ vận tải Ninh Bình là sẵn sàng, nhưng giờ phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình mở cửa của các tỉnh".

Lý giải về việc chưa mở lại vận tải hành khách, ông Lê Quang Hiếu, Phó giám đốc Sở GTVT Quảng Nam cũng cho hay, ngày 16/10, Bộ GTVT mới ban hành hướng dẫn tạm thời khôi phục hoạt động vận tải hành khách, nên hiện Sở GTVT Quang Nam đang tham mưu để UBND tỉnh ban hành quyết định khôi phục hoạt động vận tải:

"Đường bộ hành khách thì theo quy định là đã thí điểm 3 tỉnh là Kon Tum, Thanh Hóa với TP. Đà Nẵng, nhưng đến nay các tỉnh đó cũng chưa trả lời nên vẫn chưa kết nối được".

Báo cáo của Bộ GTVT cho thấy, đến nay mới có 27 tỉnh, thành phố chấp thuận khôi phục hoạt động vận tải hành khách như: Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Điện Biên, TP HCM, Long An, Đắk Nông…; 11 tỉnh đang chờ UBND tỉnh đồng ý với kế hoạch khôi phục lại tuyến (Cần Thơ, Gia Lai, Bạc Liêu…).

Đáng chú ý, đến ngày 15/10, chưa địa phương nào thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long thí điểm vận tải hành khách liên tỉnh.

Ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT cho hay, sau 2 lần ban hành hướng dẫn tạm thời khôi phục vận tải hành khách theo từng thời điểm, Bộ GTVT sẽ tiếp tục họp trực tuyến với các Bộ Y tế, Công thương và các cơ quan chức năng của các tỉnh, thành phố để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong công tác vận tải:

"Sẽ triển khai thực hiện quy định tạm thời về triển khai đường bay nội địa, vận tải đường bộ, đường sắt linh hoạt, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả; theo dõi tình hình thực hiện giai đoạn thí điểm để sở kết, đánh giá và báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID".

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN cho rằng, nếu các địa phương không thực sự “mở cửa” với vận tải hành khách, sự kết nối sẽ bị ảnh hưởng, khiến việc đi lại của hành khách gặp khó khăn. Tình trạng vắng khách cũng khiến các nhà xe chưa vội hoạt động:

"Sự e dè, sự thận trọng của các địa phương cũng có nhưng yếu tố thứ 2 người ta cũng căn cứ vào các tuyến đã mở rồi người ta thấy lưu lượng đi lại ít nên các đơn vị vận tải cũng không đăng ký, rồi Sở GTVT cũng thấy chưa cấp thiết".

Nếu vẫn tiếp diễn tình trạng mở cửa nửa vời, đi kèm với những quy định riêng, mỗi địa phương một kiểu, hành khách sẽ e ngại, vận tải khách liên tỉnh càng gặp khó và đối diện nguy cơ đứt gãy,

Việc khôi phục hoạt động vận tải được coi là tiền đề để khôi phục hoạt động sản xuất hoàn toàn. Nhưng sự thận trọng quá mức của các địa phương đang ảnh rất lớn đến doanh nghiệp vận tải và hành khách và tác động lẫn nhau, khiến những nỗ lực mở cửa với vận tải hành khách đang thực sự gặp khó.

Hãy đến với góc nhìn của VOVGT qua bài bình luận với nhan đề: Địa phương có e dè quá mức?

Vận tải hành khách liên tỉnh bằng đường bộ đã chính thức được khôi phục từ ngày 13/10 vừa qua. Những tưởng đây sẽ là bước ngoặt để vận tải hành khách chính thức được hoạt động trở lại sau nhiều tháng gián đoạn vì ảnh hưởng của dịch COVID-19, bởi thông thường, cuối năm là thời điểm nhu cầu đi lại của hành khách tăng cao và cũng là cơ hội để doanh nghiệp vận tải hành khách phục hồi.

Nhưng thực tế lần trở lại này của vận tải hành khách gặp không ít khó khăn, mà những khó khăn này đang tác động trực tiếp lẫn nhau.

Trước hết phải kể đến sự thiếu mặn mà của các doanh nghiệp vận tải hành khách. Với doanh nghiệp, lợi nhuận nằm ở chính những chuyến xe đầy khách, bởi xe càng đông khách, chạy càng nhiều chuyến sẽ càng lợi nhuận. Ngược lại, với một vài khách khi xuất bến, hòa đã là may mắn, nói gì đến lợi nhuận, trong khi tình trạng chỉ có một vài khách trên xe suốt hành trình là điều dễ nhìn thầy từ khi hoạt động vận tải hành khách được thí điểm khôi phục.

Thực tế, dịch bệnh COVID-19 không chỉ khiến hoạt động vận tải hành khách bị ngưng trệ, mà sự kéo dài của đại dịch này đã dần hình thành trong cộng đồng một thói quen mới là hạn chế đi lại ở mức tối đa. Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay, đây là một thói quen tốt, an toàn cho bản thân và có trách nhiệm với cộng đồng.

Tuy nhiên, với các doanh nghiệp vận tải nếu xe không có khách thì doanh nghiệp không mặn mà là điều dễ hiểu. Do vậy, có những địa phương, dù chấp thuận cho vận tải hành khách đi 3-4 tỉnh, nhưng có thời điểm chỉ một doanh nghiệp hoạt động.

Bên cạnh đó, những quy định đưa ra đối với hành khách liên tỉnh cũng trở thành rào cản khiến hành khách quay lưng với xe khách. Mặc dù hướng dẫn tạm thời của Bộ GTVT ngoài các yêu cầu về thực hiện 5K, khai báo y tế, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, của Bộ Y tế, hành khách không phải thực hiện xét nghiệm hay cách ly.

Tuy vậy, đến thời điểm này, rất nhiều địa phương vẫn ban hành những quy định riêng khiến hành khách nản lòng.

Đặc biệt, trở ngại lớn nhất nằm ở chính các địa phương. Con số 27 địa phương chấp thuận khôi phục vận tải hành khách sau gần 1 tuần đốc thúc của Chính phủ, của Bộ GTVT đã cho thấy điều đó.

Thậm chí, nhiều địa phương dù chấp thuận mở lại vận tải hành khách liên tỉnh, song cũng chỉ áp dụng với một vài tỉnh, thành phố, trong khi những địa phương này không có nhiều tiềm năng về nguồn khách thì có mở cũng như không. Bởi vận tải hành khách liên tỉnh đòi hỏi tính kết nối rất cao, chứ không chỉ một điểm đi, một điểm đến.

Đó là chưa kể, cùng với việc mở lại vận tải hành khách, mỗi địa phương lại đề ra nhiều quy định riêng với lý do để đảm bảo an toàn phòng dịch, khiến vận tải hành khách vốn đã khó càng thêm khó, người dân đi ô tô khách vốn ít càng thêm vắng vẻ.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp thì sự thận trọng là điều cần thiết. Nhưng sự thận trọng quá mức của một số địa phương trong việc mở lại vận tải khách liên tỉnh vô hình chung lại trở thành vật cản, gây cản trở lưu thông và đang dần bóp nghẹt hoạt động vận tải hành khách vốn đang thoi thóp.

Nghị quyết 128 về "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” mới được Chính phủ ban hành đã bỏ giãn cách xã hội. Bộ GTVT đã ban hành 2 bộ hướng dẫn tạm thời theo từng thời điểm thực tế để khôi phục hoạt động vận tải hành khách.

Nói như một số doanh nghiệp vận tải, chỉ khi các địa phương thực hiện đúng theo tinh thần Nghị quyết, theo hướng dẫn của các Bộ chuyên ngành, mở cửa hoàn toàn, vận tải hành khách liên tỉnh mới hoạt động được.

Khi đó, việc kiểm soát đi lại của hành khách cần tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ GTVT, chỉ nên xét nghiệm với những người có biểu hiện ho, sốt, những người có nghi ngờ về dịch tễ hoặc những người về từ vùng dịch. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được thông qua theo dõi, khai báo dịch tễ của hành khách tại các bến xe, với các nhà xe.

Bởi hơn ai hết, các doanh nghiệp vận tải càng có lý do để lo lắng về an toàn phòng dịch của đơn vị mình, bởi chỉ cần 1 khách dương tính với COVID-19, hoạt động của doanh nghiệp tiếp tục bị ngưng trệ. Chắc chắn, không doanh nghiệp nào vì một vài hành khách mà lơ là, để đẩy đơn vị mình vào thế khó.

Còn nếu vẫn tiếp diễn tình trạng mở cửa nửa vời, đi kèm với những quy định riêng, mỗi địa phương một kiểu, hành khách sẽ e ngại, vận tải khách liên tỉnh càng gặp khó và đối diện nguy cơ đứt gãy, khiến khả năng phục hồi kinh tế bị ảnh hưởng.

Tags:
Ý kiến của bạn
Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Ở Sài Gòn – TP.HCM, hơn 4 thập kỷ qua, có một người phụ nữ đã tiếp thêm sức sống, gìn giữ “những chất âm ngày cũ” giữa Sài Gòn sôi động, hào hoa; bằng nghề mua bán và sửa chữa máy cassette.

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền Hỏa Thần là di tích đầu tiên tại Việt Nam thờ Thần Lửa. Cho đến ngày nay, nơi đây vẫn là địa điểm tâm linh đặc biệt thờ Thần Hỏa của người Hà Nội, cũng như du khách thập phương.

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Những năm gần đây, lòng sông Hồng bị xói mòn. Việc hạ thấp lòng dẫn vùng hạ du sông Hồng đang tác động rất lớn đến khả năng lấy nước của tất cả các hệ thống thủy lợi.

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Là tuyến đường huyết mạch đi qua địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM), nhưng Võ Văn Ngân cũng được biết đến là “điểm nóng” ngập nước. Sau 3 năm thi công, dự án nâng cấp hệ thống thoát nước chống ngập ở đoạn đường dài 2,5km với tổng số vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng này vẫn chưa hoàn thành.

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Dù Bộ GTVT đã ban hành nhiều quy định đối với xe hoán cải, song với sự ra đời ngày càng nhiều xe nhà ở di động ngày càng đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng để quản lý riêng loại hình phương tiện này.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

// //