Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cảnh sát cơ động có cần trang bị máy bay, tàu chiến?

Phóng viên - 16/11/2021 | 15:52 (GTM + 7)

Dự thảo luật đề xuất CSCĐ được trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tàu bay, tàu thủy, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và trang thiết bị đặc chủng chuyên dụng hiện đại.

Sau 7 năm thực hiện Pháp lệnh, lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) đã được đầu tư xây dựng và trở thành lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Tuy vậy, văn bản quy phạm pháp luật cao nhất trong lĩnh vực CSCĐ mới là Pháp lệnh, chưa tương xứng với vị trí, chức năng, nhiệm vụ của CSCĐ trong tình hình hiện nay.

Ảnh minh họa

Dự thảo Luật Cảnh sát cơ đông (CSCĐ) do Bộ Công an soạn thảo có 5 chương, 30 Điều, gồm: Quy định chung; Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của CSCĐ; Bảo đảm hoạt động và chế độ, chính sách đối với CSCĐ; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với CSCĐ…

Cụ thể, về vị trí, chức năng của CSCĐ, dự thảo Luật quy định CSCĐ thuộc Công an nhân dân VN là lực lượng vũ trang nhân dân, chuyên trách, nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác.

Về quyền hạn của lực lượng CSCĐ, dự thảo luật quy định lực lượng này có 7 quyền hạn, nổi bật như: Được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không và lên tàu bay, tàu thủy trong trường hợp tác chiến theo chức năng, nhiệm vụ của CSCĐ; Ngăn chặn, vô hiệu hóa các phương tiện bay không người lái và các phương tiện khác tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác…

Để giúp lực lượng CSCĐ hoàn thành tốt nhiệm vụ, dự thảo luật đề xuất CSCĐ được trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tàu bay, tàu thủy, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và trang thiết bị đặc chủng chuyên dụng hiện đại.

Đặc biệt, dự thảo luật cũng quy định, lực lượng CSCĐ được phép huy động người, phương tiện, thiết bị trong trường hợp cấp bách để ngăn chặn, xử lý hoạt động phá rối an ninh, bạo loạn, khủng bố; trấn áp tội phạm có sử dụng vũ khí; giải tán các vụ tập trung đông người phá rối an ninh, trật tự…

Về điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn vào CSCĐ, dự thảo luật quy định công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch đảm bảo; có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc có kỹ năng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của CSCĐ.

Lực lượng Cảnh sát cơ động Hà Nội (Ảnh: Hữu Nghị/ Dân trí)
Lực lượng Cảnh sát cơ động Hà Nội (Ảnh: Hữu Nghị/ Dân trí)

Dự thảo Luật Cảnh sát cơ động đã được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV diễn ra từ 20/10 đến 13/11/2021 vừa qua.

Cơ quan soạn thảo lý giải như thế nào về những quy định mới đặt ra tại dự thảo Luật Cảnh sát cơ động? Những quy định mới sẽ giúp ích gì cho lực lượng CSCĐ thực hiện nhiệm vụ?

PV VOV Giao thông có cuộc phỏng vấn Đại tá Trần Nguyên Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, Bộ Công an về nội dung này:

PV: Xin ông cho biết một vài điểm mới nổi bật của dự thảo Luật cảnh sát cơ động?

Đại tá Trần Nguyên Quân: Dự thảo Luật CSCĐ có 5 nhóm nội dung mới, thứ nhất là bổ sung hai nhiệm vụ cho CSCĐ, thứ nhất là huấn luyện, bồi dưỡng điều lệnh quân sự, võ thuật, kỹ thuật, chiến thuật đối với CSCĐ và các cán bộ, chiến sĩ học viên các trường công an nhân dân.

Thứ hai là phối hợp với các lực lượng công an nhân dân và các lực lượng có liên quan thực hiện nhiệm vụ có tính chất phức tạp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, phòng, chống khắc phục thảm họa thiên tai, dịch bệnh và tìm kiếm cứu nạn cứu hộ.

Nội dung mới thứ hai là bổ sung thêm hai quyền hạn mới của lực lượng CSCĐ:  Đó là được mang theo người, vũ khí, công cụ hỗ trợ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không, lên tàu bay dân sự trong một số trường hợp. Thứ hai là ngăn chặn, vô hiệu hóa phương tiện bay không người lái…

PV: Có một nội dung được dư luận quan tâm là việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ cho lực lượng CSCĐ. Dự thảo luật quy định như thế nào để có thể vừa đảm bảo cho lực lượng CSCĐ hoàn thành nhiệm vụ và tránh tình trạng lạm quyền?

Đại tá Trần Nguyên Quân: Điều 16 của dự thảo Luật quy định việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ được thực hiện trong 2 trường hợp, đó là thực hiện nhiệm vụ độc lập và thực hiện nhiệm vụ có tổ chức.

Trường hợp thực hiện nhiệm vụ độc lập thì cán bộ chiến sĩ CSCĐ được sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và được sử dụng súng quân dụng theo Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ.

Trường hợp thứ hai là thực hiện nhiệm vụ có tổ chức thì CSCĐ phải tuân theo mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp theo phương án của các cấp có thẩm quyền phê duyệt và người ra mệnh lệnh cần phải tuân thủ đúng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Tuy nhiên, để tránh lạm quyền trong quá trình sử dụng thì luật cũng đã quy định rất rõ về thẩm quyền của người ra lệnh đã sử dụng rồi cách thức sử dụng các trường hợp sử dụng. 

PV: Dự thảo Luật cũng quy định CSCĐ có quyền huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự trong những trường hợp cần thiết. Dự thảo luật quy định những trường hợp lực lượng CSCĐ được quyền huy động và nếu có thiệt hại cho người và phương tiện thì sẽ xử lý ra sao?

Đại tá Trần Nguyên Quân: Điều 17 Luật CSCĐ quy định rất rõ có 6 trường hợp được huy động. Thứ nhất là chống hành vi đang phá hoại, phá rối an ninh, bạo loạn khủng bố bắt cóc con tin.

Trường hợp thứ hai là trấn áp đối tượng có hành vi phạm tội nguy hiểm, sử dụng bạo lực.

Thứ ba là giải tán các vụ tập trung đông người, gây rối an ninh trật tự, biểu tình trái pháp luật.

Thứ tư là bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội.

Thứ năm là bảo vệ, vận chuyển hàng đặc biệt và trường hợp thứ sáu là tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội. Trong luật cũng có tính đến trường hợp người, phương tiện thiết bị được huy động là nhiệm vụ có bị thiệt hại về tài sản, cũng như bị thương, tổn hại về tính mạng, sức khỏe thì cũng được quy định chi tiết rất cụ thể tại Điều mà 17 và Điều 30 của dự luật này.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông

Ảnh minh họa: BCA
Ảnh minh họa: BCA

Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV vừa qua, đa số đại biểu đều tán thành việc sớm ban hành Luật Cảnh sát cơ động nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tổ chức và hoạt động của CSCĐ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tuy vậy, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét các quy định về chức năng, nhiệm vụ của CSCĐ để tránh chồng chéo.

Đặc biệt, việc trang bị phương tiện cho lực lượng cảnh sát cơ động, nhất là việc trang bị máy bay, tàu chiến cho lực lượng CSCĐ cũng được nhiều đại biểu quan tâm. Vì sao Đại biểu Quốc hội băn khoăn về những quy định này?

PV VOV Giao thông đã phỏng vấn đại biểu Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

PV: Thưa ông đánh giá như thế nào về tính cấp thiết của dự thảo luật này?

- Ông Phạm Văn Hòa: Tôi đánh giá rất cao động thái của Bộ Công an rất nhanh chóng đề xuất và Chính phủ cũng đã đồng ý trình Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội Luật Cảnh sát cơ động nâng từ Pháp lệnh Cảnh sát cơ động để nâng cao vai trò, trách nhiệm cảnh sát cơ động giống như các lực lượng khác của ngành công an cũng như có sự phối hợp với các lực lượng của quân đội, các lực lượng của Bộ Nông nghiệp và các lượng khác để làm tốt nhiệm vụ của mình trong thời gian tới.

PV: Với những quy định đặt ra tại dự thảo luật theo ông đã đáp ứng được yêu cầu cấp thiết đó hay chưa?

- Ông Phạm Văn Hòa: Dự thảo Luật cảnh sát cơ động là một dự luật mới có nhiều quy định rất cụ thể rõ ràng. Tuy nhiên, vẫn còn những nội dung rất bất cập, có những đại biểu không đồng thuận một số nội dung trong dự thảo luật, trong đó có tôi cũng có phản biện một số nội dung và đề nghị Ban soạn thảo điều chỉnh lại cho phù hợp.

PV: Theo cá nhân ông, dự thảo luật cần chỉnh sửa những gì?

Ông Phạm Văn Hòa: Theo tôi có nên hay không lực lượng cảnh sát cơ động được trang bị tàu chiến máy bay. Đó là một vấn đề rất hệ trọng vì nếu như vậy sẽ rất tốn kém, trong điều kiện đất nước ta hiện nay đang gặp khó khăn về kinh tế do dịch COVID-19.

Trong khi đó các lực lượng tàu chiến, máy bay bên lực lượng quân đội đã có rồi, mà công an và quân đội là hai lực lượng nòng cốt chủ yếu trong chiến đấu như môi với răng, như anh với em thì có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, nếu cần thiết thì sử dụng thì sẽ rất đỡ tốn kém.

Thêm nữa, nếu đầu tư tàu chiến, máy bay thì phải có sân bãi riêng, bãi tập riêng, rồi có một lực lượng để đảm trách việc này, rồi việc bảo trì, bảo dưỡng, duy tu và huấn luyện… thì tốn kém rất nhiều.

Vấn đề thứ hai nữa, tôi phản biện đó là chế độ chính sách cho lực lượng chiến sĩ cảnh sát cơ động. Quy định trong dự thảo luật thì phải cấp quỹ đất xây dựng nhà công vụ cho sĩ quan, cảnh sát cơ động và bố trí quỹ đất xây nhà ở xã hội cho chiến sĩ.

Vấn đề này cũng rất bất cập mà lực lượng cảnh sát cơ động dù là sỹ quan hay cán bộ, chiến sĩ, chế độ chính sách như lực lượng công an hiện hành. Các lực lượng kia có chế độ như vậy mà lực lượng cảnh sát cơ động khác đi, tôi thấy không phù hợp.

Một vấn đề nữa đó là nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát cơ động có những cái trùng lắp với những lực lượng khác, đặc biệt là trùng lắp với lực lượng hải quan, cảnh sát biển, biên phòng, hải quân. Cho nên cần phải xây dựng lại nhiệm vụ cho cụ thể, ai là chủ trì, ai là phối hợp cho nó rõ ràng, rành mạch…

Một trong những nội dung được dư luận quan tâm là việc lực lượng cảnh sát cơ động được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Theo ông dự thảo luật cần quy định như thế nào để lực lượng cảnh sát cơ động vừa hoàn thành được nhiệm vụ nhưng tránh tình trạng lạm quyền.

Tôi nghĩ rằng có quy định rất cụ thể rõ ràng rồi nhưng phải sử dụng theo đúng quy định để tránh cho lực lượng cảnh sát cơ động lạm quyền.

PV: Vâng xin cảm ơn ông!

Nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển, là điểm đến an toàn, thân thiện, hòa bình của các quốc gia, tổ chức quốc tế. Bên cạnh những thuận lợi cũng xuất hiện nhiều nguy cơ gây mất an ninh, trật tự, các loại tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt… Vì vậy, yêu cầu trong công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của CSCĐ càng nặng nề và phức tạp hơn, cần có các quy định cụ thể tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, vững chắc hơn cho CSCĐ thực thi nhiệm vụ.

Dự thảo Dự thảo Luật Cảnh sát cơ động được cho là sẽ đáp ứng được những đòi hỏi này.

Bạn kỳ vọng gì vào dự luật này? Nếu được ban hành, các quy định mới sẽ góp phần nâng tầm, phát huy hiệu quả của lực lượng CSCĐ như thế nào?

Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo qua hotline 02437.91.91.91, qua Fanpage VOVGT, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an.

---

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” lúc 15h30 đến 15h50, thứ Hai và thứ Tư hàng tuần trên FM91, vovgiaothong.vn, vovgiaothong.vov.vn hoặc trên các nền tảng podcast dành cho di động: Spotify, Aple Podcast và Google Podcast.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024 đã gần trôi qua và số liệu về đăng ký doanh nghiêp từ đầu năm tiếp tục phát đi tín hiệu về những khó khăn chưa vơi nhiều trong cộng đồng kinh doanh.

// //