Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cánh đồng lớn: Đã lớn nhưng chưa mạnh

Phóng viên - 10/07/2019 | 10:07 (GTM + 7)

Triển khai từ 2011, mô hình “cánh đồng mẫu lớn” hay “cánh đồng lớn” nhanh chóng tạo được sức lan tỏa về tư duy đổi mới trong sản xuất. Nhưng vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng “cánh đồng lớn, đã lớn nhưng chưa mạnh”…

Cánh đồng lớn, đã lớn nhưng chưa mạnh?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Được chính thức triển khai từ năm 2011, mô hình “cánh đồng mẫu lớn” hay “cánh đồng lớn” đã nhanh chóng tạo được sức lan tỏa về tư duy đổi mới trong sản xuất, khẳng định được vai trò vị trí của một phương thức sản xuất tiên tiến, hiệu quả, phù hợp với định hướng tái cơ cấu của ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới hiện nay. 

Nếu vụ Hè Thu 2011, ĐBSCL chỉ có 2 tỉnh là An Giang và Bến Tre thực hiện cánh đồng lớn với khoảng 8.000 ha với khoảng 6.400 hộ nông dân tham gia thì đến nay con số ấy đã được nâng lên đáng kể. Cả vùng có khoảng 380.000 ha nằm trong mô hình, chiếm 9,2% diện tích gieo trồng lúa của vùng. 

Tuy nhiên, những con số phản ánh về số lượng có đồng thời nói lên được chất lượng của mô hình? Liệu còn điều gì cần nhìn nhận để tháo gỡ khi có ý kiến cho rằng “Cánh đồng lớn, đã lớn nhưng chưa mạnh?”

Anh Hải: Như một HTX, người ta tụ họp lại các thành viên để làm một vùng bao mấy ngàn ha, người ta quy hoạch để móc bờ bao, sạ một giống lúa, chăm sóc theo một thứ kỹ thuật để ra một sản phẩm đồng loạt. 

Chị Lan: Dạ, ở chỗ em thì trồng lúa không hà nhưng em chưa biết đến cánh đồng mẫu lớn, em chưa nghe chị ơi.

Người thì hồ hởi chia sẻ, nhưng cũng có người thẳng thắng nhận rằng mình chưa từng nghe đến; đó là những gì chúng tôi ghi nhận được khi hỏi về mô hình cánh đồng lớn tại một số địa phương ở ĐBSCL. Thực tế, cánh đồng lớn được đánh giá là một mô hình thiết thực cho bà con nông dân, đặc biệt trong điều kiện ĐBSCL phải phát triển nông nghiệp đi kèm nhiệm vụ thích ứng biến đổi khí hậu. 

Về bản chất, có thể hiểu cánh đồng lớn là phương thức tổ chức mới trong nông nghiệp; trong đó, nhiều hộ sở hữu đất đai cá thể, nhưng hợp tác với nhau thực hiện cùng một quy trình sản xuất đối với một sản phẩm nhất định, tạo nên liên kết ngang giữa những người sản xuất. 

Quá trình liên kết này lại được hỗ trợ bởi các doanh nghiệp đầu vào và đầu ra theo các hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nông sản được ký giữa doanh nghiệp với nông dân, hoặc doanh nghiệp với tổ chức đại diện nông dân, còn gọi là liên kết dọc. Đứng bên ruộng lúa gần 1 ha của gia đình mình, anh Hà Ngọc Lễ - nông dân huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ phấn khởi chia sẻ sau gần 5 năm tham gia cánh đồng lớn:

“Tham gia cánh đồng mẫu lớn thì có nhiều quyền lợi, hầu như ở đây mọi người đều tham gia. Chẳng hạn như khi mình thu hoạch lúa thì có công ty VinaCam bao tiêu hết. Giá lúa tuy mặc dầu có xuống nhưng công ty cũng nâng, bà con bên ngoài khi bán cho cò, giá thấp cò bỏ cọc, dễ bị ép giá. Khuyến nông cấp xã cũng hướng dẫn bà con, tổ chức hội thảo để bà con nắm được kỹ thuật chăm sóc lúa, phòng ngừa sâu bệnh”.

Theo Sở NN-PTNT TP. Cần Thơ, mô hình cánh đồng lớn được thành phố triển khai xây dựng từ vụ Hè thu năm 2011 với quy mô ban đầu chỉ 400ha tại huyện Vĩnh Thạnh, đến nay đã được mở rộng hầu khắp các địa phương có sản xuất lúa, với diện tích trên 20.000ha/vụ. 

Tham gia mô hình, bà con có điều kiện ứng dụng đồng bộ các tiến bộ KH-KT vào sản xuất, được doanh nghiệp cung cấp lúa giống và nhiều loại vật tư nông nghiệp đầu vào đến cuối vụ mới thanh toán nên giảm nhiều chi phí sản xuất. 

Theo tính toán, ở ĐBSCL, mỗi ha lúa tham gia “Cánh đồng lớn” có thể giảm chi phí sản xuất từ 10-15%, sản lượng tăng từ 20-25%, thu lãi thêm 2,2-7,5 triệu đồng. Nói về tình hình hình phát triển cánh đồng lớn tại địa phương, anh Võ Trung Hiếu – thành viên tổ hợp tác sản xuất cánh đồng lớn ở huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ cho biết:

“Ở địa phương mình diện tích vụ vừa qua là 115 ha. Trong hai năm đầu mọi người chưa quan tâm cánh đồng lớn nhưng 2 năm gần đây thì mọi người hào hứng tham gia lắm. Vụ vừa rồi, cánh đồng lớn được hợp tác với công ty VinaCam bao tiêu cho bà con giá 4700đ trên/kg lúa, thu mua giá chết từ thời điểm đến cuối vụ giá 4700đ/kg”.

Được chủ động tìm kiếm các doanh nghiệp uy tính, được bao tiêu về đầu ra sản phẩm, được đảm bảo giá cả dù thị trường có biến động, được hướng dẫn kỹ thuật canh tác mới, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận… đó là những cái lợi trước mắt mà bà con nông dân nhận thấy rõ khi tham gia vào cánh đồng mẫu lớn. 

Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng triển khai hiệu quả mô hình này, thậm chi sau khi huy động bà con, tổ chức sản xuất nhưng cuối cùng người nông dân vẫn phải tự liên hệ độc lập với thương lái, phá vỡ sự liên kết mà ngay từ ban đầu mô hình này đã hướng đến; điều này cũng đồng nghĩa với việc bà con vẫn chưa khỏi lao đao khi giá lúa trồi sụt. 

Đó là câu chuyện của bà nông dân ở Hợp tác xã Tân Cường xã Phú Cường Tam Nông Đồng Tháp, ông Nguyễn Văn Trãi- Chủ nhiệm HTX băn khoăn:

“Trước đây năm 2016, 2017 mình còn tổ chức được do còn liên kết được với doanh nghiệp nhưng qua năm 2018, giá lúa khó khăn nên doanh nghiệp không còn tổ chức thu mua nữa. Tụi tui cũng chạy kiếm nhiều nơi để doanh nghiệp mua nhưng doanh nghiệp nào cũng lắc đầu, cò phải chờ đầu ra thế nào mới mua. Mình ở đây vẫn chờ cơ hội khi doanh nghiệp có cơ hội xuất khẩu được. Doanh nghiệp không còn mặn mà với bao tiêu nữa”.

Không ai phủ nhận tính cần thiết của mô hình "cánh đồng lớn" trong điều kiện sản xuất hiện đại

Đây không phải là câu chuyện riêng của HTX Tân Cường mà mà thục tế cho thấy bên cạnh một số cánh đồng lớn tạo được sợi dây liên kết bền chặt với doanh nghiệp thì vẫn còn không ít địa phương vẫn lay hoay với tên gọi cánh đồng lớn lại đang nhỏ dần trong niềm tin của người nông dân. 

Cả doanh nghiệp, nông dân và nhà quản lý đều phải đối mặt với những khó khăn riêng, chính vì vậy câu chuyện “giải cứu” nông sản, giải cứu lúa gạo vẫn chưa có hồi kết. Doanh nghiệp thì than khát vốn, người nông dân thì than đầu ra gặp khó. Rồi cứ mỗi mùa vụ lại có tình trạng “lật kèo”, không ít hợp đồng liên kết bị phá vỡ, khi thì do bên bán khi thì lại do bên mua. 

Hợp đồng liên kết, tiêu thụ không đủ yếu tố ràng buộc, thậm chí là chế tài bên này, bên kia. Niềm tin gầy dựng được mùa trước lại mất đi ở mùa sau. Nói như vậy, chúng ta có thể hiểu yếu tố làm phá vỡ sự liên kết trong thực hiện cánh đồng lớn xuất phát từ việc các doanh nghiệp không tìm được thị trường tiêu thụ. 

Nếu suy xét ở góc độ của doanh nghiệp bao tiêu thì rõ ràng họ cũng có những khó khăn nhất định vì tại sao lại bao tiêu cho người khác khi không đảm bảo được lúa thu mua được sẽ xuất bán đi đâu. Cùng bàn về thực trạng hiện nay của mô hình cánh đồng lớn, PV VOVGT đã có cuộc trò chuyện cùng Giáo sư - Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân.

PV: Thưa GS, với điều kiện kinh tế - xã hội và những tác động hiện nay của biến đổi khí hậu đến khu vực ĐBSCL, thầy có nhận định như thế nào về việc hình thành các cánh đồng lớn?

GS.TS Võ Tòng Xuân: Dứt khoát là rất cần thiết vì nếu không có cánh đồng lớn thì chúng ta sẽ không có việc cơ giới hóa. Cứ để cho nông dân sản xuất manh mún như thế vừa cơ giới hóa không được, vừa không cải tiến đượcc chất lượng sản phẩm của nông dân. 

Giờ là thời buổi chúng ta phải tranh thủ các hiệp định tự do mậu dịch với các nước, đặc biệt là với châu Âu, hàng hóa của chúng ta đòi hỏi phải được sản xuất đồng nhất, rất sạch, giá thành hạ để cạnh tranh được. Nếu để nông dân mạnh ai nấy làm thì chúng ta sẽ không đtạ được tiêu chuẩn các hiệp định đặt ra. 

Cánh đồng lớn ở đây không phải là nhà nước giao cho doanh nghiệp đất đai để họ làm cánh đồng lớn mà Nhà nước giao cho HTX hoặc nhiều tập đoàn sản xuất trên cùng một cánh đồng để làm nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp cạnh tranh. 

Để cạnh tranh được, doanh nghiệp cần có diện tích lớn để sản xuất nguyên liệu. Doanh nghiệp cần đưa dự án của mình để bàn bạc với địa phương và chính quyền địa phương phải bàn bạc với nông dân. Đây là một hướng đi đúng đắn Khi nông dân họp lạ, doanh nghiệp sẽ cùng các chuyên gia hướng dẫn bà con tổ chức lại sản xuất, bà con nông dân cùng làm theo một quy chuẩn.

PV: Thực tế cho thấy, mô hình cánh đồng lớn tại một số địa phương vẫn chưa phát huy được hiệu quả, dẫn đến dang dở trong mối dây liên kết sản xuất, tiêu thụ, GS nhận định như thế nào về điều này?

GS.TS Võ Tòng Xuân: Nhiều nơi không làm tốt được do doanh nghiệp không có đầu ra ổn định nên họ không hợp đồng chắc chắn với nông dân để sản xuất ra nguyên liệu tốt. 

Vì không có doanh nghiệp cụ thể đặt hàng nên nông dân tuy đã được tập hợp lại thành một cánh đồng lớn nhưng cuối cùng nông dân vẫn phải làm theo ý họ, cánh đồng lớn không phát triển được.

Doanh nghiệp mình nếu không quyết tâm đi tìm thị trường, cứ ngồi đó chờ bạn hàng đến hỏi rồi mới tìm nông dân sản xuất nguyên liệu thì không bao giờ cánh đồng lớn sống được. Trong thời buổi này, chủ thể số 1 là những doanh nghiệp có đầu ra.

PV: Nếu như vậy thì rõ ràng là một số doanh nghiệp vẫn chưa chủ động, vậy còn về phía nông dân, họ còn điều gì hạn chế không?

GS.TS Võ Tòng Xuân: Điều cần khắc phục là họ phải tuân theo đúng quy trình công nghệ cao mà doanh nghiệp đã đặt ra. Nông dân mình có một cái thói quen, tập quán là hay chế biến quy trình, thêm cái này, thêm cái kia nhất là thêm phân bón vô, quyến rủ sâu bệnh, làm phá vỡ quy trình, nguyên liệu không đtạ yêu cầu của nhà sản xuất. Vì thế khi chế biến ra thành phẩm bán ra thì không bán được, có khi bị trả về do chứa các chất BVTV độc hại.

PV: Xin cảm ơn GS về buổi trò chuyện.

Không ai phủ nhận tính cần thiết của mô hình cánh đồng lớn trong điều kiện sản xuất hiện đại. Tuy nhiên để mô hình này phát huy hiệu quả thì vẫn cần đến sự phối hợp nhịp nhàng giữa doanh nghiệp, nông dân, chuyên gia và nhà quản lý vì chỉ cần một mắc xích không tuân thủ đúng quy trình thì ngay lặp tức chuỗi liên kết sẽ bị phá vỡ. 

Về phía doanh nghiệp, tại sao họ lại không tìm được thì trường tiêu thụ? Những khó khăn cần được tháo gỡ lúc này là gì? Họ cần động thái hợp tác nào từ phái nhà quản lý và nông dân? 
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Chỉ hơn một tuần nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 , nhưng giá vé máy bay nội địa hiện tại không những “đắt đỏ” mà còn “khan hiếm”. Nhiều người thay vì “đu đỉnh” với giá vé thì đã chọn chuyển hướng du lịch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm có hơn 6.000 người chết từ những vụ tai nạn giao thông liên quan tới tài xế ngủ gật. Nguyên nhân do thiếu ngủ chiếm tới 30% trên tổng số các vụ tai nạn giao thông trong một năm.

// //