Cảnh báo việc lừa đảo “nộp tiền lấy GPLX mà không cần thi”
Theo TTXVN - 13/05/2022 | 21:18 (GTM + 7)
Có trường hợp, một số đối tượng nhận của tiền người đi thi và tự nhận có quen biết cán bộ chấm thi, nhờ gửi đảm bảo đỗ; thậm chí còn tự nhận là giáo viên của nhà trường hoặc chỉ dẫn vài mẹo vặt và nhận tiền người đi thi...
Ảnh minh họa
Sở GTVT tỉnh An Giang cho biết, Sở đã có văn bản yêu cầu các trung tâm, cơ sở đào tạo, tổ chức sát hạch cấp GPLX chấn chỉnh việc tổ chức sát hạch lái xe mô tô hạng A1, khi xuất hiện tình trạng lừa đảo, gạ gẫm người dân nộp tiền để có GPLX mô tô hạng A1 mà không cần thi.
Qua đào tạo, tổ chức sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1, Sở Giao thông Vận tải An Giang phát hiện một số đối tượng có hành vi lừa đảo, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của người dân để trục lợi bất chính, tạo dư luận không tốt, gây ảnh hưởng đến uy tín của cán bộ, công chức và của ngành giao thông.
Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân, Sở Giao thông vận tải An Giang cảnh báo người dân cảnh giác đối với hành vi lừa đảo này. Các đối tượng gạ gẫm người dân nộp tiền để có giấy phép lái xe mà không cần thi nhưng thực tế chỉ đưa cho người dân hồ sơ và giấy phép lái xe giả chứ không phải giấy phép lái xe do cơ quan chức năng cấp theo đúng quy định pháp luật.
Có trường hợp, một số đối tượng nhận của tiền người đi thi và tự nhận có quen biết cán bộ chấm thi, nhờ gửi đảm bảo đỗ; thậm chí còn tự nhận là giáo viên của nhà trường hoặc chỉ dẫn vài mẹo vặt và nhận tiền người đi thi...
Tất cả các hành vi lừa đảo này đều có điểm chung là các đối tượng khai thác tâm lý lo lắng của người dự thi để lừa đảo lấy tiền.
Để đấu tranh với các đối tượng lừa đảo này, Sở Giao thông Vận tải An Giang yêu cầu các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn tỉnh niêm yết công khai tại điểm thu nhận hồ sơ về học phí, phí sát hạch lái xe, lệ phí cấp giấy phép lái xe. Nhân viên thu tiền giao lại cho người nộp tiền hóa đơn hoặc biên lai thu phí, lệ phí có mệnh giá bằng với số tiền người học phải nộp theo quy định nhà nước. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo phải phát phiếu sát hạch cho người tham dự sát hạch kể cả thi mới lại.
Ông Đỗ Văn Thơm, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải An Giang cho biết, Sở đã chỉ đạo các trung tâm sát hạch lái xe trên địa bàn tỉnh thường xuyên tuyên truyền đến người dự sát hạch biết những hành vi lừa đảo này. Nếu phát hiện đối tượng cò mồi, lừa đảo trà trộn trong khu vực đào tạo, sát hạch thì kiên quyết mời ra khỏi khu vực hoặc báo công an địa phương xử lý.
Sở đã chỉ đạo các trung tâm, cơ sở đào tạo sát hạch lái xe cử nhân viên kiểm soát ngay tại cổng ra vào của đơn vị; kiểm tra xác định người dự sát hạch theo đúng danh sách thì mới được vào khu vực dự thi; không để người không có nhiệm vụ ra vào khu sát hạch lái xe./.
Sau 7 năm lẩn trốn vì tội giết người, đối tượng Đỗ Duy Hằng (SN 1984, ở Gia Lâm, Hà Nội) đã bị Thủy đoàn I (Cục CSGT) và Cục Cảnh sát hình sự bắt giữ trên bè tại bãi giữa sông Hồng vào chiều 31/5. Đây là kẻ giết người đã bị Công an huyện Gia Lâm khởi tố từ năm 2017.
Mới đây, Sở GTVT TP.HCM có văn bản lấy ý kiến các tổ chức, cơ quan, đơn vị có liên quan về đề xuất cấm xe khách giường nằm lưu thông vào nội đô 24/24h, qua đó có cơ sở báo cáo UBND thành phố phê duyệt chủ trương thực hiện.
Năm 2023 là tròn 20 năm kể từ ngày Hà Nội công bố Quyết định số 165 phê duyệt quy hoạch mạng lưới các điểm đỗ xe và bãi đỗ xe công cộng định hướng đến năm 2020.
Ngăn chặn các trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn cần kết hợp nhiều giải pháp từ cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải và bản thân những người tham gia giao thông.
Từ ngày 3/6, Sở GTVT Hà Nội sẽ thực hiện điều chỉnh giao thông tại 2 nút giao quan trọng là cầu Định Công (quận Hoàng Mai) và Lê Trọng Tấn - Quang Trung - Văn Khê (quận Hà Đông) nhằm giảm ùn tắc và tăng an toàn cho người tham gia giao thông.
Thời gian gần đây trên mạng xã hội xuất hiện trào lưu kinh doanh đơn hàng “bom”. Đây là sản phẩm được người bán quảng cáo là gom ngẫu nhiên các đơn hàng bị hủy, hoàn lại do người mua không nhận.
TP.HCM đang lấy ý kiến về việc điều chỉnh nâng thời gian cấm xe khách giường nằm lưu thông vào nội đô từ 6h – 22h lên 24/24h, nhằm xử lý quyết liệt hơn tình trạng “xe dù, bến cóc” bấy lâu nay. Đề xuất mới này sẽ tác động thế nào đến hoạt động kinh doanh chở khách của doanh nghiệp?