Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cần 'thức đủ' cho thành phố Thủ Đức!

Phóng viên - 23/12/2020 | 15:47 (GTM + 7)

Ngoài việc sớm hoàn thiện khung pháp lý cần thiết thì thành phố Thủ Đức cần có bộ máy lãnh đạo dám nghĩ dám làm và hơn hết là một cơ chế đặc thù được phân quyền cao để phát huy tối đa tiềm lực vốn có.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Thành phố Thủ Đức là đầu mối của các tuyến giao thông huyết mạch giữa TPHCM và các tỉnh Đông Nam Bộ. Ảnh: Lao động

Ngày 9/12/202, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 1111 về việc thành lập thành phố Thủ Đức, và cũng trong tháng 12 này, Quốc hội sẽ chính thức ban hành Nghị quyết 1111/2020 để chính thức công nhận sự ra đời của thành phố Thủ Đức. Thông tin này đã nhận được sự quan tâm lẫn băn khoăn từ phía người dân TP.HCM nói chung và người dân đang sinh sống tại khu vực các quận 2, 9 và Thủ Đức nói riêng:

"Thành lập Thành phố Thủ Đức tôi rất vui vì khi đó sẽ có nhiều điều kiện phát triển về kinh tế, nhưng phải đi từng vấn đề, giải quyết cụ thể, đừng đưa ra rồi năm này ra năm khác không giải quyết".

"Hy vọng là lên thành phố có thể là đường sá mở, cống thoát nước làm lại cho đỡ ngập. Tại vì quận Thủ Đức thì khác nhưng lên Thành phố Thủ Đức là phải khác".

"Trong nhiệm kỳ vừa qua chúng ta mất rất nhiều cán bộ, đây là điều rất đau lòng. Cho nên việc thành lập Thành phố Thủ Đức là thời điểm rất tốt để thanh lọc lại toàn bộ cán bộ nằm trong Thành phố Thủ Đức. Thành phố Thủ Đức nằm trong TP.HCM và khi Thành phố Thủ Đức phát triển tốt thì Thành phố mới thịnh vượng được".

Trước đó nhiều dư luận cho rằng việc chuẩn bị và xây dựng đề án thành lập thành phố Thủ Đức (hay còn gọi là khu đô thị sáng tạo phía Đông, thành phố phía Đông) có phần gấp gáp khi tất cả diễn ra chỉ trong thời gian ngắn.

Lý giải nguyên nhân vì sao phải đẩy nhanh tiến trình thành lập thành phố Thủ Đức, ông Trần Lưu Quang - Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM cho biết tại một cuộc tiếp xúc cử tri các quận 1, 3, 4 cách đây chưa lâu:

"Trả lời câu hỏi vì sao gấp vậy? Nó giản dị lắm bởi theo quy định thì đến tháng 5/2021 sẽ tổ chức bầu Quốc hội, HĐND các cấp nên nếu bây giờ không làm hồ sơ thủ tục để cấp có thẩm quyền phê duyệt ít nhất phải chờ 5 năm nữa. Nếu mọi việc suôn sẻ thì đến tháng 5/2021 chúng ta sẽ bầu HĐND, UBND".

Một chi tiết quan trọng khác trong quá trình thành lập Thành phố Thủ Đức là đơn vị hành chính này phải hoàn thiện được bộ máy chính quyền trước ngày 7/2/2021, tức là chỉ còn hơn 1 tháng để hoàn thiện cơ cấu nhân sự lãnh đạo thành phố Thủ Đức.

Ông Huỳnh Thanh Nhân, Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM cho biết theo quy định, trong vòng 60 ngày sau khi ban hành Nghị quyết, TPHCM phải hình thành được bộ máy chính quyền mới. Tuy vậy, ngày 23/5/2021 sẽ tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, vì thế đảm bảo đúng quy định của pháp luật thì thành phố Thủ Đức phải được hình thành ngay trong tháng 1/2021, bởi việc thành lập các ủy ban bầu cử, tổ chức hiệp thương…phải hoàn tất trước cuộc bầu cử 105 ngày.

Ông Huỳnh Thanh Nhân chia sẻ:

"Thành phố chỉ có hơn 1 tháng để hình thành bộ máy mới. Đây là việc khó và chúng tôi sẽ làm việc với các cơ quan trung ương để có hướng dẫn thực hiện như thế nào. Tuy nhiên với trách nhiệm, chúng tôi vẫn ráo riết tham mưu cho Thành uỷ, UBND để hình thành bộ máy theo đúng quy định pháp luật".

Khu công nghệ cao TP.HCM sẽ là trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ của TP Thủ Đức - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Khu công nghệ cao TP.HCM sẽ là trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ của TP Thủ Đức - Ảnh: Tuổi trẻ

Tỏ ra nhất trí cao với các nỗ lực của lãnh đạo TP.HCM cũng như sự ghi nhận của Trung ương trong việc thành lập thành phố Thủ Đức, PGS.TS Vũ Văn Nhiêm - Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Luật TP.HCM cho rằng, vai trò bộ máy chính quyền của thành phố Thủ Đức tới đây là rất quan trọng, do đó, cần lựa chọn và bố trí những nhân sự chủ chốt để đảm bảo được sự nhất quán và xuyên suốt:

"TP.HCM có thể có 3 Uỷ viên Trung ương Đảng, do đó có thể phân công ít nhất một uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm người đứng đầu hoặc làm Bí thư Thành uỷ của thành phố Thủ Đức. Như vậy giữa quy định của pháp luật và thực tiễn mới tương xứng và có hiệu quả".

Dưới góc nhìn của một chuyên gia chính sách công thì tiến sĩ Huỳnh Thế Du - giảng viên đại học Fullbright cho rằng việc hình thành thành phố Thủ Đức là phù hợp để đưa TP.HCM trở lại với vị thế dẫn đầu. Tuy nhiên cả Trung ương lẫn TP.HCM cần đưa ra một cơ chế phù hợp để thành phố Thủ Đức phát triển được cả hạ tầng cứng lẫn hạ tầng mềm tương tự như mô hình của Singapore.

Tiến sĩ Huỳnh Thế Du gợi ý:

"Phải có 1 cơ chế để thành phố Thủ Đức có bộ máy linh hoạt, có chất lượng, hiệu quả, dám nghĩ dám làm. Cơ sở hạ tầng vật chất giao thông liên quan cần được đầu tư đồng bộ. Trung ương cần ưu tiên bố trí những nguồn vốn cần thiết cho sự phát triển của thành phố Thủ Đức, ngoài ra cần có cơ chế để thành phố Thủ Đức có thể giữ lại gần như toàn bộ nguồn thu ngân sách của mình để tập trung cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng trong thời gian tới. Nói chung phải xem đây là dự án trọng điểm quốc gia và là một phần trong tương lai phát triển Việt Nam trong vòng 30 -70 năm tới".

Các tuyến giao thông kết nối thành phố Thủ Đức với các vùng lân cận. Ảnh:
Các tuyến giao thông kết nối thành phố Thủ Đức với các vùng lân cận. Ảnh: Vnexpress

Việc Chính phủ và Quốc hội đồng tình và thông qua Nghị Quyết về thành lập thành phố Thủ Đức được xem là cơ sở quan trọng để TP.HCM có thêm động lực để phát triển trong tương lai. Ngoài việc sớm hoàn thiện khung pháp lý cần thiết thì thành phố Thủ Đức cũng cần có bộ máy lãnh đạo dám nghĩ dám làm và hơn hết là một cơ chế đặc thù được phân quyền cao để phát huy tối đa tiềm lực vốn có.

Mời quý vị đến với góc nhìn này của VOVGT qua bình luận nhan đề: “Cần “thức đủ” cho thành phố Thủ Đức!”.

Cần phải khẳng định rằng chủ trương thành lập thành phố Thủ Đức là đúng đắn và cần thiết trong bối cảnh TP.HCM cần một động lực mới để tăng trưởng lẫn duy trì vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước.

Thực tiễn những năm vừa qua đã chỉ ra rằng vì nhiều lý do khác nhau mà TP.HCM đã và đang có dấu hiệu chững lại. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến tốc độ phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng, cả nước nói chung. Đây là thời điểm “không thể phù hợp hơn” để tạo ra một sự đột phá cho riêng mình trong cuộc đua phát triển với các siêu đô thị trong khu vực.

Có thể nói TP.HCM đã tận dụng tốt “thời điểm vàng” để thành lập được thành phố Thủ Đức khi nhận được sự đồng thuận và nhất trí cao từ Chính phủ, Quốc hội cũng như đông đảo người dân thành phố. Công cuộc xây dựng và vận động vừa qua ít nhiều gây ra cảm giác khẩn trương, gấp gáp từ giới quan sát. Tuy vậy ở góc nhìn tích cực thì điều này thể hiện được quyết tâm cao độ của cả hệ thống chính trị.

Vẫn biết mọi sự so sánh đều là khập khiễng, nhưng xin nhắc lại câu chuyện xương máu mang tên Thủ Thiêm để thấy rằng nếu chỉ làm “lấy lệ, làm cho có và làm không vì cái chung” thì cái giá phải trả là rất lớn. Nhưng không vì vậy mà ngại ngần hay chùn bước, thành phố Thủ Đức phải là một hình mẫu hoàn toàn mới về cải cách hành chính với một cơ chế điều hành, quản lý hoàn toàn mới với đầu tàu là những cán bộ lãnh đạo dám nghĩ dám làm và dám chịu trách nhiệm.  

Thời gian chuẩn bị cho việc thành lập thành phố Thủ Đức - cả về thực thể hành chính lẫn bộ máy nhân sự lãnh đạo là không còn nhiều, Quốc hội, Chính phủ và các ban ngành Trung ương cần dành nhiều sự quan tâm cụ thể về nguồn lực lẫn chính sách, cơ chế phù hợp để thành phố Thủ Đức phát triển toàn diện nhất chứ không chỉ dừng lại ở việc sáp nhập hành chính đơn thuần.

Ở phạm vi địa phương, TP.HCM cần rà soát toàn diện và phân bổ một cách ưu tiên, hợp lý các nguồn lực về đất đai, nhân lực, chính sách để thành phố Thủ Đức có thể trở thành một thành phố đáng sống trong tương lai.

Yêu cầu đặt ra cho thành phố Thủ Đức là phải được vận hành và phát triển theo một hướng hoàn toàn mới chứ không còn đơn thuần là chạy theo giải quyết từng vụ việc cụ thể.

Do vậy TP.HCM cần chủ động đẩy mạnh việc phân cấp, ủy quyền cho UBND, chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức để tạo tính đột phá, phát huy cao nhất tính hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành, hướng đến mục tiêu quan trọng nhất là góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Không chỉ vậy, TP.HCM cũng cần chủ động xây dựng đề án riêng về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Thủ Đức trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ xem xét quyết định.

Người dân TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung đang theo dõi từng ngày từng giờ về cái được gọi là “thành phố trong thành phố” đầu tiên của cả nước, do đó các bên liên quan cần dành nhiều hơn nữa sự quan tâm, đầu tư lẫn trách nhiệm cho mục tiêu phát triển này.

Nói khác hơn là cả hệ thống chính trị cần “thức đủ” cho thành phố Thủ Đức!

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2023, 7,8% số vụ TNGT xảy ra với trẻ em. Quý 1/2024, TNGT với trẻ em cũng diễn biến phức tạp và chưa có chiều hướng giảm. Đáng chú ý, không ít vụ TNGT xảy ra khi các em điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi.

// //