Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cần quy định tương xứng cho giao thông cao tốc: Chuẩn mực cần học sớm

Phóng viên - 25/05/2020 | 5:47 (GTM + 7)

Khi hệ thống cao tốc ngày càng được mở rộng, phát triển, những quy tắc tham gia giao thông trên cao tốc càng cần được quy định cụ thể để tạo sự thống nhất khi đầu tư, quản lý, khai thác. Quan trọng hơn, sự chuẩn mực của quy định là cơ sở để hình thành thó

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

chiếc xe lao vun vút ngược chiều trên làn 120km/h cao tốc Hà Nội- Phải Phòn
Chiếc xe lao vun vút ngược chiều trên làn 120km/h cao tốc Hà Nội- Phải Phòng

Thường xuyên lưu thông trên các tuyến cao tốc, anh Phạm Văn Đức ở Cầu Giấy, Hà Nội luôn thấp thỏm, cảnh giác mỗi lần đi gần các xe chở khách, bởi các phương tiện này có thể tạt vào ven đường bắt khách bất cứ lúc nào. Điều này anh thường xuyên bắt gặp mỗi lần lưu thông trên cao tốc Hà Nội – Bắc Giang, Nội Bài – Lào Cai.

"Bất kỳ chỗ nào người ta cũng có thể đón trả khách, mà chúng tôi đi ở đường là chúng tôi thấy rất chi là mạo hiểm. Có khi tôi đang đi bình thường như này, là có 1 xe đột nhiên tạt luôn vào, rất nhiều lần tôi tí nữa thì bị tai nạn ở đường".

Anh Nguyễn Hoàng Thắng ở Văn Lâm, Hưng Yên cũng không ít lần giật mình khi đang lưu thông trên cao tốc thì bắt gặp xe máy đi ngược chiều, thậm chí xe máy đi vào làn 120km. Nếu không cảnh giác từ trước, rất dễ xảy ra tai nạn. Vì vậy, đi trên cao tốc mà anh Thắng luôn trong tâm trạng căng thẳng.

"Dường như là người ta không nắm được tính chất nghiêm trọng trong đấy, hơn nữa là trong tình huống chỉ toàn ô tô lưu thông tốc độ cao nên tiềm tàng nguy cơ gây tai nạn rất lớn. Ví dụ xe bị nổ lốp chẳng hạn, thì người ta không thể làm chủ được, người ta tông vào xe máy là chuyện khó có thể tránh khỏi".

Thời gian qua, tình trạng vi phạm TTATGT trên cao tốc vẫn diễn ra khá thường xuyên và diễn biến phức tạp. Tuy vậy, những quy định tham gia giao thông trên cao tốc dường như chưa theo kịp để điều chỉnh. Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi và Dự thảo Luật Bảo đảm TTATGT cũng đều chỉ dành 1 điều (Điều 35) để quy định các quy tắc tham gia giao thông trên cao tốc; trong khi việc quản lý làn đường, hệ thống thông tin cảnh báo thì lại chưa hoặc rất ít được đề cập.

Giải thích về điều này, ông Vũ Ngọc Lăng, Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông, Tổng cục Đường bộ Việt Nam – đơn vị soạn thảo Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi cho biết:

"Đường cao tốc thì chỉ là một trong 7 cấp hạng kỹ thuật của hệ thống đường theo tiêu chuẩn Việt Nam 4054 năm từ 2005. Trong dự thảo Luật giao thông đường bộ này không hẳn là chỉ quy định trong một điều mà trong 1 điều này thì chúng tôi nêu những cái tính đặc thù của nó còn tất cả là trong các điều khác đã cụ thể trong 6 điều trong quy tắc giao thông".

Dẫn ví dụ khi khai thác hệ thống cao tốc Cầu Giẽ- Ninh Bình vào năm 2012, nhiều chuyên gia trong nước và nước ngoài cũng kiến nghị đầu tư hệ thống thông tin liên lạc, tuy nhiên ông Bùi Đình Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vận hành và Bảo trì đường cao tốc Việt Nam cho rằng, thời điểm đó, để thực hiện được phải xây dựng những trạm thu phát sóng, gây tốn kém nhiều chi phí nên chưa thực hiện được. Ông Tuấn cho rằng, với xu thế công nghệ hiện nay, cần có hệ thống thông tin tốt để hạn chế tối đa các vụ tai nạn, va chạm trên cao tốc:

"Như Trung Quốc, Nhật hay một số nước khác, khi chạy trên cao tốc thì họ yêu cầu lái xe phải bật một tần số FM nhất định để luôn luôn được hướng dẫn các thông tin, như các điểm ra, tình trạng giao thông, an toàn, tắc nghẽn… cái đó rất cần cho việc lưu thông trên cao tốc".

cao tốc hà nội - bắc giang
Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi và Dự thảo Luật Bảo đảm TTATGT cũng đều chỉ dành 1 điều (Điều 35) để quy định các quy tắc tham gia giao thông trên cao tốc.

Ông Lê xuân Tú, Phó giám đốc Công ty Quản lý, khai thác đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng cho rằng,dự thảo Luật cũng chưa quy định cụ thể nguyên tắc lưu thông trên cao tốc khiến năng lực thông qua của tuyến đường bị hạn chế, thậm chí mất an toàn:

"Những xe chạy chậm thường chạy làn ngoài cùng, thành ra hiện tượng các xe phải đảo làn liên tục. Và cái này có 2 vấn đề, một là mất an toàn, tức là vì người lái xe phải đảo làn liên tục để vượt xe, cho nên cũng gây ra mất an toàn. Thứ 2 là khi phải đảo làn liên tục thì năng lực lưu thông của tuyến cao tốc bị hạn chế vì tốc độ bị giảm đi so với tốc độ thiết kế".

Chuyên gia giao thông Doãn Minh Tâm cũng cho rằng, rất nhiều nội dung quy định tham gia giao thông trên cao tốc hiện chưa được đề cập, từ quản lý làn xe, làn vượt, quy tắc cắm biển nhắc lại tại khu vực gần nút giao… những quy định này cần được quy định cụ thể và đầy đủ trong dự thảo Luật Giao thông đường bộ.

Theo ông Tâm, có thể dành 1 chương trong bộ luật giao thông cho việc tham gia giao thông trên cao tốc. Thậm chí có những quốc gia-như Trung Quốc, còn dành hẳn một luật riêng về đường cao tốc, thống nhất quản lý từ kế hoạch xây dựng, duy trì, vận hành, sử dụng và quản lý đường cao tốc trong toàn lãnh thổ:

"Quy định rồi mới có Nghị định, nghị định chỉ là hướng dẫn, chứ không phải nghị định quy định đâu. Nghị định chỉ là hướng dẫn thực hiện Luật và các thông tư chỉ là hướng dẫn thực hiện Nghị định thôi. Cho nên Luật phải quy định rõ".

Chuẩn mực cần học sớm

Khi hệ thống cao tốc ngày càng được mở rộng, phát triển, những quy tắc tham gia giao thông trên cao tốc càng cần được quy định cụ thể để tạo sự thống nhất khi đầu tư, quản lý, khai thác.

Quan trọng hơn, sự chuẩn mực của quy định là cơ sở để hình thành thói quen, ý thức tham gia giao thông chuẩn mực cần có trên cao tốc. 

Khi hệ thống cao tốc ngày càng được mở rộng, phát triển, những quy tắc tham gia giao thông trên cao tốc càng cần được quy định cụ thể để tạo sự thống nhất khi đầu tư, quản lý, khai thác
Những quy tắc tham gia giao thông trên cao tốc càng cần được quy định cụ thể để tạo sự thống nhất khi đầu tư, quản lý, khai thác.

Tôi đã rất ngạc nhiên khi dự thảo luật giao thông đường bộ sửa đổi chỉ có duy nhất điều 35, với 4 khoản quy định về giao thông đường cao tốc. Ngạc nhiên, bởi theo quy hoạch tầm nhìn đến 2030, tức là chỉ 10 năm nữa, tổng chiều dài đường bộ cao tốc Việt Nam sẽ đạt hơn 6.400km.

Tất nhiên, sẽ có người đặt câu hỏi: Sao lại cần phải có nhiều quy định về giao thông đường cao tốc, khi mà về cơ bản thì đi đường nào cũng đã có rất nhiều quy tắc chung? – Nhưng, nếu đặt câu hỏi như vậy, hẳn đó phải là một người chưa có nhiều trải nghiệm trên những tuyến đường cao tốc Việt Nam.

Nếu đã có trải nghiệm về đường cao tốc Việt Nam, hẳn bạn đã từng nhìn thấy cảnh người dân đứng, ngồi bên hộ lan để đón, vẫy xe khách. Trong dự thảo, có một số rất ít trường hợp phương tiện được dừng đỗ, nhưng không hề có quy định có được phép kết hợp đón trả khách hay không, dẫn đến nhiều trường hợp lách luật.

Nếu đã có trải nghiệm, bạn cũng đã không ít lần buộc phải đi dưới tốc độ cho phép chỉ vì những chiếc xe tải trọng lớn đi như bò đồng thời trên tất cả các làn đường. Dự thảo không có bất cứ quy định nào về làn vượt, cũng như quy tắc vượt xe trên đường cao tốc.

Lại sẽ có người đặt câu hỏi: Làm thế nào mà quy định đầy đủ về tham gia giao thông trên đường cao tốc khi mà phần lớn đường gọi là cao tốc tại Việt Nam chưa đạt chuẩn về đường cao tốc theo tiêu chuẩn Việt Nam?

Đây là một câu hỏi quan trọng. Bởi thực tế như đường Cao tốc Nội Bài – Lào Cai có cả trăm km mà mỗi chiều đi chỉ có duy nhất một làn đường, cùng với làn khẩn cấp, và không có giải phân cách cứng để ngăn cách hai chiều đường.

Những tuyến đường được gọi là cao tốc như Hà Nội – Bắc Ninh chẳng hạn thì giới hạn tốc độ của 2 làn đường thậm chí chênh nhau tới 20km.

Vài năm trước, trên đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đã xảy ra một vụ tai nạn thảm khốc khi một chiếc xe khách đâm thẳng vào xe cứu hỏa đi ngược chiều khiến một chiến sĩ cứu hỏa tử nạn. Vụ tai nạn đó hoàn toàn đã có thể tránh được nếu như người lái xe khách nhận được thông tin cảnh báo sớm về việc có xe cứu hỏa đi ngược chiều. Tất nhiên, tất cả các tuyến đường cao tốc ở Việt Nam đều chưa có giải pháp cảnh báo rủi ro từ xa dành cho tài xế. Mà giải pháp, thực ra rất đơn giản: Hệ thống radio cao tốc, hoặc màn hình hiển thị cảnh báo rủi ro.

Khi mà hệ thống đường cao tốc đã có một chiều dài đủ lớn, nhưng lại chưa đủ trưởng thành về tiêu chuẩn, thì việc quy định các nguyên tắc ứng xử như với một hệ thống đã trưởng thành dường như không cần thiết. Tuy nhiên, đó là khi chúng ta mặc định hệ thống đường cao tốc Việt Nam không bao giờ trưởng thành.

Thực tế, dù phần lớn các tuyến đường cao tốc Việt Nam chưa đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, việc sử dụng đường cao tốc đã là một thói quen của dân chúng. Nếu ngay từ bây giờ, những quy tắc tham gia giao thông trên đường cao tốc không được chuẩn hóa một cách đầy đủ thì 10, 20 năm thậm chí là lâu hơn nữa, ý thức tham gia giao thông trên đường cao tốc Việt Nam cũng không thể trưởng thành.

Để người dân hình thành những thói quen chuẩn mực khi tham gia giao thông trên đường cao tốc trong tương lai, đã đến lúc mỗi người đều cần hiểu đầy đủ về các nguyên tắc chuẩn mực tham gia giao thông trên đường cao tốc. Và dự thảo luật giao thông đường bộ sửa đổi chính là chỗ cần thể hiện một cách đầy đủ những chuẩn mực này./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.

// //