Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cân nhắc bỏ cách gọi 'F', bỏ cách ly tập trung

Phóng viên - 16/01/2022 | 12:11 (GTM + 7)

Trong bối cảnh tỉ lệ bao phủ vaccine tại Việt Nam đã khá cao, sự hiểu biết về đường lây nhiễm, cách thức phòng dịch của người dân cũng cải thiện, chiến lược thích ứng với dịch bệnh cũng cần những bước đi đột phá hơn nữa, để đưa xã hội trở lại với “bình th

Theo một số chuyên gia, các lực lượng chức năng nên cân nhắc loại bỏ cách gọi F0, F1, đồng thời giảm quy mô, tiến tới dỡ bỏ các khu cách ly tập trung để tránh việc ly tán gia đình không cần thiết, vừa tốn kém thời gian chi phí cho người dân cũng như nhà nước.

Thay vào đó, các nguồn lực cần di vào trọng tâm nâng cao năng lực y tế cơ sở, điều trị các ca bệnh có triệu chứng và triệu chứng nặng. Có nên bỏ cách gọi “F”, bỏ cách ly tập trung?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Trong dịch tễ học không hề có khái niệm “F0”, ‘F1”, chỉ có người tiếp xúc gần (người nghi nhiễm) và người bệnh (Ảnh: Zing)

Anh K.V, người từng trải nghiệm 2 tuần cách ly trong một khu cách ly tập trung ở một tỉnh miền Nam chia sẻ, điều kiện sinh hoạt và phòng dịch tại đây không thể đảm bảo như ở nhà.

Không những lo ngại về sức khỏe, có thể bị lây nhiễm chéo bất cứ lúc nào, anh và nhiều người còn bị ức chế tâm lý vì thời gian cách ly có thể bị kéo dài nếu trong khu cách ly xuất hiện trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Đến nay, trong bối cảnh nước ta không còn theo đuổi chiến lược triệt tiêu COVID-19, mà chuyển sang thích ứng linh hoạt, không coi số ca nhiễm là tiêu chí để đánh giá cấp độ dịch, anh K.V bày tỏ quan điểm, cần sớm xem xét lại sự cần thiết của các khu cách ly tập trung:

“Những người có nhà, có điều kiện thì nên cách ly tại nhà, vì bản thân họ phải bảo vệ cho họ và gia đình. Còn đưa vào cách ly tập trung, thứ nhất là họ không tự bảo vệ họ được, thứ hai là tốn quá nhiều nhân sự, quá nhiều chi phí để thực hiện cách ly”.

Đồng quan điểm, anh V.C, người mắc COVID-19 cùng cả nhà ở một chung cư tại Hà Nội nêu quan điểm, ngay cả người mắc bệnh không triệu chứng hiện nay cũng đã được theo dõi ở nhà, thì người nghi nhiễm cũng không có lý do gì phải đi cách ly tại một khu vực tập trung rất đông người.

Vì nếu phát hiện dương tính, nếu không diễn biến nặng, họ vẫn sẽ được chuyển về theo dõi, cách ly tại nhà.

“Sau khi mắc COVID-19, tôi và gia đình cũng xác định là đã tiêm vắc xin rồi nên không lo lắng quá nhiều. Nếu tự theo dõi diễn tiến bệnh theo chiều hướng xấu đi thì chúng tôi sẽ có liên lạc với y tế phường, tổ covid cộng đồng hướng dẫn làm những bước nào. Chúng tôi thực hiện theo các hướng dẫn đó và hoàn toàn tin tưởng vào việc cách ly, theo dõi tại nhà”.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng, trong dịch tễ học không hề có khái niệm “F0”, ‘F1”, chỉ có người tiếp xúc gần (người nghi nhiễm) và người bệnh.

“Chúng ta cần chia ra những thuật ngữ là bệnh nhân và người tiếp xúc gần có nguy cơ cao, không cần giữ F1, F0 nữa”.

Và từ việc thay đổi cách gọi đó, chiến lược trong cách ly cũng cần thay đổi. Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, trong bối cảnh xã hội đã nhận thức khá toàn diện về dịch bệnh, hướng COVID-19 trở thành bệnh đặc hữu, thì việc trả lại thế chủ động trong tự cách ly, theo dõi sức khỏe với người dân đủ điều kiện là cần thiết.

“Những nơi cách ly F1 cũng nên xem xét không duy trì nữa, trừ những khu người dân có nhu cầu, họ muốn đến đấy thì trả tiền. Chứ không của Nhà nước cách ly miễn phí nữa. Ngành y tế phải đề nghị Chính phủ nghiên cứu xem trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm thì bệnh Covid này có phải là bệnh nhóm A nữa không. Không còn nhóm A mà chuyển sang nhóm B thì cơ chế khác đi”.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga nhấn mạnh, ưu tiên lúc này không còn là truy vết nữa mà cần ưu tiên nguồn lực của ngành chức năng lúc này là thiết lập hệ thống giám sát dịch bệnh đủ mạnh, nâng cao năng lực xử trí các ca bệnh có triệu chứng và chuyển nặng. Muốn vậy, cần xã hội hóa công tác chăm sóc người bệnh, người nhiễm SARS-CoV-2, đặc biệt là người cách ly tại nhà.

Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội, cũng đề xuất lực lượng chức năng nên cân nhắc giảm bớt các trường hợp bắt buộc đi cách ly tập trung.

“Mình nên cố gắng chỉ những trường hợp không thể cách ly điều trị tại nhà được thì mới cho đi tập trung. Cách ly tại nhà có rất nhiều lợi thế, rất nhiều ưu việt. Trong đó có một việc làm giảm tải được lực lượng y tế để mà tập trung cho công tác điều trị. Nhưng mà cũng vẫn phải duy trì một số trường hợp người ta không thể cách ly khỏi nhà được. Nhưng hiện nay tỷ lệ cách ly tập trung, điều trị tập trung ở các trạm vẫn còn cao thì mình làm sao để giảm số lượng càng nhiều càng tốt”.

Nhấn mạnh điều kiện để dần dần giảm phụ thuộc vào các khu cách ly, điều trị tập trung, nâng cao hiệu quả theo dõi tại nhà, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng chia sẻ, rất khó để trông chờ hoàn toàn vào lực lượng y tế cơ sở hiện vốn khá mỏng, và các tình nguyện viên bổ sung đến từng nhà.

“Cách hiệu quả nhất là phải tổ chức nhiều nhóm tư vấn từ xa, kể cả những người đang làm việc tại các bệnh viện, những người nghỉ hưu nhưng có kinh nghiệm hoặc là những bệnh viện, phòng khám tư tham gia vào tư vấn từ xa. Chứ bổ sung người, tăng người tình nguyện thì cũng không kịp được.

Cơ bản nhất là truyền thông, hướng dẫn người ta qua phương tiện thông tin đại chúng. Hai là hỗ trợ tư vấn khi người ta có nhu cầu một cách thông suốt, chứ không để tình trạng người ta gọi đến không ai trả lời, chờ đến thì lại không thấy. Thế rất là lo lắng và tâm lý không an cũng làm nặng tình trạng bệnh”.

Mô hình cách ly tập trung chỉ là một giải pháp tình thế, không phải một giải pháp bền vững. Nếu kéo dài và hoạt động thiếu phù hợp, nó có thể tác động tiêu cực đến tâm trạng xã hội (Ảnh: QĐND)

Đã đến lúc kết thúc sứ mệnh của các khu cách ly tập trung?

Đã có một thời gian, cách ly tập trung, hạn chế tối đa người có nguy cơ mắc virus đi ra cộng đồng là một chiến lược phòng chống dịch thành công của Việt Nam. Đó là thời điểm cả thế giới chưa hiểu biết nhiều về loại virus SARS-CoV-2, và đa số quốc gia vẫn theo đuổi mục tiêu triệu tiêu COVID-19, đưa số ca mắc về 0.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến chủng Delta với tốc độ lây lan nhanh, đa số người nhiễm không có triệu chứng, lẩn khuẩn trong cộng đồng, dịch bệnh chuyển sang hình thái dịch nội sinh, đã khiến chiến lược của nhân loại phải thay đổi.

Từ cố gắng truy vết, cách ly, phong tỏa diện rộng để tìm bằng được nguồn lây, thì nay, công tác phòng chống dịch đang chuyển sang việc ưu tiên theo dõi, điều trị người nhiễm có triệu chứng và triệu chứng nặng.

Trong bối cảnh hiện nay, cách ly tập trung để làm gì? Đây là câu hỏi cần được các địa phương trả lời thấu đáo nếu muốn tiếp tục duy trì mô hình này. Thực tế, những trường hợp tiếp xúc gần, nguy cơ cao, nghi ngờ mắc khi vào khu cách ly tập trung theo dõi, nếu dương tính và không có biểu hiện, triệu chứng sẽ lại được trả về nhà theo dõi nếu đủ điều kiện cách ly tại nhà.

Vậy khâu trung gian là các khu cách ly tập trung là không cần thiết. Trái lại, nó còn sinh ra khá nhiều bất cập như ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý, tinh thần người cách ly, gây ly tán gia đình, thiếu điều kiện chăm sóc sức khỏe đảm bảo, nguy cơ lây nhiễm chéo, tốn kém thời gian, tiền bạc của xã hội.

Thiết nghĩ, mô hình cách ly tập trung theo kiểu nhà nước bao cấp cần được chuyển đổi sang mô hình cách ly dịch vụ theo yêu cầu với tiêu chuẩn hạ tầng và dịch vụ cao hơn để phục vụ nhóm đối tượng không có đủ điều kiện cách ly tại nhà hoặc người có yêu cầu đặc biệt. Người nghèo, có bảo hiểm y tế vẫn được nhà nước chi trả các chi phí xét nghiệm, ăn ở.

Đa số đối tượng người nhiễm và nghi nhiễm sẽ được theo dõi, cách ly tại nhà, trạm y tế lưu động. Lúc này, nguồn lực khổng lồ duy trì các khu cách ly trước đây sẽ được chuyển sang các tầng điều trị dành cho bệnh nhân có triệu chứng và triệu chứng nặng.

Đồng thời, một phần nguồn lực cần đổ về các lực lượng bổ sung cho y tế cơ sở trong việc tư vấn, hướng dẫn, trang bị kiến thức, điều trị từ xa cho người dân theo dõi, cách ly tại nhà.

Ở một tầm nhìn xa hơn, khi đã kiện toàn được một hệ thống giám sát y tế, hỗ trợ can thiệp y tế từ cơ sở, khi người dân có sự hiểu biết về đường lây truyền, các biện pháp phòng tránh, bao gồm cả vắc xin, thì không chỉ COVID-19 mà các dịch bệnh khác, nếu xuất hiện trong tương lai, cũng sẽ được kiểm soát một cách bình tĩnh, hiệu quả hơn.

Mô hình cách ly tập trung chỉ là một giải pháp tình thế, không phải một giải pháp bền vững. Nếu kéo dài và hoạt động thiếu phù hợp, nó có thể tác động tiêu cực đến tâm trạng xã hội.

Tags:
Ý kiến của bạn
Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Nhiều tháng qua do ảnh hưởng của gió mùa nên thời tết khu vực miền Trung luôn trong tình trạng mưa kéo dài triền miên, khiến cho công tác thi công nền đường tại các dự án cao tốc Bắc – Nam qua khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiến độ bị đe dọa.

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Hạn mặn là vấn đề được dự báo trước, thế nhưng các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh. Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm, không để người dân thiếu nước.

// //