Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cần làm gì khi cháy trường mầm non?

Phóng viên - 27/05/2019 | 21:16 (GTM + 7)

Việc phòng cháy chữa cháy ở nơi có nhiều trẻ nhỏ như trong các trường mầm non rất là quan trọng và là vấn đề cấp bách được nhiều phụ huynh, giáo viên nhà trường quan tâm...

Hình ảnh các cháu được đưa ra ngoài trên tầng 2 và 3 tại Trường Mầm non tư thục Gấu Trúc khi phát hiện có khói bốc lên

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Công tác PCCC là một trong những yêu cầu quan trọng để đảm bảo môi trường an toàn cho nhà trường ở tất cả các cấp học, nhất là ở bậc mầm non…Hầu hết hiện nay các vụ cháy xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau, đã gây ra nhiều thiệt hại lớn về tài sản và cơ sở vật chất. Chính vì thế, việc phòng cháy chữa cháy, đặc biệt là phòng cháy chữa cháy ở nơi có nhiều trẻ nhỏ như trong trường mầm non rất quan trọng và là vấn đề cấp bách được nhiều bậc phụ huynh, giáo viên và nhà trường quan tâm.

Mới đây nhất, vào chiều 13-5, Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) - Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội, đã phối hợp cùng người dân hướng dẫn thoát nạn, giải cứu nhiều học sinh trong vụ cháy tại trường mầm non tư thục trên địa bàn phường Phú Lương, quận Hà Đông. 

Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 10 giờ 30 sáng, các giáo viên tại Trường Mầm non tư thục Gấu Trúc, phường Phú Lương, tá hỏa phát hiện có khói bốc lên tại khu vực để máy bơm nước sinh hoạt nên đã tri hô cứu nạn.

Ngay khi phát hiện, người dân xung quanh đã nhanh chóng thông báo cho lực lượng chức năng phối hợp khẩn trương sơ tán các trẻ. Do đám cháy chưa bùng phát lớn, chỉ xuất hiện khói nên một số cháu trên tầng 2 và 3 của ngôi trường 4 tầng đã được đưa ra ngoài theo đường ban công thoát sang mái tôn nhà lân cận.

Theo Trung úy Nguyễn Danh Luân – Giảng viên trường ĐH PCCC, khi xảy ra cháy tại các trường mầm non, việc thoát nạn cho thầy cô và trẻ nhỏ cần phải được ưu tiên hàng đầu. Trung úy Nguyễn Danh Luân lưu ý một số kỹ năng thoát nạn như sau:

“Tùy vào từng trường hợp, nếu mật độ khói quá dày, các cô có thể đi khom người, khoảng cách từ mặt xuống mặt đất là 60cm. Còn khói quá dày thì phải cúi thấp hơn. Trong quá trình di chuyển từ trên tầng cao, phải đi men theo tường của cầu thang, tránh trường hợp rơi ngã. Điều quan trọng là phải bảo vệ cơ quan hô hấp bằng cách trang bị khăn ướt, mặt nạ phòng độc hoặc dùng chính quần áo che mũi, miệng”.

Hướng dẫn trẻ một số kỹ năng cơ bản trong việc phòng cháy chữa cháy tại trường

Ngoài ra, nguy cơ cháy, nổ tại các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố còn đến từ nguyên nhân chập điện hoặc từ các bếp ăn tập thể tại trường. Theo thống kê sơ bộ của Sở GD&ĐT Hà Nội, có trên 50% số trường học hiện có bếp ăn bán trú. 

Đây là nguồn có thể xảy ra cháy, nổ cao, nếu như những người vận hành không am hiểu và thiếu kỹ năng phòng cháy, chữa cháy. Đưa ra lời khuyên khi không may xảy ra các vụ cháy bắt nguồn từ điện và từ các bếp ăn, Trung úy Nguyễn Danh Luân cho biết thêm:

“Ở các trường mầm non, còn có thể cháy do điện và do gas. Với cháy gas, chúng ta cần phải dùng bình chữa cháy hoặc vải ướt để phủ lên đám cháy. Với cháy điện thì phải ngắt cầu giao điện và dùng các thiết bị chữa cháy ban đầu. Các thầy cô cũng có thể gọi số 114 để chúng tôi hướng dẫn, khắc phục sự cố đám cháy”.

Theo các chuyên gia, kỹ năng PCCC là một trong các kỹ năng mà các trường mầm non nên đào tạo cho cán bộ công nhân viên và giáo viên. Không chỉ thế, kỹ năng này cần được đưa vào làm bài dạy cho các con học sinh. Phòng cháy chữa cháy cần được thực hành ngay tại trường để giáo viên và các bé được quan sát kỹ lưỡng và thực tế nhất, đề phòng các trường hợp có thể xảy ra. 

Ngoài ra, với những trò chơi, hoạt động với mô hình phòng cháy chữa cháy tại trường mầm non, các bé sẽ dễ dàng và hình dung và xử lý trong các tình huống nguy hại một cách nhanh hiệu quả hơn.

Nếu có bất kỳ câu hỏi, băn khoăn liên quan đến công tác đảm bảo an toàn PC&CC, quý thính giả có thể liên hệ với chương trình qua tổng đài 024.37.91.91.91, thư điện tử: [email protected].

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //