Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cần làm gì để kéo giảm 50% thương vong do TNGT?

Kênh VOV Giao thông - 16/04/2022 | 15:06 (GTM + 7)

Để giảm tai nạn giao thông cần xác định rõ nguyên nhân gây tai nạn để có những giải pháp phù hợp; và để tiếp tục duy trì đà giảm sâu TNGT trong điều kiện mới là một nhiệm vụ đầy thách thức.

Các nút thắt nào cần gỡ?

Năm 2021, số người chết do TNGT giảm xuống còn 5.600 người, đây là năm thứ 10 liên tiếp TNGT giảm sâu về số vụ và số người tử vong.

Tuy nhiên, để giảm 50% số người thương vong do TNGT đến năm 2030 theo mục tiêu Chính phủ đề ra, cần tập trung gỡ những nút thắt nào? Các chính sách sắp tới cần tiếp tục hoàn thiện ra sao?

Đón nghe: Diễn đàn 91, từ 16h đến 17h, thứ Bảy ngày 16/4/2022, trên VOVGT FM91 và vovgiaothong.vn

Sau 1 thập kỷ, giảm 75% số vụ TNGT

Hơn 20 năm lái xe trên cung đường Hải Dương- Hà Nội, anh Nghĩa nắm rõ từng vị trí, từng khu vực thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông.

Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, số vụ tai nạn giao thông trên cung đường này đã giảm đi đáng kể do nhiều khu vực đã được cắm biển hạn chế tốc độ và có lực lượng chức năng túc trực.

Anh Nghĩa cho biết: "Tại điểm sang đường cổng trường phổ thông  cơ sở Phùng Chí Kiên, cách Quán Gỏi khoảng 2km. Trước đây gần như 10 ngày có 6 vụ tai nạn, nhưng từ khi đặt biển hạn chế tốc độ, tôi duy nhất gặp 1 trường hợp bị thôi. Đấy là điểm mà đã được khắc phục, hiệu quả nhất".

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xuất hiện nhiều “điểm đen” xảy ra tai nạn giao thông như tại km 323+500 QL1A; ngã tư Đại lộ Hùng Vương - Đại lộ Võ Nguyên Gíap; ngã tư QL47 - đường vành đai phía Tây, … Đa phần đây là những vị trí có mặt đường xấu, xuống cấp, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, tầm nhìn hạn chế…Để khắc phục tình trạng này, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã phối hợp với các cấp, các ngành liên quan xây dựng kế hoạch, triển khai nhiều giải pháp nhằm giải quyết dứt điểm.

Ông Vũ Hoàng Linh, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông, xây dựng mới hạ tầng giao thông , tổ chức giao thông của các ngành chức năng, đặc biệt là rà soát, kiểm tra các vị trí điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ cao TNGT để khắc phục, xử lý đã góp phần tích cực giảm tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh"         

Trong năm 2021, Sở GTVT tỉnh Thanh Hóa cũng đã khắc phục, xử lý tại 10 “điểm đen”, điểm tiềm ẩn trên địa bàn tỉnh. Đồng thời đề xuất các đơn vị liên quan rà soát, bổ sung biển báo mở rộng làn đường, lắp đèn tín hiệu, đèn cảnh báo, sơn gờ giảm tốc tại một số “điểm đen”.

Hiện trường một vụ TNGT

Hiện trường một vụ TNGT

 Còn tại Hà Nội, năm 2021, trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra 827 vụ TNGT, làm 350 người chết, 547 người bị thương, giảm trên cả 3 tiêu chí so với năm 2020. Đáng chú ý, thành phố  đã tập trung xử lý, khắc phục được 20/27 “điểm đen” về tai nạn giao thông; xử lý được 10/37 điểm ùn tắc giao thông.

Theo số liệu của Ủy ban ATGT quốc gia, quý I/2022, cả nước có 33 tỉnh, thành phố có số người chết do tai nạn giao thông giảm so với cùng kỳ năm 2021, trong đó 11 địa phương giảm trên 40% số người chết. Trong đó,  số vụ tai nạn giao thông  của Cần Thơ đã giảm 42% số vụ, 40% số người chết và 25% số người bị thương so với cùng kỳ năm 2021.

Chia sẻ kinh nghiệm về kết quả giảm tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí, ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ cho biết: "Chúng tôi tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Chúng tôi xem đây là biện pháp cấp bách trước mắt hiện nay, để kiềm chế tai nạn giao thông".

Năm 2021, toàn quốc xảy ra 11.495 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 5.799 người, bị thương 8.018 người. So với năm 2011, giảm 33.053 vụ, giảm 5.596 người chết, và giảm 40.716 người bị thương. Như vậy sau 1 thập kỷ, Việt Nam đã được những kết quả khả quan trong việc kéo giảm tai nạn giao thông,  giảm lần lượt 75%, 49% và 83% về số vụ, số người chết và số người bị thương.

Cần xác định nguyên nhân để có giải pháp phù hợp

Sau khi nước ta chuyển trạng thái bình thường mới, nhiều ý kiến cho rằng, hoạt động giao thông sôi động trở lại sẽ là thách thức cho các địa phương trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Trong quý 2, số lượng phương tiện tham gia giao thông sẽ có sự gia tăng đột biến.

Vì vậy, để giảm tai nạn giao thông cần xác định rõ nguyên nhân gây tai nạn để có những giải pháp phù hợp.

Hiện trường một vụ va chạm

Hiện trường một vụ va chạm

TS Phan Lê Bình, giảng viên trường Đại học Việt Nhật cho rằng, đa phần những vụ TNGT nghiêm trọng xảy ra trên các tuyến đường cao tốc, quốc lộ. Bởi vậy, trước mắt cần tập trung vào những vị trí này: "Thứ nhất là giải quyết các điểm đen trên các tuyến cao tốc, tuyến quốc lộ, tỉnh lộ thường xuyên xảy ra TNGT. Chúng ta cần phải nắm được rõ vấn đề xuất hiện ở đâu, bán kính cong quá dốc, hay thiếu tầm nhìn. Nắm được nó để giải quyết. Thứ hai là cưỡng chế xử phạt một cách thường xuyên"         

Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục CSGT cho rằng, để giảm TNGT thì phải giảm các hành vi vi phạm của người tham gia giao thông như sử dụng rượu bia, đi sai phần đường, làn đường…thông qua các biện pháp phòng ngừa. Đặc biệt, đối với những hành vi tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông cao như lái xe sau khi xử dụng rượu bia cần có những quy định, hướng dẫn cụ thể để ngăn chặn, xử lý những hành vi này: "Các quy định của pháp luật phải rõ ràng và nghiêm minh hơn. Như chúng tôi đề xuất, các hành vi vi phạm phải xử lý theo mức độ nguy hiểm của hành vi. Những cái này chỉ có lực lượng CSGT mới có dữ liệu để phân tích. Cái này chúng tôi cần sự lắng nghe và sự vào cuộc chung, làm việc cụ thể, đồng bộ".

Thạc sỹ Vũ Anh Tuấn, giảng viên trường đại học giao thông vận tải cho rằng hiện nay công tác thống kê TNGT và ghi nhận các nguyên nhân và cập nhật dữ liệu trên hệ thống của nước ta đang tiến hành rời rạc chưa có sự gắn kết giữa dữ liệu các bên. Bơi vậy, thời gian tới cần cải thiện sự kết nối dữ liệu gữa các bên: "Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới thì quản lý dữ liệu an toàn và phân tích các nguyên nhân về TNGT một cách đầy đủ sẽ giúp chúng ta tìm ra và triển khai các giải pháp hiệu quả để giảm TNGT.  Các dữ liệu của bên CSGT cần được chia sẻ với các nhà quản lý giao thông để  họ nắm bắt đầy đủ dữ liệu về các nguyên nhân dẫn đến TNGT"

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, thời gian tới, Bộ sẽ đẩy nhanh các dự án hạ tầng giao thông, giảm bớt nguy cơ xảy ra TNGT: "Chúng tôi sẽ đẩy nhanh tiến độ các dự án đang triển khai. Khi mà hoàn thành giao thông sẽ tốt hơn. Đặc biệt là công tác duy tu sửa chữa đường bộ, đặc biệt là các điểm ngập úng, xóa các vị trí mặt đường hư hỏng, những chỗ có thể gây tai nạn giao thông, tập trung vào công tác duy tu, sửa chữa, đảm bảo an toàn giao thông".

Bộ trưởng GTVT đề nghị các địa phương cung cấp thông tin về các điểm đen để tập trung vào công tác xóa điểm đen, xóa điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Ý kiến của bạn
CSGT không công khai “kế hoạch, chuyên đề”, người dân vẫn có quyền giám sát

CSGT không công khai “kế hoạch, chuyên đề”, người dân vẫn có quyền giám sát

"Quyền giám sát các lực lượng thực thi pháp luật là quyền của người dân. Việc giám sát theo kế hoạch chuyên ngành là câu chuyện giám sát trong các báo cáo. Còn trong hoạt động thường ngày, với mỗi sự kiện chúng ta đều có thể giám sát theo quy định".

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Tối 12/4, nhiều tài xế phản ánh đến đường dây nóng của VOV Giao thông về việc một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tối om, khiến tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia lưu thông trên tuyến này.

Lùng bùng chuyện quản lý lộ trình xe khách

Lùng bùng chuyện quản lý lộ trình xe khách

Trong khi lộ trình tuyến cố định được giao cho Sở GTVT hai đầu tuyến chấp thuận, trên cơ sở khảo sát, đề xuất của doanh nghiệp vận tải, thì việc thay đổi lộ trình tuyến lại phải chờ quyết định của Bộ GTVT, khiến hiệu quả khai thác bị ảnh hưởng.

Nuôi con gì? Ăn con gì?

Nuôi con gì? Ăn con gì?

Với người Việt, việc ăn thịt chó mèo hay nuôi chó mèo để giết thịt là chuyện hết sức bình thường từ xưa tới nay, và có thể nói rằng với lịch sử ẩm thực của người Việt, thịt chó mèo như một phần nét văn hóa ẩm thực… Nhưng rồi thói quen nào cũng sẽ thay đổi cùng với thời gian và nhận thức.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Hà Nội sống và yêu: Quang gánh cuộc đời

Hà Nội sống và yêu: Quang gánh cuộc đời

Những đôi quang gánh tô điểm cho cái hồn phố thị, thu hút sự chú ý của khách du lịch bao năm qua. Không thể đếm nỗi những vất vả, những câu chuyện đằng sau đôi quang gánh của các bà các chị trên khắp các con phố Hà Nội.

Hàng trăm tấm đan mương thoát nước trên QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp tiếp tục bị đập phá

Hàng trăm tấm đan mương thoát nước trên QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp tiếp tục bị đập phá

Sau khi được lắp đặt lại, hàng trăm tấm loạt tấm đan bê tông mương thoát nước trên tuyến QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp, đoạn qua TP. Thủ Đức (TP.HCM) lại tiếp tục bị phá hoại, gây mất an toàn, ảnh hưởng đến trật tự và mỹ quan đô thị.

// //