Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cán đích giải ngân vốn đầu tư công không đồng nghĩa tiêu tiền thật nhanh

Phóng viên - 18/09/2020 | 15:11 (GTM + 7)

Đầu tư công đang được coi là giải pháp tiếp sức doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung vượt qua vận rủi từ dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên “cán đích giải ngân đầu tư công không đồng nghĩa với việc cố tiêu tiền thật nhanh mà không tính đếm hiệu quả”

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Phân loại dự án đầu tư công để giải ngân vốn - Cần thận trọng “dục tốc bất đạt”

Sau hội nghị toàn quốc về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trung tuần tháng 7, từ sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng, tỷ lệ giải ngân trung bình trong cả nước đã đạt gần 41%, tăng 6% so với cuối tháng 6.

Tuy nhiên vẫn còn 29 bộ, cơ quan Trung ương và 6 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 35%, trong đó 15 bộ và 1 địa phương có tỷ lệ giải ngân rất chậm mới chỉ đạt dưới 15%.

Nguyên nhân được chỉ ra là do công tác lập kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương chưa sát thực tế. Tại ĐBSCL, đơn cử như Cà Mau, tính đến cuối tháng 8, tổng giá trị giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Cà Mau chỉ đạt hơn 53% kế hoạch năm 2020.

Nhiều nguyên nhân được chỉ ra, trong đó có việc vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng khiến nhiều dự án chậm triển khai và không đảm bảo theo tiến độ đề ra.

Ông Lê Văn Sử Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chia sẻ về những nỗ lực của địa phương trong thời gian tới: "Trong chương trình hành động hướng tới đẩy nhanh với các dự án đầu tư khẩn cấp, đẩy nhanh tiến độ các dự án sử dụng nguồn vốn sử dụng chuyển tiếp từ những năm trước, đặc biệt là năm 2018. Phải tập trung giải phóng mặt bằng".

Thực tế, giải ngân đầu tư công đang được Chính phủ coi là 1 trong “5 mũi giáp công” để phục hồi kinh tế trong năm nay.

Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, khi vốn đầu tư công tăng lên 1% sẽ đóng góp cho tăng trưởng GDP thêm 0,06 điểm phần trăm. Tập trung đẩy nhanh giải ngân chính là giải pháp kích cầu đầu tư, thúc đẩy sản xuất và duy trì đà tăng trưởng kinh tế.

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về giải ngân vốn đầu tư công vào cuối tháng 8, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu: "Trường hợp không hoàn thành mực tiêu giải ngân như đã đề ra thì phải kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu, không xét thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ cho người đứng đầu, chủ đầu tư dự án và cá nhân liên quan trong năm nay. Yêu cầu các các đồng chí bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND các cấp trực tiếp chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc giải ngân. Nên ngồi lại bàn bạc nhìn nhận những yếu kém của địa phương và ngành của mình để mà xử lí và báo cáo".

TP Cần Thơ, tính đến hết tháng 7, còn gần 50% dự án chưa được giải ngân. Cụ thể, trong tổng số 142 dự án giao cho các sở, ban ngành làm chủ đầu tư, có đến 69 dự án chưa được giải ngân. Ngay trong tháng 8, TP nghiêm túc tiến hành xử phạt, chấm dứt hợp đồng đối với một số nhà thầu cố tình dây dưa không triển khai tiến hành xây lắp. Đồng thời linh động đưa ra các quyết định điều chuyển vốn từ các dự án không hoặc triển khai chậm sang các dự án có khả năng triển khai tốt hơn. Đây là một động thái quyết liệt thúc đẩy giải ngân đầu tư công mà TP Cần Thơ tiếp thu từ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Lê Quang Mạnh – Chủ tịch UBND TP Cần Thơ khẳng định: "Chúng ta phải tăng cường hơn nữa sự phối hợp với các sở ngành, địa phương với các chủ đầu tư để giải quyết nhanh thủ tục dự án. Nhất là việc thẩm định hồ sơ hoàn thành thiết kế thi công để dự toán là không quá 20 ngày. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu không quá 7 ngày, thực hiện thủ tục kiểm toán mức đầu tư không quá 1 tháng".  

Kế hoạch đầu tư công trung hạn - Tránh dàn trải, lãng phí

Tuyến đường Nam sông Hậu (Ảnh minh họa: baocantho.com.vn)
Tuyến đường Nam sông Hậu (Ảnh minh họa: baocantho.com.vn)

Còn tại tỉnh Kiên Giang, chủ tịch UBND tỉnh đã ký quyết định bãi bỏ các quy chế phối hợp giữa chủ đầu tư công với các ban quản lý dự án, nhằm góp phần giải ngân nhanh nguồn vốn đầu tư. Các bộ, ngành, địa phương khác cũng được nhìn nhận là có nhiều cố gắng, chuyển biến so với những tháng đầu năm 2020 về thúc đẩy giải ngân đầu tư công.

Được biết, kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 lấy nguyên tắc là tập trung, tránh dàn trải, lãng phí, mà phải công khai, minh bạch, tiêu chí phân bổ rõ ràng là tập trung vốn cho các công trình, dự án trọng điểm cấp bách.

Như vậy bên cạnh mục tiêu tối thượng là dùng tiền đầu tư đúng đối tượng, thẩm định giải ngân đủ số tiền, chất lượng dự án đảm bảo thì bắt buộc mỗi địa phương cân nhắc, chọn lựa dự án quan trọng cần thiết để mở cửa đón vốn.

Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chia sẻ: "Tôi lấy ví dụ như ở Quảng Ninh, trong khi vốn đầu tư cả công, cả tư đều thu hẹp, nhưng người ta biết tập trung vào những dự án quan trọng nhất và những dự án có hiệu quả nhất - kết nối Quảng Ninh với các tỉnh khác, và xây dựng hạ tầng trong địa phương của mình… thì trong mấy năm vừa rồi bộ mặt và hạ tầng của Quảng Ninh thay đổi một cách vượt bậc. Thì rõ ràng ở đây mình nhìn thấy đó là tính năng động, sáng tạo của lãnh đạo địa phương. Ông Bí thư và chủ tịch UBND các cấp cũng phải hành động như thế. Nếu như ai đó trăn trở về sự phát triển của kinh tế địa phương thì có một dự án triển khai trên địa phương thì cực kỳ may mắn cho địa phương ấy chứ không phải là một gánh nặng cho địa phương thì người ta sẽ đốc thúc tìm mọi cách để có thể triển khai được dự án đấy… Và nếu như triển khai đó mà lại theo cách thức phù hợp với lợi ích của người dân nữa thì chắc chắn thu hút được sự ủng hộ của người dân".

Dễ thấy, quy trách nhiệm cụ thể những người làm trực tiếp trong công tác giải ngân vốn như là một “bàn tay thép” để thúc đẩy tiến độ giải ngân của các địa phương, tránh tình trạng lơ là vì thời gian không còn nhiều để giải phóng 100% 28 tỷ USD, tương đương 633 ngàn tỷ đồng.

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và quy trọng trách lên vai lãnh đạo đứng đầu địa phương, thời điểm này chẳng cá nhân nào còn tâm lý “cơm không ăn, gạo còn đó” mà bắt buộc phải tập trung vào công tác giải ngân.

Khi vốn đầu tư công được giải ngân đạt chỉ tiêu chẳng những giúp phát triển kinh tế mà còn đúc kết bài học về sự lựa chọn cán bộ tâm huyết, sáng tạo, vượt khó để phát triển kinh tế địa phương.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cán đích giải ngân vốn đầu tư công không đồng nghĩa tiêu tiền thật nhanh

Trong thời điểm này, đầu tư công đang được coi là giải pháp tiếp sức doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung vượt qua vận rủi từ dịch bệnh COVID-19.

Tuy nhiên “cán đích giải ngân đầu tư công không đồng nghĩa với việc cố tiêu tiền thật nhanh mà không tính đếm hiệu quả”. Đây chính là cục diện mà địa phương lẫn các chuyên gia kinh tế đã thận trọng, nhìn nhận trong 4 tháng cuối năm thông qua bài bình luận sau.

Vốn đầu tư công trung hạn 2016 – 2020 tập trung chủ yếu cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm, nhất là giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế, nông nghiệp.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến hết tháng 8 đã có 09 bộ và 09 địa phương xin trả lại hơn 6.300 tỷ đồng vốn kế hoạch để Chính phủ điều chuyển cho các địa phương có nhu cầu. Đây là chủ trương minh bạch khi sử dụng vốn đầu tư công.

Nhưng nghĩ lại, ở đâu có vốn thì ở đó nên triển khai thật nhanh, thật đúng tiến độ và giải ngân hết. Bởi vì mỗi một đồng vốn đầu tư công vào là tạo ra lợi ích rất nhiều cho nền kinh tế và chính lợi ích của địa phương, của ngành.

Nếu vốn đã tập trung vào “nhà” mà chính địa phương đó từ chối thì quả là tiếc nuối về những cơ hội làm thay đổi tầm vóc của tỉnh nhà.

Tuy nhiên, thúc đẩy đầu tư công không phải là việc "vẽ" ra các dự án mới, tăng chi tiêu công một cách dàn trải, vội vàng, thiếu kiểm soát mà phải đảm bảo yếu tố tiên quyết là tính hiệu quả.

Thời gian qua, có nhiều công trình trên cả nước được đề xuất xây dựng với phương án lựa chọn là đầu tư công, trong khi hiệu quả khi đưa vào sử dụng chưa thuyết phục.

Điều này gieo vào nhận thức của công chúng một khối hoài nghi về mục đích tranh thủ giải ngân đầu tư công. Thậm chí đặt dấu hỏi, liệu dự án này có được nhân dân chào đón?

Nên đẩy nhanh những dự án trọng điểm quốc gia

Ảnh minh họa: VGP
Ảnh minh họa: VGP

Theo nhận định từ các chuyên gia kinh tế đến từ các trường Đại Học, Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách thì thúc đẩy đầu tư công chỉ nên đẩy nhanh những dự án trọng điểm quốc gia, được phê duyệt và đã bố trí sẵn vốn thực hiện. Thậm chí có thể cân nhắc áp dụng giải pháp đặc biệt: Chia nhỏ ra làm nhiều gói thầu và thực hiện rải rác để cả doanh nghiệp và nhiều địa phương có thể tiếp cận, tạo sự lan tỏa tốt hơn.

Nguyên nhân dẫn đến ách tắc trong giải ngân đầu tư công thời gian qua nêu rõ với không ít lí do chủ quan lẫn khách quan. Tuy nhiên sau 2 cuộc họp trực tuyến giữa Thủ tướng Chính phủ với lãnh đạo các địa phương nhằm “gỡ lưới” cho số vốn ứ đọng thì tỷ lệ giải ngân cải thiện rất nhiều. Mỗi địa phương đã tiến hành sàng lọc, chọn lấy dự án tiềm năng trọng điểm để giải ngân, hướng tới hiệu quả cao nhất.

Ngay lúc này, người đứng đầu các địa phương phải vào cuộc trên tinh thần là dám sáng tạo, đổi mới sáng tạo, tìm mọi giải pháp có thể nhất phù hợp với lợi ích của người dân và đẩy nhanh được giải ngân vốn đầu tư công.

Ở đâu vướng mắc liên quan đến lợi ích của người dân thì phải áp dụng nghệ thuật dân vận để nhận được sự ủng hộ. Hàng ngày, hàng giờ đốc thúc và xử lý vấn đề. Cũng đã đến lúc những địa phương, những ngành đã giải ngân tốt nên chuyển ngay những kinh nghiệm đó cho các địa phương khác.

Tất cả đều trên tôn chỉ cán đích giải ngân không đồng nghĩa tiêu tiền thật nhanh.

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

// //