Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cải thiện ô nhiễm không khí, VN có thể học gì từ thế giới

Phóng viên - 27/01/2020 | 16:03 (GTM + 7)

Kinh nghiệm của nhiều đô thị trên thế giới cho thấy, kiểm soát chất lượng không khí đòi hỏi một chiến lược tổng thể, thực hiện trong nhiều năm với những nhóm giải pháp khác nhau tùy theo điều kiện kinh tế, sự quyết tâm của chính quyền và mục tiêu phát tri

Mặc dù cơ quan quản lý về môi trường, chính quyền thành phố đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát ô nhiễm không khí, nhưng tình hình được nhận định là sẽ còn tiếp tục trong nhiều năm sắp tới
Mặc dù cơ quan quản lý về môi trường, chính quyền thành phố đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát ô nhiễm không khí, nhưng tình hình được nhận định là sẽ còn tiếp tục trong nhiều năm sắp tới

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Theo thống kê của Tổng cục môi trường, năm 2019, Hà Nội trải qua ít nhất 5 đợt ô nhiễm không khí với tổng số ngày bị ô nhiễm là 75 ngày. Trong đó, có những ngày chỉ số ô nhiễm không khí AQI lên tới mức trên 330, độ bụi mịn PM 2.5 có thời điểm trên 140 mi-cờ-rô-gam /m3, vượt gần 3 lần so với quy chuẩn Việt Nam. Tình trạng đáng lo ngại tương tự cũng diễn ra tại TPHCM.

Mặc dù cơ quan quản lý về môi trường, chính quyền thành phố đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát ô nhiễm không khí, nhưng tình hình được nhận định là sẽ còn tiếp tục trong nhiều năm sắp tới.

Kinh nghiệm của nhiều đô thị trên thế giới cho thấy, kiểm soát chất lượng không khí đòi hỏi một chiến lược tổng thể, thực hiện trong nhiều năm với những nhóm giải pháp khác nhau tùy theo điều kiện kinh tế, sự quyết tâm của chính quyền và mục tiêu phát triển của từng đô thị. 

Trong năm 2018, 65 thành phố của Đức có nồng độ khí thải Ni-tơ Đi-ô-xit (NO2) vượt quá mức cho phép của Liên minh châu Âu (EU). Đây là loại khí được coi  là nguyên nhân khiến hàng nghìn người tử vong sớm mỗi năm tại Đức.

Bởi vậy, vào tháng 10/2016, Hội đồng liên bang Đức đã thông qua nghị quyết yêu cầu cấm hoàn toàn động cơ đốt trong vào năm 2030. Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải nước này công bố chương trình  Không khí sạch hơn - "Cleaner Air" để hạn chế khí thải từ các ô tô sử dụng động cơ chạy bằng dầu diesel tại 14 thành phố ô nhiễm nhất tại nước này.

Theo kế hoạch, các chủ xe sẽ được hỗ trợ nâng cấp xe cũ hoặc  mua xe mới có hệ thống xử lý khí thải phù hợp với tiêu chuẩn. Là 1 trong 4 quốc gia sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, việc chính phủ Đức đã “mạnh tay” loại bỏ các phương tiện chạy bằng dầu diesel được cho là hành động “dũng cảm” và là “tấm gương” cho nhiều đô thị.

Đối với công tác quản lý ô nhiễm không khí, dù có phân cấp quản lý theo từng nguồn phát thải, nhưng tại mỗi thành phố của Đức đều có một cơ quan chuyên trách về ô nhiễm không khí. Ông Patric Buker- Chuyên gia về ô nhiễm không khí của Đức cho biết:

"Cơ quan quản lý chung về ô nhiễm không khí chịu trách nhiệm vận hành, quản lý hệ thống quan trắc độc lập cung cấp các chỉ số ô nhiễm theo thời gian thực, không bên nào có thể can thiệp tác động vào kết quả quan trắc, không ai điều chỉnh máy đó. Đây cũng là cơ quan thực thi pháp luật, đưa ra các cảnh báo, các thông tin, chính sách một cách thống nhất và kiểm soát các cơ quan liên quan thực hiện các giải pháp nhằm kiểm soát chất lượng ô nhiễm không khí".

Ô nhiễm không khí, và đặc biệt bụi mịn PM2.5 cũng là vấn đề được quan tâm hàng đầu của Mỹ hiện nay. Năm 2018 được đánh giá là năm độ bụi mịn đạt thấp trong vòng 2 thập kỷ. Kết quả này có được là nhờ những chính sách, giải pháp được Mỹ thực hiện trong suốt nhiều thập kỷ qua.

Từ năm 1947, Bang California đã thông qua chính sách pháp luật về không khí đầu tiên.  Đến năm 1970, Chính phủ Mỹ đã thành lập Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ và ban hành Luật Không khí sạch. Sau 2 lần sửa đổi, Luật không khí sạch năm 1990 đã đánh dấu một sự thay đổi tổng thể với các mục tiêu nhằm nâng cao sức khỏe con người và phúc lợi công cộng.

PGS Nghiêm Trung Dũng -Nguyên Viện trưởng Viện khoa học công nghệ môi trường, ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết: 

"Trong kinh nghiệm về quản lý chất lượng không khí ở Mỹ, để thành công được phải có tối thiểu 3 bên tham gia, một là chính phủ, hai là thị trường, ba là cộng đồng. Thiếu một trong ba cái đó thì không thể thành công được. Và muốn để cộng đồng tham gia vào được thì họ phải có thông tin, họ biết họ mới tham gia. Vì họ tham gia vào thì họ sẽ điều tiết qua cái thị trường".

Mỹ những năm 70 cũng giống mình, dùng công cụ thể chế, áp đặt, ra lệnh, sau đó người ta thấy ko ổn thì những năm 80 mới đưa công cụ thị trườn,  thì cuối cùng những năm 90 người dân tham gia vào vì thế người dân cần phải có thông tin.

Điều quan trọng là cần “bắt đúng bệnh và chữa đúng căn nguyên”, thực hiện quá trình kiểm kê phát thải của từng đô thị, phân tích dữ liệu và đưa ra những thông tin kịp thời cho các nhà quản lý.
Điều quan trọng là cần “bắt đúng bệnh và chữa đúng căn nguyên”, thực hiện quá trình kiểm kê phát thải của từng đô thị, phân tích dữ liệu và đưa ra những thông tin kịp thời cho các nhà quản lý

Tại Thái Lan, Chính phủ nước này thể hiện sự quyết tâm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm thông qua những chiến lược và kế hoạch bài bản. Tháng 10 năm 2019, Chính phủ Thái Lan đưa ra 3 nhóm biện pháp đối phó tình trạng ô nhiễm không khí, trong đó có biện pháp giải quyết tình trạng khói bụi theo từng giai đoạn. 

Trong những trường hợp ô nhiễm không khí nghiêm trọng, chính quyền thành phố Bangkok và cơ quan chuyên trách về môi trường đã ngay lập tức đưa ra những cảnh báo khẩn cấp, như yêu cầu đóng cửa 600 nhà máy và 400 trường học hồi cuối tháng 1 năm 2019.  

Cục Kiểm soát ô nhiễm (PCD) và cơ quan y tế theo dõi sát diễn biến tình hình ô nhiễm để giúp nhà chức trách đưa ra những quyết định kịp thời đối phó với tình trạng ô nhiễm không khí và đưa ra cảnh báo đầy đủ nhằm đảm bảo sức khỏe của người dân.

Có nhiều kinh nghiệm quý của các quốc gia trên thế giới về việc phòng ngừa, ứng phó và giảm thiểu ô nhiễm không khí. Vậy trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, chúng ta có thể học tập, ứng dụng điều gì?

PGS-TS Trần Thị Tuyết Hạnh- Giảng viên trường ĐH Y tế công cộng cho rằng, điều đầu tiên là phải có phương án dự phòng cho tình huống xấu:

"Ví dụ như ở trên thế giới, nếu mà chất lượng không khí AQI trên 300 thì chúng tôi thường gọi là mức cảnh báo y tế công cộng, khi chỉ số xấu như vậy thì cần có các giải pháp dự phòng, thì phải thông báo rộng rãi tới tất cả mọi người để có thể chủ động dự phòng. Như Thái Lan chẳng hạn, khi mà chỉ số cao trên 300 thì trẻ em có thể không phải đi học. Chúng ta cũng nên cân nhắc cái thông tin chỉ số chất lượng không khí vào các hoạt động cảnh báo tới cộng đồng, khi nó chỉ số nó xấu".

Khi ô nhiễm xảy ra ở mức đáng lo ngại, Chính quyền vùng đô thị Bangkok đã công bố các kế hoạch lắp đặt tháp lọc không khí cỡ lớn ở trung tâm thủ đô và cũng đang đề nghị Hội đồng thành phố phê chuẩn ngân sách mua thêm xe phun nước để giúp giảm khói bụi. Từ kinh nghiệm của Thái Lan và một số đô thị khác trên thế giới, bà Đỗ Vân Nguyệt- Giám đốc Chương trình không khí Sạch Live and learn đề xuất: 

"Cái mà đang cần của Hà Nội, của các thành phố khác đó là cái việc mình cần có sự tham vấn. Sự tham vấn đây không chỉ liên quan đến bộ phận môi trường mà nó còn các cấp lãnh đạo từ TW, đến các cấp lãnh đạo TP, cần có sự trao đổi với y tế, những người làm về môi trường, những đối tượng dễ bị chịu ảnh hưởng nhất, để giúp người dân đưa ra nhận cách phòng ngừa khác nhau và đưa vào ứng dụng khoa học công nghệ mà hiện nay Việt Nam đang sẵn có và có thể thực hiện được. Chúng ta cần có sự trao đổi kĩ giữa các bên, để xem là khi nào thì mình phải đưa ra cái sự cảnh báo, dựa vào bao nhiêu máy, dựa vào chỉ số như thế nào".

Chúng ta phải có sự vào cuộc của cả xã hội nữa trong việc hỗ trợ thêm các máy đo, hỗ trợ thêm những cái ứng cứu liên quan như khẩu trang, những cái máy lọc ở cơ sở cho người già hay cho trẻ nhỏ chẳng hạn.

Ở Thái Lan là họ ngay lập tức họ bổ sung thêm hệ thống máy đo bên cạnh hệ thống máy đo của nhà nước, họ quyên góp, mua các máy lọc không khí cho các trường mầm non ở Bangkok, Chiang Mai. Nó có sự vào cuộc của các tổ chức xã hội chứ nó không đứng đơn độc 1 mình các cơ quan nhà nước.

Từ phía các nhà nghiên cứu khoa học, để đưa ra những kịch bản, những chương trình, kế hoạch nhằm kiểm soát ô nhiễm không khí tại các đô thị, PGS Nghiêm Trung Dũng -Nguyên Viện trưởng Viện khoa học công nghệ môi trường, ĐH Bách Khoa Hà Nội cho rằng, điều quan trọng là cần “bắt đúng bệnh và chữa đúng căn nguyên”, thực hiện quá trình kiểm kê phát thải của từng đô thị, phân tích dữ liệu và đưa ra những thông tin kịp thời cho các nhà quản lý.

Chưa bao giờ cụm từ “ô nhiễm không khí” được nhiều người, nhiều gia đình đem ra ra bàn luận trong câu chuyện hàng ngày như hiện nay. Và với mức độ đáng lo ngại của ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn như Hà Nội và TPHCM, người dân đang mong chờ các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương huy động sự tham gia của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu để cùng hợp tác chặt chẽ trong việc xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, cũng như xây dựng những kế hoạch hành động phù hợp.

Đặc biệt, rất cần sự thống nhất, minh bạch trong việc đưa ra các chỉ số quan trắc, đưa ra khuyến cáo sát với tình hình cho người dân, thay vì để người dân loay hoay tự lựa chọn giữa những thông tin “vênh” nhau khá nhiều. 

Bài học kinh nghiệm của thế giới cho thấy, những chương trình, kế hoạch chỉ có thể thành công nếu có sự chung tay của toàn xã hội, bắt đầu từ những thay đổi trong việc lựa chọn phương thức đi lại, chuyển từ sử dụng phương tiện cá nhân chạy xăng sang sử dụng nhiên liệu sạch hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng, không sử dụng bếp than tổ ong, không đốt rơm rạ, đốt rác tự phát…và nghiêm túc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường. 

Để có thể thành công với các dự án, mục tiêu lớn hơn về môi trường – trong đó có môi trường không khí, có lẽ, rất cần mỗi người chúng ta tích cực thay đổi từ những việc tưởng chừng rất nhỏ như vậy/.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

// //