Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Bơm nước xuống mạch nước ngầm để ĐBSCL chậm sụt lún

Phóng viên - 23/11/2019 | 11:26 (GTM + 7)

Trong mùa nước lũ, nếu bơm phần nước này xuống mạch nước ngầm thì đây là giải pháp vừa hạn chế sụt lún vừa giúp trữ nước để sử dụng trong mùa khô. Song, tuy hiệu quả nhưng rất tốn kém và đòi hỏi kỹ thuật rất cao vì nếu thực hiện không đảm bảo sẽ gây ô nhi

Hội thảo
Toàn cảnh cuộc Hội thảo sụt lún đất ở ĐBSCL

Ngày 22/11, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Xây dựng phối hợp Tổ chức Hợp tác và Phát triển Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo sụt lún đất ở ĐBSCL. Dịp này, các chuyên gia và chính quyền địa phương đã trao đổi về 05 vấn đề gồm: Đo lường sụt lún đất, nguyên nhân gây sụt lún đất, tác động của tình trạng sụt lún đất, giảm thiểu tốc độ sụt lún đất và thích ứng với sụt lún đất.

Theo PGS-TS Mai Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng), thời gian qua Chính phủ đã có những chủ trương, chính sách và triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển kinh tế-xã hội vùng ĐBSCL. 

Tuy nhiên, khu vực này đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức bởi vùng đất là nơi rất mẫn cảm với những thay đổi của tự nhiên. Bên cạnh tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng thì tình trạng sụt lún đất đang xuất hiện ở nhiều nơi tại đây đã và sẽ mang đến nhiều hệ lụy.

Theo tổ chức GIZ, những số liệu vệ tinh được Liên minh châu Âu thu thập và xử lý cho thấy một bức tranh khá khắc nghiệt về các khu vực đang bị sụt lún. Từ cuối năm 2014 đến đầu năm 2019, tốc độ sụt lún không hề giảm.

Riêng tại ĐBSCL, các đô thị như TP Cần Thơ nền đất sụt lún ở hầu hết mọi khu vực, dao động 2-4 cm/năm và sẽ không sớm ngừng lại. Riêng với các khu vực nông thôn, vệ tinh phát hiện sụt lún ở mức 1 cm/năm, tiếp diễn với tốc độ tương tự trong nhiều năm. Như vậy, sụt lún ở đô thị hay nông thôn đều có xu hướng tiếp tục với cùng cấp độ như những năm qua.

Các địa phương ở vùng Bán đảo Cà Mau đang đối mặt với sụt lún nhiều nhất
Các địa phương ở vùng Bán đảo Cà Mau đang đối mặt với sụt lún nhiều nhất

Nhận định về nguyên nhân sụt lún, nhiều đại biểu cho rằng một yếu tố đáng kể là việc khai thác nước ngầm. Song song đó, đặc điểm địa chất của đồng bằng là khu vực đất yếu nên việc lún tự nhiên cũng làm cho sụt lún ở ĐBSCL diễn ra nhanh hơn.

Hơn nữa trong quá trình phát triển, việc xây dựng các công trình kiên cố, trọng lượng lớn cũng khiến đồng bằng bị sụt lún.Trao đổi bên lề hội thảo, PGS-TS Nguyễn Hiếu Trung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (Trường ĐH Cần Thơ) thông tin, hiện tại ĐBSCL đang lún với vận tốc tương đối cao, trong đó lún tự nhiên thường nằm ở vùng đất mặt.

Gần đây nhiều nghiên cứu cho thấy việc khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt làm cho lún ở tầng sâu cũng gia tăng đáng kể. Để hạn chế tình trạng sụt lún cho đồng bằng cần có sự quản lý chặt chẽ việc khai thác nước ngầm.

Nếu có khả năng, các chuyên gia góp ý ĐBSCL nên tính đến phương pháp phục hồi tầng nước ngầm bằng cách bơm bù lại phần nước đó. Trong mùa nước lũ, nếu bơm phần nước này xuống mạch nước ngầm thì đây là giải pháp vừa hạn chế sụt lún vừa giúp trữ nước để sử dụng trong mùa khô. 

Giải pháp bơm nước về tầng nước ngầm tuy hiệu quả nhưng rất tốn kém và đòi hỏi kỹ thuật rất cao vì nếu thực hiện không đảm bảo sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Tại hội thảo, các đại biểu đều thống nhất nếu có thể quản lý tốt việc lấy nước từ lòng đất thì tốc độ sụt lún nhờ đó có thể được kéo giảm.

Tags:
Ý kiến của bạn
Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum làm 15 cán bộ Quản lý thị trường TP.HCM bị thương đã được chuyển về BV Chợ rẫy điều trị. Hiện 9 bệnh nhân được điều trị tích cực, trong đó có một bệnh nhân hôn mê, xuất huyết não rất nặng.

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu 'công nghệ phập phù'

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu "công nghệ phập phù"

Hôm qua (15/4) là ngày đầu tiên quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) triển khai giải pháp thu phí gửi xe không dùng tiền mặt ở 16 điểm đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường đã được cấp phép. Người dân, nhân viên trông xe đón nhận hình thức mới này như thế nào?

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TPHCM vừa ban hành khuyến cáo triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Theo điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT hiện hữu bằng tuyến đường sắt đô thị.

Mô hình cổng trường an toàn, cần tổ chức giao thông hợp lý

Mô hình cổng trường an toàn, cần tổ chức giao thông hợp lý

Sở GTVT Hà Nội thí điểm mô hình cổng trường an toàn tại 3 địa điểm, trong đó có cụm trường tiểu học, THCS, THPT Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm.

Richell - thương hiệu đồ dùng trẻ em của Nhật chính thức có mặt tại Việt Nam

Richell - thương hiệu đồ dùng trẻ em của Nhật chính thức có mặt tại Việt Nam

Với triết lý kinh doanh xuyên suốt kể từ khi thành lập đến nay: “Mang nụ cười đến toàn thế giới - Nâng tầm cuộc sống với sản phẩm chất lượng”, Tập đoàn Sóng Thần (Magicwave) luôn có sự đầu tư lớn và không ngừng nghiên cứu phát triển sản phẩm đồ dùng dành cho trẻ em ngày càng hoàn thiện hơn

// //