Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Bộ quy tắc ứng xử liệu đã đủ để bảo vệ trẻ em trên mạng?

Phóng viên - 28/11/2021 | 7:41 (GTM + 7)

Cơ quan quản lý nhà nước cùng một số tổ chức bảo vệ trẻ em đang có nhiều hợp tác để bảo vệ trẻ tốt hơn khi các em đang dành ngày càng nhiều thời gian trên mạng internet.

Dự kiến thời gian tới Bộ Thông tin và Truyền thông cũng ban hành Bộ quy tắc ứng xử và bộ cẩm nang về bảo vệ trẻ em trên mạng.

Dù vậy, chính các bậc phụ huynh có vai trò quan trọng nhất cũng vẫn loay hoay chưa biết cách và còn nhiều thiếu sót để bảo vệ con em mình trước tác động tiêu cực của không gian mạng. 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Hiện nay, các phụ huynh đang khá bất cẩn trong việc hướng dẫn, bảo vệ con khi sử dụng mạng xã hội

Với việc dành rất nhiều thời gian trực tuyến trong ngày, trẻ em tại Việt Nam sử dụng thiết bị để giải trí và mua sắm trên mạng, bên cạnh tham gia các lớp học online. Chương trình giải trí được thiết kế nội dung thu hút khiến các em nhỏ như Anh Thư học lớp 6 khó rời mắt khỏi màn hình:

"Từ khi nghỉ dịch ở nhà con xem điện thoại, tivi. Con hay xem nhóm nhạc Hàn Quốc yêu thích, xem tiktok. Tập làm video ngắn đăng lên tiktok. Nhiều khi con cũng cuốn vào quên hết thời gian".

Theo một khảo sát do Viện Nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vững và Tổ chức cứu trợ trẻ em thực hiện năm 2020, cứ 3 trẻ em có tới 2 trẻ tiếp cận với thiết bị kết nối internet, đặc biệt trong thời gian giãn cách.

Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam cũng thông tin, hiện nay các mạng xã hội có thành viên tham gia là trẻ em như Facebook, TikTok… lại chứa nhiều nội dung chưa phù hợp với lứa tuổi, thậm chí có những nội dung độc hại. Các bậc phụ huynh không rành về công nghệ, chưa biết cách kiểm soát con trực tuyến hàng ngày:

"Ngoài giờ học bé muốn xem giải trí mà bấm phải link phim hoạt hình chế bắt giết, máu me rất phản cảm. Hay vào tiktok cũng có clip vui tươi nhưng cũng có làm lố, mạo hiểm".

"Kiểm soát các con dùng internet hơi khó với phụ huynh vì phụ huynh đi làm, công việc gia đình, xã hội đôi khi không có thời gian quan tâm đến con nên đồng hành với con".

"Có trường hợp bị gửi ảnh đồi trụy mà bố mẹ nghĩ ở nhà các con không có việc gì làm cả ngoài việc vào mạng không quản thúc sát sao".

Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững cho rằng, các phụ huynh đang khá bất cẩn trong việc hướng dẫn, bảo vệ con khi sử dụng mạng xã hội. Hiện nay mạng xã hội như Facebook, Tiktok đều quy định độ tuổi người sử dụng từ 13 tuổi trở lên nhưng có những phụ huynh cho con dùng chung tài khoản dù chưa đủ tuổi. Hoặc nhiều trường hợp phụ huynh sử dụng thiết bị thông minh và internet giải trí không được lành mạnh nên con trẻ cũng dễ bị ảnh hưởng:

"Tôi đồng ý là gia đình là là chắn tốt nhất bảo vệ trẻ em trước rủi ro, trên môi trường mạng nói riêng. Bố mẹ là gần gũi với con em mình nhất và nhanh chóng phát hiện vấn đề. Nói rằng cha mẹ đồng hành cùng con trên internet khó nhưng bắt buộc phải làm. Nhưng không thể can thiệp nhiều quá. Việc chúng ta phải dành thời gian hỏi han, phát hiện dấu hiệu bất thường cần thiết".

---

Là người có kinh nghiệm nhiều năm về chăm sóc, bảo vệ trẻ em, bà Phan Lan Hương - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quyền trẻ em, Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật, Bộ Khoa học công nghệ cho biết, một trong những biện pháp hiệu quả nhất cho đến nay không chỉ Việt Nam mà tất cả các quốc gia đang hướng tới là trang bị cho trẻ em nhận thức về các nguy cơ, rủi ro trên môi trường mạng, kỹ năng tự bảo vệ mình và tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp các vấn đề trong quá trình tương tác trên không gian mạng. Và người có thể làm việc này nhanh, hiệu quả nhất không ai khác ngoài cha mẹ:

"Có Bộ quy tắc ứng xử rất là tốt thôi vì nó giúp cho nhà hoạt động xã hội, cha mẹ hay bất kỳ người dân nào nhìn vào có ứng xử đúng mực an toàn hơn với trẻ. Vấn đề quan trọng là gia đình có đủ kỹ năng để hỗ trợ, giám sát trẻ  hay không. Trẻ được dạy đầy đủ về vấn đề an toàn trên mạng kỹ năng sống hay chưa".

Vừa qua, Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2020 - 2025” và tới đây Bộ TTTT ban hành Bộ quy tắc ứng xử bảo vệ trẻ em trên mạng. Từ bộ quy tắc, có thể xây dựng những sổ tay về những hiểm nguy với con trẻ trên môi trường số.

Ở đó, phụ huynh cũng sẽ được cung cấp những kênh tham khảo chính thống, những đầu mối có thể liên hệ để được tư vấn chuyên sâu... Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ LĐTBXH đưa thêm khuyến nghị:

"Về giải pháp kỹ năng cha mẹ cần quan tâm thì ngoài việc cài đặt chế độ kiểm soát, bật tính năng tìm kiếm an toàn, cài đặt riêng tư nghiêm ngặt, hướng dẫn con che, tắt webcam khi không sử dụng. Chúng tôi đã ban hành hướng dẫn kỹ năng cụ thể cho cha mẹ. Quan trọng nhất cha mẹ dành thời gian cùng con tham gia trên môi trường mạng ngoài việc cấm đoán con em mình".

Việc giáo dục các vấn đề của kỹ năng an toàn mạng cho con cũng chính là hành trình tự giáo dục, tự cập nhật bản thân của các bậc phụ huynh

Dự thảo Bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng quy định trách nhiệm của 5 nhóm đối tượng. Trong đó, cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần tôn trọng quyền tự do cá nhân của trẻ trên không gian mạng; đồng thời hướng dẫn kỹ năng cần thiết cho trẻ em lên mạng an toàn.

Quy tắc là như vậy nhưng dưới góc nhìn của VOVGT, quan trọng hơn cả các bậc phụ huynh cần nhận diện được nguy cơ khi con trẻ trực tuyến và có phương pháp trang bị kỹ năng cho từng lứa tuổi.

Đừng trở thành cha mẹ tụt hậu

Tháng 10 vừa qua, đại diện Facebook vừa phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ sau hàng loạt nghiên cứu cho thấy tác động tiêu cực của mạng xã hội Instagram đối với sức khỏe tâm thần của trẻ em và nhận những chỉ trích gay gắt với kế hoạch phát triển ứng dụng Instagram Kids cho người dùng dưới 13 tuổi.

Tại Việt Nam, theo báo cáo của YouTube gửi Bộ Thông tin và truyền thông, hiện có rất nhiều nội dung vi phạm đến từ Việt Nam, chủ yếu là kích động bạo lực, giang hồ mạng, cổ vũ cờ bạc, sử dụng nhạc, hình ảnh vi phạm bản quyền, đặc biệt là nội dung gây hại cho trẻ em.

Qua những thống kê nhanh có thể thấy, sự phát triển như vũ bão của công nghệ còn rất nhiều góc tối với cơ chế quản lý nội dung hoặc có bộ lọc chưa hiệu quả tạo kẽ hở cho người sử dụng đăng tải nhiều nội dung tiêu cực núp bóng. Việc xử phạt hoặc gỡ các nội dung này được ví như đang “tỉa cành nhỏ”, trong khi gốc vấn đề không thể được giải quyết.

Các nội dung độc hại lại đa phần nhắm đến trẻ em, đối tượng ít kỹ năng bảo vệ mình, thường đánh vào sự tò mò, tính hiếu kỳ. Hậu quả là trẻ có thể nghiện game, lộ thông tin cá nhân, bị xâm hại tình dục…, thậm chí ảnh hưởng tính mạng khi bị lôi kéo bắt chước những trò tai hại trên mạng.

Thế nhưng, nhiều phụ huynh thiếu am hiểu về công nghệ không ý thức được hết sự phức tạp của internet và những hệ lụy ảnh hưởng đến con trẻ. Số liệu cho thấy, trẻ học được rất ít kỹ năng trực tuyến từ cha mẹ mình (chỉ chiếm 2%) hoặc nhà trường (11%).

Đáng nói là bạn bè, cha mẹ và trường học chỉ dạy các em kỹ năng sử dụng ứng dụng phần mềm chứ không dạy kỹ năng sử dụng mạng an toàn.

Cha mẹ đã quen hoặc được trao truyền kinh nghiệm với việc nuôi dạy con theo cách truyền thống giờ trở nên bỡ ngỡ khi nuôi dạy con trong thời đại số.

Việc thiếu kỹ năng, nguyên tắc, chưa kịp trang bị nhận thức và phòng ngừa rủi ro về công nghệ khiến nhiều phụ huynh như bị “tụt hậu”, thậm chí bất lực trước nguy cơ nhìn thấy được khi con cái dành quá nhiều thời gian trên mạng mà không thể kiểm soát.

Để cải thiện tình hình, sự trợ giúp của các tổ chức xã hội, cơ quan chức năng là cần thiết khi đưa ra Bộ quy tắc ứng xử, cung cấp cẩm nang, địa chỉ tư vấn chuyên sâu hỗ trợ phụ huynh bảo vệ trẻ trên môi trường số.

Cần khuyến khích, tạo điều kiện để tăng thêm những nội dung liên quan đến giáo dục, được truyền tải một cách sinh động, qua đó có thể hấp dẫn được trẻ em, học sinh thay vì để các em "ngập chìm" trong những nội dung giải trí đơn thuần.

Cùng với đó, các bậc cha mẹ cần tự trang bị những kỹ năng và kiến thức khác nhau để đối mặt với sự phức tạp ngày càng tăng của thế giới kỹ thuật số. Nhờ vậy phụ huynh nắm được chuyển động của thế giới công nghệ và sự phát sinh các mối nguy mới ảnh hưởng đến con trẻ.

Để trang bị cho trẻ năng lực "miễn dịch số" khi tham gia môi trường mạng, kinh nghiệm các nước đều có chiến lược giúp học sinh tiếp xúc với giáo dục an toàn mạng từ sớm trong giai đoạn 6-8 tuổi. Việc giáo dục các vấn đề của kỹ năng an toàn mạng cho con cũng chính là hành trình tự giáo dục, tự cập nhật bản thân của các bậc phụ huynh.

Bằng các biện pháp khác nhau, từ nhận diện các nguy cơ đến tìm ra phương pháp phù hợp với lứa tuổi là cách cha mẹ đồng hành cùng con, không phó mặc con trẻ giữa các “mê cung mạng” đầy rẫy hiểm nguy rình rập.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024 đã gần trôi qua và số liệu về đăng ký doanh nghiêp từ đầu năm tiếp tục phát đi tín hiệu về những khó khăn chưa vơi nhiều trong cộng đồng kinh doanh.

// //