Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Biến đổi khí hậu ở ĐBSCL: Người dân ứng phó bị động

Phóng viên - 13/11/2020 | 15:07 (GTM + 7)

Hạn mặn, đất đai khô cằn, con nước về sông Mekong bất thường, ruộng đồng thiếu phù sa, người dân các tỉnh đầu nguồn ĐBSCL đang đối diện với tình trạng mất mùa; nông nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề.

Năm nay lũ về muộn, dự kiến chỉ đạt khoảng 55% trung bình nhiều năm. Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng như thế nào đến người dân ĐBSCL? 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Đồng ruộng khô hạn, nước mặn xâm nhập

Liên quan đến nội dung này, phóng viên có cuộc trao đổi với TS.Nguyễn Hồng Tín, chuyên gia Phát triển Nông nghiệp, Trường ĐH Cần Thơ.

PV: Ông có thể cho biết, thực tế đó đã và đang ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân nơi đây như thế nào?

TS Nguyễn Hồng Tín: Phần lớn người dân ĐBSCL sống ở khu vực nông thôn dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong đó có lúa, các cây rau màu, thủy sản. Khi nắng nóng, khô hạn sẽ ảnh hưởng đến mùa vụ, năng suất và dịch bệnh xảy ra nhiều hơn.

Thứ hai nữa, phần lớn người dân ĐBSCL sử dụng nước mặt, khi khô hạn kéo dài, sẽ thiếu trầm trọng nước, nếu họ khai thác nước ngầm thì lại ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên nước ngầm có thể gây sụt lún đất và ảnh hưởng đến vấn đề môi trường khác.

PV: Vậy giải pháp nào để sống chung với hiện tượng không có lũ?

TS Nguyễn Hồng Tín: Đứng về phía người dân, giải pháp thường mang tính bị động, cần phải có giải pháp và ở tầm vĩ mô lớn hơn.

Người dân có thể tìm những giải pháp kỹ thuật để can thiệp, như họ có thể xây dựng và cải tạo những ao, kênh, mương trữ nước trong nội đồng để trữ nước trong mùa mưa và sử dụng trong mùa nắng.

Hoặc cũng có thể có hệ thống trữ và thu gom nước mưa. Ngoài ra người dân có thể sử dụng kỹ thuật thông minh, kỹ thuật tiết kiệm nước hoặc các cây trồng sử dụng ít lượng nước để thích ứng trong giai đoạn khó khăn này.

PV: Tác động của biến đổi khí hậu ở ĐBSCL còn trầm trọng hơn trong thời gian tới, theo ông cần phải lưu ý gì?

TS Nguyễn Hồng Tín: Vấn đề hiện nay là người nông dân thiếu thông tin, thành ra họ rất bị động để ứng phó với các biến cố hay sự kiện xảy ra liên quan đến biến đổi khí hậu.

Vì vậy, ở góc độ cơ quan chuyên môn cần cố gắng truyền tải thông điệp đó đến người dân sớm nhất. Đồng thời khuyến cáo người nông dân để họ chủ động ứng phó với những tình huống đó thì sẽ giảm nhẹ hoặc sau khi chịu tác động khả năng phục hồi của người dân sẽ được tốt hơn.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị ngày 12/11 tại đây:

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024 đã gần trôi qua và số liệu về đăng ký doanh nghiêp từ đầu năm tiếp tục phát đi tín hiệu về những khó khăn chưa vơi nhiều trong cộng đồng kinh doanh.

// //