Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Bệnh viện gặp khó trong giữ chân điều dưỡng vì lương, phụ cấp chưa tương xứng

Huy Hoàng - Phan Nhơn - 30/09/2022 | 15:02 (GTM + 7)

Ngành y tế đang rơi vào khủng hoảng kép bởi tình trạng thiếu thuốc, thiếu sinh phẩm, vật tư y tế và quan trọng hơn là thiếu nhân sự. Sau khi dịch COVID-19 được khống chế thì đã có hàng ngàn y bác sĩ và nhất là điều dưỡng viên yêu cầu được cho nghỉ việc.

Việc này không chỉ khiến cho ngành y tế lâm vào cảnh vừa yếu vừa thiếu mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. 

Tại TPHCM, đã có khoảng 2000 nhân viên y tế nộp đơn xin nghỉ việc, trong đó có nhiều người là nhân sự có kinh nghiệm và thâm niên công tác lâu năm

Tại TPHCM, đã có khoảng 2000 nhân viên y tế nộp đơn xin nghỉ việc, trong đó có nhiều người là nhân sự có kinh nghiệm và thâm niên công tác lâu năm

Thống kê của công đoàn ngành Y tế Việt Nam cho biết, kể từ đầu năm 2021 đến hết tháng 6/2022, cả nước có gần 9400 nhân viên y tế xin thôi việc hoặc bỏ việc, trong đó có 8.620 viên chức y tế thuộc quyền quản lý của các Sở Y tế các tỉnh, thành; 777 viên chức y tế thuộc thẩm quyền quản lý của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế.

Riêng tại TP.HCM, đã có khoảng 2000 nhân viên y tế nộp đơn xin nghỉ việc, trong đó có nhiều người là nhân sự có kinh nghiệm và thâm niên công tác lâu năm. Điều đáng lo là số lượng nhân viên y tế là các điều dưỡng xin nghỉ việc là rất lớn.

Qua khảo sát của phóng viên VOV Giao thông, tại bệnh viện Lê Văn Thịnh (thành phố Thủ Đức, TP.HCM) hiện nay có khoảng 900 nhân sự, trong đó khoảng 12 % phụ trách hành chính, còn lại đa số là bác sĩ và điều dưỡng. Nếu căn cứ theo Nghị quyết 07 về chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân thì hầu hết các khoa của bệnh viện đang thiếu trung bình từ 20-25% nhân sự điều dưỡng.

Bác sĩ Trần Văn Khanh - Giám đốc BV Lê Văn Thịnh cho biết bệnh viện đang gặp khó trong việc giữ chân các điều dưỡng vì chế độ lương, phụ cấp cho đối tượng này chưa tương xứng:

"Khi mới ra trường thì điều dưỡng đại học cũng giống như bác sĩ hệ số nhận 2,34, còn trung cấp, cao đẳng có 1,86 mà nhân với hệ số lương thì số lương rất là ít. Tổng thu nhập điều dưỡng dưới 5 năm thì thường khoảng 7 triệu. Mà điều dưỡng chủ yếu là nữ, còn phải lo toan cho gia đình con cái học hành hành nữa, với tổng thu nhập như vậy mà kéo dài như vậy thì rất là khó khăn".

Chị Nhâm Thanh Thúy - Điều dưỡng trưởng Khoa khám Bệnh BV Lê Văn Thịnh dù đã có kinh nghiệm trong ngành điều dưỡng 25 năm nhưng vẫn cảm thấy xót xa mỗi khi đề cập đến nghề nghiệp của mình:

"Thời còn làm ở Hồi sức cấp cứu (ICU), cái khoa áp lực mà lúc nào cũng tiếng máy nó đủ các loại máy riết rồi, nó giống như nó in trong đầu mình máy thở rồi máy hút đàm, rồi máy bơm tim điện rồi nó giống nó sao? nhở khó khó có thể nào nói được. Nhưng mà thực sự là làm ở trong đó mấy bạn có quyết tâm rất là lớn luôn. Đúng là trách nhiệm rất cao, ở trong đó chỉ cần cần sơ sảy một tí xíu thôi là ảnh hưởng tới bệnh nhân rồi”.

Không chỉ không có thời gian giành cho gia đình, con cái và nhu cầu của bản thân, các điều dưỡng tại Khoa cấp cứu BV Chợ Rẫy còn thường xuyên phải đối mặt với những nguy hiểm khôn lường trong ca trực

Không chỉ không có thời gian giành cho gia đình, con cái và nhu cầu của bản thân, các điều dưỡng tại Khoa cấp cứu BV Chợ Rẫy còn thường xuyên phải đối mặt với những nguy hiểm khôn lường trong ca trực

Thạc sĩ điều dưỡng Nguyễn Thị Oanh - Trưởng phòng điều dường BV Chợ Rẫy cho biết, vấn đề thiếu điều dưỡng đã xuất hiện từ năm 2018. Nếu quy theo yêu cầu nhân sự của Bộ Y tế hiện hành thì Bệnh viện Chợ Rẫy cần gấp ba lần số nhân sự hiện nay. Vì điều dưỡng quá thiếu nên khối lượng công việc mà mỗi người phải đảm nhiệm là rất lớn.

Trong giai đoạn dịch bùng phát, các điều dưỡng đã quá tải công việc hàng ngày, khi dịch tạm lắng thì bệnh nhân bệnh thông thường đến viện đông hơn rất nhiều lại thêm các bệnh nhân điều trị Covid nên việc cũ chồng việc mới khiến các điều dưỡng không có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sức lực.

Dù biết nhu cầu của các đồng nghiệp nhưng chị Oanh vẫn phải rất cân nhắc mỗi khi anh chị em đề xuất nghỉ phép:

“Đợt dịch vừa rồi và tới thời điểm hiện tại thì có thiếu hụt một cách cục bộ ở một số khoa, một phần là tình hình lượng bệnh quay trở lại đông giống như là trước dịch và cộng thêm cái lượng covid nữa. Thành ra là cái cái các khoa hiện thời là có một số khoa mà thiếu nhân sự quá thì nếu sẽ tạm ngưng, hạn chế bớt cái chuyện giải quyết nghỉ phép, nghỉ bù cho nhân viên”.

Không chỉ không có thời gian giành cho gia đình, con cái và nhu cầu của bản thân, các điều dưỡng tại Khoa cấp cứu BV Chợ Rẫy còn thường xuyên phải đối mặt với những nguy hiểm khôn lường trong ca trực. Chị Võ Ngọc Trân – điều dưỡng viên có thâm niên 10 năm công tác bày tỏ:

"Mong muốn tăng cường đội bảo vệ cho Khoa cấp Cứu.  Ở khoa cấp cứu đối mặt với nhiều xã hội đen. Những ca đâm chém mà vết thương tim, họ vô họ hùng hồn lắm kìa, họ bắt mình phải làm liền và thật sự là những cái ca đó chắc chắn sẽ ưu tiên. Làm liền nhưn cũng phải có thời gian, cũng phải để cho bác sĩ làm chứ họ tạo áp lực cho mình có rất là nhiều…"

Chia sẻ tại cuộc họp giám sát của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội với TPHCM cuối tháng 8 vừa qua, PGS Bác sĩ Tăng Chí Thượng - Giám đốc Sở Y tế TPHCM khẳng định ngành y tế địa phương này đang gặp rất nhiều khó khăn do biến động về nhân lực, tập trung ở các bệnh viện công lập.

Khó khăn nhất chính là thiếu nhân lực điều dưỡng, cụ thể theo yêu cầu, một bác sĩ phải có 3 điều dưỡng, thế nhưng tỉ lệ hiện nay chỉ từ 1,5 đến 2 điều dưỡng/1 bác sĩ. Không chỉ vậy, việc tuyển dụng mới nhân sự thay thế là rất khó khăn:

“Lực lượng điều dưỡng là lực lượng đáng quan tâm bởi vì thu nhập chính của họ là đồng lương. Dù sao bác sĩ cũng có thể làm thêm ngoài giờ, ở phòng khám bên ngoài để kiếm thêm thu nhập, còn thu nhập chính của điều dưỡng vẫn chỉ là đồng lương.

Rất là mong Quốc hội sắp tới có chính sách nào để giữ chân lực lượng lao động lớn nhất của ngành y tế là điều dưỡng. Tỉ lệ điều dưỡng giảm đi thì chất lượng chăm sóc bệnh nhân chắc chắn sẽ bị giảm đi. Chúng tôi rất lo”.  

Theo Bộ Y tế, tỷ lệ điều dưỡng trên dân số Việt Nam đang rất thấp so với thế giới, trung bình chỉ 11,4 điều dưỡng/10.000 dân. Số điều dưỡng trên một bác sĩ nước ta cũng rất thấp, một bác sĩ có chưa đến hai điều dưỡng hỗ trợ.

Tình trạng này khiến công việc của các điều dưỡng, đặc biệt là ở bệnh viện tuyến cuối, rất áp lực. Đặc biệt, sau khi dịch Covid-19 bùng phát, số điều dưỡng nghỉ việc tăng cao, càng gây thêm nhiều khó khăn.

Có đến 70% công việc tại các bệnh viện hiện nay được đặt lên vai các điều dưỡng song mức thu nhập của họ chỉ vào khoảng 7-8 triệu đồng/tháng

Có đến 70% công việc tại các bệnh viện hiện nay được đặt lên vai các điều dưỡng song mức thu nhập của họ chỉ vào khoảng 7-8 triệu đồng/tháng

Thiếu điều dưỡng y tế, người bệnh thiệt đủ đường

Khi dịch COVID-19 bùng phát, nhân viên y tế nói chung và điều dưỡng nói riêng được tôn vinh là những chiến sĩ ở tuyến đầu, những người đầu tiên đối mặt với hiểm nguy do virus SARS-CoV-2 gây ra. Và cũng chính họ đã góp phần quan trọng để đẩy lùi dịch bệnh, đưa xã hội trở lại với những guồng quay vốn có.

Tuy vậy, cũng chính cơn bão Covid-19 đã phơi bày một cách trần trụi nhất những tồn tại, bất cập trong hoạt động y tế khiến hàng chục thậm chí hàng trăm ngàn nhân sự y tế chọn cách bỏ việc.

Như chia sẻ của người đứng đầu ngành y tế TPHCM, trong vài tháng qua đã phải ký phê duyệt rất nhiều đơn nghỉ việc của các bác sĩ, điều dưỡng.

Đáng buồn hơn khi họ đều là những người có kinh nghiệm và thâm niên công tác, từ tuyến y tế cơ sở đến các bệnh viện công lập. Tình trạng này xảy ra ở rất nhiều địa phương đã khiến hoạt đông của ngành y sau dịch bệnh COVID-19 vốn đã khó càng thêm khó.

Có đến 70% công việc tại các bệnh viện hiện nay được đặt lên vai các điều dưỡng song mức thu nhập của họ chỉ vào khoảng 7-8 triệu đồng/tháng. Không chỉ vậy, ở những bệnh viện tuyến cuối, các điều dưỡng luôn phải đối mặt với áp lực rất lớn, không được phép sai sót, điều này vô hình đẩy họ đến nhanh hơn đến “điểm giới hạn của bản thân”.

Empty

Việc ngày càng có nhiều điều dưỡng quyết định bỏ việc đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngành y và quan trọng hơn là làm giảm sút chất lượng chăm sóc sức khỏe của người bệnh.

Không chỉ các bệnh nhân và người nhà của họ liên tục phàn nàn vì không được thăm khám, chăm sóc kịp thời mà chính các bác sĩ cũng thường xuyên rơi vào cảnh khó xử khi không nhận được sự hỗ trợ từ các điều dưỡng.

Nếu như thiếu thuốc, thiếu sinh phẩm, vật tư y tế là vấn đề mang tính thời điểm thì thiếu nhân lực y tế nói chung, thiếu điều dưỡng nói riêng là câu chuyện mang tính chiến lược.

Do đó, Bộ Y tế chắc chắn phải có sự điều chỉnh toàn diện từ chính sách tiền lương, chế độ hỗ trợ, cải thiện môi trường làm việc…bởi nếu cứ duy trì như hiện tại thì giữ chân được các điều dưỡng cũ cũng khó chứ đừng nói gì đến tuyển dụng thêm được nhân sự mới.

Ý kiến của bạn
Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Hôm nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng cho 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.

Nhận diện bức tranh kinh tế những tháng đầu năm

Nhận diện bức tranh kinh tế những tháng đầu năm

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn, bất ổn với nhiều yếu tố phức tạp, khó lường, quý 1-2024, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 5,66%, cao nhất các quý 1 kể từ năm 2020. Tuy nhiên, bức tranh kinh tế không tránh khỏi những gam màu xám.

// //