Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Bệnh viện dã chiến lớn nhất Hà Nội sắp đi vào hoạt động

Phóng viên - 27/08/2021 | 11:30 (GTM + 7)

Sau gần 1 tháng gấp rút thi công, dự án Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch của TP Hà Nội đến nay đã hoàn thành hơn 80%. Hiện các công nhân đang gấp rút hoàn thiện các công đoạn cuối cùng để vận hành bệnh viện, dự kiến đưa vào

Khởi công từ ngày 24/7, đến nay Bệnh viện dã chiến do Bệnh viện Đại học Y làm chủ đầu tư đã hoàn thiện khoảng 80 - 85% các hạng mục (Ảnh: Báo Lao động)

Sau hơn một tháng thi công, Bệnh viện dã chiến với 500 giường ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã hoàn thành khoảng hơn 80%, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động cuối tháng 8/2021.

Đây là một trong 12 Trung tâm Hồi sức tích cực cho bệnh nhân mắc COVID-19 được Bộ Y tế phê duyệt do Bệnh viện Đại học Y làm chủ đầu tư và Tập đoàn Delta là đơn vị thi công chính. Bên cạnh đó, còn có một số hạng mục khác do nhiều nhà thầu thi công.

Ông Nguyễn Minh Tâm, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai cho biết:

“Hiện nay BV dã chiến đang được các đơn vị thi công tích cực triển khai, dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 8. Hiện các công việc triển khai đang rất thuận lợi, tất cả các công việc như đấu điện, cấp nước sạch, thoát nước cũng được quận hết sức hỗ trợ đồng thời đang yêu cầu cac đơn vị triển khai đấu nối kịp thời để kịp tiến độ”.

Hiện, 30 block đã cơ bản được hoàn thành. Khi đi vào hoạt động, các block sẽ có các chức năng khác nhau như: Điều trị, lưu trú, hành chính, tiếp đón...

Ngoài bệnh viện dã chiến đang được gấp rút xây dựng, Hà Nội còn trưng dụng 10 dự án nhà tái định cư làm nơi cách ly, lập bệnh viện dã chiến phòng chống dịch.

Đây là bệnh viện dã chiến có quy mô lớn với công suất 500 giường bệnh, sẽ dành để thu dung, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 nặng và nguy kịch (Ảnh: Báo Lao động)

Được khởi công từ ngày 24/7, Bệnh viện dã chiến tại phường Yên Sở, quận Hoàng Mai (Hà Nội) là một trong 12 Trung tâm Hồi sức tích cực của bệnh nhân mắc COVID-19 được Bộ Y tế phê duyệt nhằm đáp ứng công tác thu dung, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2 nặng và nguy kịch.

Công trình do Bệnh viện Đại học Y làm chủ đầu tư và Tập đoàn Delta là đơn vị thi công chính. Bên cạnh đó, còn có một số hạng mục khác do nhiều nhà thầu thi công. 

Vị trí của dự án Bệnh viện dã chiến nằm biệt lập với khu dân cư, lối vào duy nhất của dự án là ngõ 587 đường Tam Trinh. UBND quận Hoàng Mai đã phê duyệt bồi thường đối với 18 hộ có đất nằm trong diện giải tỏa nhằm phục vụ công tác xây dựng công trình.

Ảnh: Báo Lao động

Để phục vụ quá trình thi công một cách nhanh chóng và đảm bảo chất lượng tốt nhất, công nhân tại công trường sẽ làm việc 3 ca/ngày, và mỗi ca có tới 500 công nhân, cán bộ tham gia làm việc. Trong đó, ca sáng bắt đầu từ 7h đến 11h; ca chiều từ 13h30 đến 17h30; ca đêm từ 19h đến 22h, ngoài ra, để đảm bảo tiến độ thi công, các công nhân còn làm một ca xuyên đêm từ 22h-5h sáng hôm sau.

Trước khi bắt đầu làm việc tại công trường, tất cả các công, nhân viên đều phải được xét nghiệm COVID-19, và trong khoảng thời gian thi công tại công trường, hàng trăm công nhân được lấy mẫu test nhanh ngẫu nhiên vào hàng tuần, hàng ngày. Trong toàn bộ quá trình làm việc, các công, nhân viên đều được giám sát, quản lý việc đảm bảo giãn cách, việc đeo khẩu trang, sát khuẩn trước và trong khi làm việc.

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

// //