Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Bảo vệ bằng được các khu công nghiệp

Phóng viên - 02/07/2021 | 6:12 (GTM + 7)

Dịch COVID-19 trở lại và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho cả nước nói chung và khu vực kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ nói riêng.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Các y bác sỹ Trung tâm kiểm soát bệnh tật Tp Hồ Chí Minh và Quận 7 thực hiện xét nghiệm sàng lọc COVID-19 ngẫu nhiên cho công nhân ở Khu chế xuất Tân Thuận. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)
Các y bác sỹ Trung tâm kiểm soát bệnh tật Tp Hồ Chí Minh và Quận 7 thực hiện xét nghiệm sàng lọc COVID-19 ngẫu nhiên cho công nhân ở Khu chế xuất Tân Thuận. (Ảnh: TTXVN)

Điều đáng lo nhất là COVID-19 đã và đang bắt đầu tấn công vào các khu công nghiệp, khu chế xuất với hàng triệu công nhân đang tham gia lao động tại 3 địa phương là TPHCM, Đồng Nai và Bình Dương.

Việc quyết liệt kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh tấn công vào các khu công nghiệp, khu chế xuất tại tam giác kinh tế trọng điểm của khu vực Đông Nam Bộ được cho là nhiệm vụ tối quan trọng để đảm bảo duy trì mục tiêu kép. 

Ông Đỗ Phước Tống - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty cơ khí Duy Khanh (đường Lũy Bán Bích, quận Tân Phú, TPHCM) cho biết: Kể từ khi dịch COVID-19 tái bùng phát trở lại, công ty ông hoạt động cầm chừng vì e ngại có người không may trở thành F0, F1

"Thực ra doanh nghiệp hiện nay đang rất lo, lo vô cùng nếu công ty mình có F1 chứ đừng nói là F0. Hiện nay một số doanh nghiệp thuộc hội doanh nghiệp cơ khí điện TPHCM là đã có F2, mà chỉ cần có thông báo F2 thành F1 là công ty coi như đóng cửa và coi như chết". 

Lo lắng của ông Tống cũng là lo lắng chung của hàng trăm ngàn doanh nghiệp khác đang hoạt động trên địa bàn thành phố. Và điều lo lắng nhất đã đến khi nhà chức trách liên tục công bố các ca nhiễm mới có liên quan đến khu chế xuất Tân Thuận, tập đoàn Pouchen, khu công nghiệp Tân Bình, khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi. Và chỉ cách đây 2 ngày, 1 công ty với khoảng 4000 lao động tại khu công nghệ cao (thành phố Thủ Đức) phải tạm dừng hoạt động vì có ca F0.

Trước tình hình này, UBND TP.HCM đã triển khai đợt cao điểm kiểm soát dịch Covid 19 tại các khu công nghiệp. Thành phố thành lập 3 tổ công tác đặc biệt nhằm hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đề nghị Công ty TNHH PouYuen VN điều chỉnh các biện pháp phòng dịch - Ảnh Thanh Niên

Theo ông Dương Anh Đức - Phó chủ tịch UBND TPHCM, thành phố xác định các khu công nghiệp, khu chế xuất có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc chiến với COVID-19:

"Tại thời điểm này, chúng ta đang trong tình trạng rất khát vaccine. mặc dù vừa rồi được bổ sung hơn 800 ngàn liều là rất quý nhưng vẫn còn rất xa so với nhu cầu.

Vì sao đợt này lại tập trung nhiều cho khu công nghiệp khu chế xuất vì theo đánh giá của Chính phủ, Bộ y tế và TPHCM thì đây là những nơi có nguy cơ cao nhất nên khi tập trung chống dịch thì phải ưu tiên cho nhóm đối tượng này để duy trì mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế".

Kể từ khi dịch COVID-19 tái bùng phát lần thứ 4 đến nay, tỉnh Bình Dương cũng đã ghi nhận hơn 320 trường hợp nhiễm bệnh trong cộng đồng, điều đáng lo ngại là trong số các ca nhiễm này có không ít công nhân đang làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp đóng trong các khu công nghiệp.

Bên cạnh việc phong tỏa các khu vực có nguy cơ cao, ngành y tế tỉnh cũng đã nâng cảnh báo dịch lên mức cao nhất, yêu cầu dừng hoạt động của các chợ tự phát, nhất là các chợ tự phát xung quanh các khu công nghiệp, khu nhà ở công nhân. Tỉnh cũng chủ động nâng công suất khu cách ly tập trung lên 10.000 giường, nâng công suất xét nghiệm lên 6000 mẫu/ngày, có kế hoạch nâng thêm công suất điều trị thêm 500 bệnh trong thời gian tới.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Chương-Giám đốc Sở Y tế Bình Dương cho biết thêm:

"Chúng tôi đã thành lập khoảng 100 đoàn để kiểm tra an toàn cho các khu công nghiệp, tiến hành xét nghiệm diện rộng trong cộng đồng. Tỉnh Bình Dương cũng tích cực tìm kiếm các đối tác, nhà cung cấp được Bộ Y tế cho phép có thể tự đàm phán vaccine, ngoài ra cũng kiến nghị Bộ y tế tăng tối đa vaccine ở mức có thể để chích cho công nhân trong các khu công nghiệp, người lao động trong các nhà máy xí nghiệp".   

Tương tự Bình Dương,  Đồng Nai hiện có khoảng 1 triệu công nhân đang làm việc tại các nhà máy xí nghiệp, khu công nghiệp. Trong đó có khoảng 700.000 người từ tỉnh khác đến làm việc.

Sau 1 thời gian dài không có ca nhiễm mới thì tính đến đến sáng ngày 30/6, địa phương này đã ghi nhận có hơn 26 trường hợp dương tính với Sars CoV2 liên quan đến ổ dịch tại chợ đầu mối Hoóc Môn và các F1 lây nhiễm thứ phát trong cộng đồng.

Đáng chú ý trong số các ca nhiễm thứ phát này thì có trường hợp đang làm việc tại một công ty may có quy mô hơn 2700 lao động tại xã Phú Cường, huyện Định Quán. Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ngành Y tế Đồng Nai đề xuất UBND tỉnh sớm phong tỏa 4 xã Gia Kiệm, Gia Tân 1, 2, 3 huyện Thống Nhất để tiếp tục điều tra, truy vết, xét nghiệm nhanh, nhằm chặn đứng các chuỗi lây nhiễm.   

Trước nguy cơ dịch COVID-9 tấn công vào các khu công nghiệp, khu chế xuất tại TPHCM, Bình Dương và Đồng Nai, trong những ngày cuối tháng 6 vừa qua Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chuyến thị sát và kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các địa phương này.

Thủ tướng cho rằng dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp đòi hỏi chính quyền các địa phương cần bám sát và quyết liệt hơn nữa, cần xem việc ngăn chặn đẩy lùi và không để dịch bệnh bùng phát trong các khu công nghiệp, khu chế xuất là nhiệm vụ chính trị quan trọng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh:

"Thực hiện mục tiêu kép là rất khó nhưng chúng ta phải làm. Việc lúc nào cần ưu tiên cho chống dịch và lúc nào ưu tiên cho phát triển kinh tế đòi hỏi phải căn cứ vào tình hình cụ thể và hết sức linh hoạt. Có huyện thị này phải ưu tiên chống dịch nhưng huyện thị khác thì phải tập trung cho phát triển kinh tế xã hội.

Do đó cần căn cứ vào tình hình cụ thể, diễn biến của dịch tễ để xác định thứ tự ưu tiên. Phải bám sát tình hình và phải chịu trách nhiệm về việc này để đảm bảo mục tiêu kép. Nếu như chúng ta cực đoan, không nắm chắc tình hình, vội vàng hốt hoảng dễ dẫn đến tác động ngược". 

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho công nhân tại một kho hàng ở Khu công nghiệp Vĩnh Lộc liên quan đến ca nhiễm COVID-19. Ảnh: HCDC.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho công nhân tại một kho hàng ở Khu công nghiệp Vĩnh Lộc liên quan đến ca nhiễm COVID-19. Ảnh: HCDC.

Như chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ thì việc ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 ra khỏi các khu công nghiệp, khu chế xuất là một nhiệm vụ quan trọng nhưng cũng đầy thách thức đối với chính quyền TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương.

Để hoàn thành nhiệm vụ này thì bên cạnh sự quyết tâm nỗ lực của các địa phương thì rất cần sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương và hơn hết là sự hợp tác trách nhiệm của hàng triệu công nhân, người lao động. 

Theo đánh giá của các chuyên gia thì TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai được xem là tam giác vàng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. Với hơn 2,5 triệu lao động đang làm việc tại hàng chục khu chế xuất, khu công nghiệp lớn nhỏ khác nhau, 3 địa phương này đã và đang đóng góp rất lớn vào tổng sản phẩm quốc nội và ngân sách quốc gia.

Xét trên bình diện quốc tế thì 3 địa phương này đã hình thành những mắc xích quan trọng trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Mặc dù vậy, chính hình thái “cài răng lược” đặc thù lại trở thành điểm yếu của các địa phương này khi dịch COVID-19 quay trở lại.

Không ít chuyên gia y tế, dịch tễ đã có cùng nhận định rằng nếu dịch bùng phát tại TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương thì tình hình sẽ phức tạp hơn rất nhiều so với Bắc Giang, Bắc Ninh hay Hải Dương trước đó. Nhận định trên là hoàn toàn có cơ sở khi số ca nhiễm mới của 3 địa phương này đã xấp xỉ 4000 ca chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng. 

Thách thức và áp lực dành cho chính quyền các địa phương này là vô cùng lớn, bởi nếu kịch bản của Bắc Giang hay Bắc Ninh tái diễn thì hậu quả là không thể đo đếm được.

Các khu công nghiệp, khu chế xuất bị phong tỏa; hàng chục ngàn công ty, xí nghiệp dừng hoạt động và hàng triệu công nhân, người lao động lâm vào cảnh mất việc.

Không chỉ hoạt động sản xuất ngưng trệ mà còn làm gián đoạn chuỗi cung ứng, giảm sút uy tín thương hiệu quốc gia. Nguồn lực để duy trì chống dịch cũng bị suy kiệt.

Dù tình hình dịch bệnh là rất phức tạp, song chính quyền các địa phương cần đặt mình ở tâm thế chủ động để ứng phó, tránh tâm lý hoang mang lo lắng. Điều quan trọng là dồn toàn lực để bảo vệ các khu công nghiệp, khu chế xuất lẫn công nhân.

Quan trọng hơn là chuẩn bị đầy đủ các kịch bản để sẵn sàng các phương án phù hợp.

Sau những chỉ đạo kịp thời và sát sao của Thủ tướng, các Bộ, ngành cần kịp thời chi viện, tiếp sức cho TPHCM, Đồng Nai và Bình Dương để các địa phương này có thêm nguồn lực ứng phó, đẩy lùi dịch bệnh.

Trước mắt, cần đẩy nhanh quá trình xét nghiệp để khoanh vùng, không để dịch có cơ hội lây lan. Ưu tiên nguồn vaccine để nhanh chóng tiêm chủng cho lực lượng công nhân, người lao động nhằm duy trì hoạt động sản xuất, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng, đảm bảo phát triển kinh tế -xã hội. 

Cùng với sự tập trung của các cấp chính quyền cần đẩy mạnh tuyên truyền để người lao động chung sức chống dịch nơi sản xuất; người dân chia sẻ trách nhiệm cùng bảo vệ an toàn cho các khu công nghiệp bằng các hành động cụ thể, thiest thực.

Song song đó, cần nghiên cứu đổi mới và vận dụng linh hoạt các biện pháp phòng chống dịch sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Chỉ khi nào chúng ta chuyển đổi tâm thế từ “bị động” sang “chủ động” trước virus Sars CoV2 thì khi đó mới có thể an tâm trong trạng thái bình thường mới.

---

Nghe thêm Sự việc & Góc nhìn trên Appler Podcast.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //