Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Bao giờ phê duyệt quy hoạch đô thị sông Hồng và sông Đuống?

Phóng viên - 23/02/2022 | 11:40 (GTM + 7)

Việc quy hoạch đô thị sông Hồng, sông Đuống (Hà Nội) có vai trò quan trọng trong dẫn dắt, định hướng phát triển đối với mỗi địa phương liên quan. Nhưng từ nhiều năm nay, việc quy hoạch 2 đô thị quan trọng này của Thủ đô vẫn chưa được cấp ngành liên quan p

Điều này đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội của những địa phương và người dân liên quan.

Nỗi niềm từ cơ sở

Qua tìm hiểu thực tế tại một số địa phương như: Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Bắc Từ Liêm, Long Biên, Gia Lâm, Thanh Trì (Hà Nội) thì việc chưa có quy hoạch đã gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, xây dựng, môi trường, đê điều… tại các địa phương nằm trong 2 quy hoạch kể trên.

Cụ thể, theo như ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm hiện có 2 phường ngoài đê sông Hồng là Chương Dương và Phúc Tân với diện tích 173ha, dân số 28.000 người. Hiện nay, tại 2 phường này có nhiều hộ gia đình, nhiều thế hệ ở trong căn nhà xuống cấp, nhỏ hẹp nhưng cũng không được cấp phép xây dựng nhà mới do vướng quy hoạch, cho dù đất ở là hợp pháp.

Còn phường Lĩnh Nam có 350ha/1.000ha, chiếm hơn 1/3 diện tích toàn quận Hoàng Mai thuộc vùng bãi sông Hồng. Nhiều hộ dân ở đây bày tỏ nỗi niềm gia đình có nhiều thế hệ ở trong căn hộ được xây thấp tầng từ lâu, diện tích vài chục mét vuông nhưng không được xây mới mở rộng diện tích ở.

Để tháo gỡ cho các hộ dân, lãnh đạo UBND phường Lĩnh Nam kiến nghị, khi đồ án quy hoạch chưa được phê duyệt nhưng đã qua các vòng thẩm định, xin ý kiến các bộ, ngành đã được sự thống nhất, thì thành phố xem xét cấp phép xây dựng đối với đất ở hợp pháp với mật độ phù hợp.

Ghi nhận tại quận Long Biên (Hà Nội) cũng đang mong muốn các cấp ngành liên quan phê duyệt quy hoạch đô thị sông Hồng, sông Đuống phù hợp với điều kiện thực tiễn để giải quyết khó khăn về chỗ ở cho người dân; đồng thời, khai thác và quản lý tốt hơn đối với quỹ đất bãi bồi của 2 tuyến sông trên địa bàn.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND quận Long Biên, địa phương có 8/14 phường có đất ngoài khu vực bãi sông Hồng, sông Đuống. Trong đó có 7 phường có dân sinh sống với tổng diện tích đất ở khoảng 224,77ha. Tính đến tháng 9/2019, số dân đang ăn ở sinh sống khoảng 31.040 người.

Đáng chú ý, khu vực ngoài bãi đa số các thửa đất có diện tích lớn, công trình xây dựng đã lâu xuống cấp sập xệ, phần lớn quy mô công trình là 1 tầng, số lượng ít có công trình quy mô từ 2 tầng đến 4 tầng, diện tích xây dựng nhỏ nên không đáp ứng được nhu cầu ở trong gia đình nhiều thế hệ con cháu. Điều này dẫn đến nhu cầu xây dựng nhà ở lớn và rất cấp thiết.

“Các đơn vị cấp trên liên quan khi thông qua quy hoạch cần xem xét đối với khu vực dân cư hiện có ngoài bãi sông để đảm bảo cuộc sống người dân. Trong trường hợp nếu có di dời hoặc di dời một phần dân cư theo đồ án cần phải bố trí quỹ đất tái định cư, đảm bảo cuộc sống của các hộ dân và tính khả thi khi thực hiện di dời”, Chủ tịch UBND quận Long Biên đề xuất.

Giải quyết các bất cập về quy hoạch

Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố Hà Nội, sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 về việc triển khai Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND thành phố Hà Nội đã tập trung triển khai xây dựng quy hoạch và đã phê duyệt được 66/68 đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu (cấp 2). Còn lại 2 đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (R1-5) và sông Đuống (R6) với tổng diện tích khoảng 12.665ha đất chưa được phê duyệt.

Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố cho biết thêm, nguyên nhân của việc chậm trễ là do vướng quy hoạch phòng, chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, cần được xin ý kiến của Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hiện nay, Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố đang có văn bản xin ý kiến các bộ liên quan như:

Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn về việc Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5000 (đoạn cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) và Quy hoạch phân khu đô thị sông Đuống tỷ lệ 1/5000 từ Bắc Cầu đến cầu Phù Đổng) nhằm làm rõ các ý kiến trước đó để bổ sung, chỉnh sửa, thống nhất trước khi cấp thẩm quyền phê duyệt trong thời gian tới.

Theo các chuyên gia, quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống được duyệt sẽ là cơ sở pháp lý để lập quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn; góp phần cải thiện điều kiện sống của người dân theo hướng văn minh, hiện đại và phát triển bền vững. Mặt khác, khi quy hoạch được phê duyệt và công khai rõ ràng cũng sẽ góp phần ngăn chặn nạn "cò" đất thổi giá ảo để mua bán sang nhượng kiếm lời. 

Vì thế, ở góc độ cơ sở, UBND quận Long Biên cũng nhìn nhận, trong trường hợp quy hoạch được duyệt sẽ là tiền đề quan trọng để kêu gọi các dự án đầu tư vào khu vực nằm trong khu bãi sông; đồng thời, cũng là căn cứ pháp lý để cấp chính quyền phường, quận quản lý tốt hơn về đất đai, trật tự xây dựng.

Đại diện UBND huyện Đan Phượng cho rằng, để phát huy tối đa nguồn tài nguyên đất, phát triển hài hòa bãi sông Hồng, khi phê duyệt quy hoạch, cơ quan chức năng cũng nên định hướng phát triển bãi sông phía Đông đường Vành đai 4 qua địa bàn./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Những năm gần đây, lòng sông Hồng bị xói mòn. Việc hạ thấp lòng dẫn vùng hạ du sông Hồng đang tác động rất lớn đến khả năng lấy nước của tất cả các hệ thống thủy lợi.

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền Hỏa Thần là di tích đầu tiên tại Việt Nam thờ Thần Lửa. Cho đến ngày nay, nơi đây vẫn là địa điểm tâm linh đặc biệt thờ Thần Hỏa của người Hà Nội, cũng như du khách thập phương.

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Là tuyến đường huyết mạch đi qua địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM), nhưng Võ Văn Ngân cũng được biết đến là “điểm nóng” ngập nước. Sau 3 năm thi công, dự án nâng cấp hệ thống thoát nước chống ngập ở đoạn đường dài 2,5km với tổng số vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng này vẫn chưa hoàn thành.

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Ở Sài Gòn – TP.HCM, hơn 4 thập kỷ qua, có một người phụ nữ đã tiếp thêm sức sống, gìn giữ “những chất âm ngày cũ” giữa Sài Gòn sôi động, hào hoa; bằng nghề mua bán và sửa chữa máy cassette.

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Dù Bộ GTVT đã ban hành nhiều quy định đối với xe hoán cải, song với sự ra đời ngày càng nhiều xe nhà ở di động ngày càng đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng để quản lý riêng loại hình phương tiện này.

Bất an vì tỉnh lộ 927C xuống cấp

Bất an vì tỉnh lộ 927C xuống cấp

Ổ gà, ổ voi, bụi mịt mù khi có xe tải lưu thông qua, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho người và phương tiện, … là những gì đang diễn ra tại một số đoạn thuộc tuyến tỉnh lộ 927C nối giữa thành phố Ngã Bảy với huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

// //