Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Băng tần viễn thông di động sẽ được đấu giá

Phóng viên - 06/12/2021 | 15:51 (GTM + 7)

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo luật là khẳng định rõ băng tần được sử dụng để thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất công cộng sẽ được cấp phát thông qua đấu giá hoặc thi tuyển, thay vì quy định mang tính định tính chung chung trước đâ

Luật Tần số vô tuyến điện được ban hành cuối năm 2009 đã đặt nền tảng pháp lý quan trọng cho việc quản lý, sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh của đất nước.

Tuy nhiên, trước sự phát triển như vũ bão của thông tin vô tuyến thì hạ tầng viễn thông nói chung và thông tin vô tuyến điện nói riêng không chỉ cung cấp dịch vụ mà mang sứ mệnh lớn hơn đó là vai trò làm hạ tầng số cho nền kinh tế số.

Vì thế luật hiện hành không còn phù hợp, cần phải sửa đổi.

Dự thảo Luật Tần số vô tuyến điện (sửa đổi) gồm có 2 điều, trong đó Điều 1 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện hiện hành; Điều 2 hiệu lực thi hành.

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo luật là khẳng định rõ băng tần được sử dụng để thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất công cộng sẽ được cấp phát thông qua đấu giá hoặc thi tuyển, thay vì quy định mang tính định tính chung chung trước đây là các băng tần có giá trị thương mại cao, nhu cầu sử dụng vượt quá khả năng phân bổ.

Vì đây là những băng tần mà các nước trên thế giới chủ yếu thực hiện cấp phép thông qua cơ chế thị trường mục tiêu lựa chọn và trao quyền sử dụng tần số cho các doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất cho xã hội.

Cũng với băng tần được sử dụng để thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất công cộng, sau khi hết hạn sử dụng 15 năm DN sẽ được xem xét cấp tiếp 15 năm không phải thông qua đấu giá hoặc thi tuyển với một số điều kiện.

Trong bối cảnh công nghệ đang thay đổi rất nhanh, chỉ khoảng 5 năm một vòng đời công nghệ, quy định này sẽ giúp DN có tầm nhìn, kế hoạch đầu tư dài hạn, nâng cao chất lượng dịch vụ và trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.

Dự thảo cũng làm rõ việc cấp phép tần số đối với băng tần sử dụng để thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất công cộng phải tuân thủ quy định về hạn mức sử dụng tần số. Bởi tài nguyên tần số là đầu vào thiết yếu để doanh nghiệp thông tin di động triển khai mạng lưới, kinh doanh và cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Vì vậy, nếu không có chính sách quản lý tần số phù hợp về hạn mức thì có thể tài nguyên này sẽ tập trung tại một hoặc hai DN, gây ra tình trạng độc quyền, làm giảm tính cạnh tranh của thị trường viễn thông.

Dự thảo luật cũng bổ sung quy định liên quan đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩn vực tần số vô tuyến điện. Theo đó, sẽ quy định về loại thiết bị được phép sử dụng trong phát hiện vi phạm để có thể phạt nguội.

Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật tần số vô tuyến điện (ảnh: daibieunhandan)

Dự thảo Luật Tần số vô tuyến điện (sửa đổi) có những thay đổi đáng kể nào so với Luật hiện hành?

PV VOV Giao thông phỏng vấn Bà Vũ Thu Hiền, Trưởng phòng Chính sách và Quy hoạch tần số, Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ Thông tin và Truyền thông) - đơn vị chịu trách nhiệm chính xây dựng Luật này.

PV. Xin bà cho biết những điểm mới, nổi bật của Dự thảo Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi?

Bà Vũ Thu Hiền: Hiện nay Chính phủ đã trình Quốc hội đăng ký 4 chính sách sửa đổi lớn. Thứ nhất, luật lần này khẳng định rõ băng tần được sử dụng để thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất công cộng sẽ được cấp phát thông qua đấu giá hoặc thi tuyển.

Thứ hai, cũng với băng tần được sử dụng để thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất công cộng sau khi hết hạn sử dụng (15 năm) thì sẽ được cấp tiếp 15 năm mà không thu về đấu giá hoặc thi tuyển và chỉ cấp cho doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện nhất định. Thứ ba, trong luật bổ sung quy định về khoản thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện.

Và chính những băng tần được sử dụng để thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất công cộng là đối tượng sẽ phải thực hiện cái việc thu một khoản tiền ngoài phí là lệ phí, thể hiện được quyền lợi thế của doanh nghiệp có được băng tần rất quý hiếm này.

Thứ tư, làm rõ trong dự luật việc cấp phép tần số vô tuyến điện đối với băng tần được sử dụng để thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất công cộng phải tuân thủ quy định về hạn mức sử dụng tần số.

Thứ năm, xã hội hóa công tác đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên. Theo quy định của Liên minh viễn thông quốc tế, một số loại nghiệp vụ vô tuyến điện như: vô tuyến điện nghiệp dư, vô tuyến hàng hải và hàng không, yêu cầu người trực tiếp khai thác thiết bị phải có trình độ chuyên môn phù hợp để bảo đảm khi sử sụng kênh tần số chung của quốc tế không gây nhiễu cho các nước khác.

Thứ sáu, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo vệ tần số và quỹ đạo vệ tinh. Luật lần này bổ sung trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông và của tổ chức sử dụng tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh trong việc kiểm tra, đánh giá các đăng ký tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh của nước ngoài có khả năng ảnh hưởng đến việc sử dụng tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh của Việt Nam.

PV: Liên quan đến phát xạ các sóng điện từ có gây ô nhiễm môi trường, vậy những người sản xuất, cung ứng và sử dụng thiết bị có quyền hạn và trách nhiệm cụ thể như thế nào ?

Bà Vũ Thu Hiền: Người sản xuất, nhập khẩu và sử dụng trước khi đưa thiết bị ra sử dụng phải bảo đảm các quy định về quy chuẩn kỹ thuật và các quy chuẩn về an toàn bức xạ vô tuyến điện.

Hiện nay tất cả các quy chuẩn đã được quy định rõ, ví dụ nhà mạng lắp đặt trạm BTS thì họ đã phải thực hiện kiểm định định kỳ và kiểm định lần đầu để bảo đảm tuân thủ đúng các giới hạn về an toàn bức xạ. Hiện các mức giới hạn về cường độ trường những quy định của VN khá chặt chẽ và thậm chí đưa ra các mức chặt chẽ hơn khá nhiều so với các nước Châu Âu hay Mỹ.

Theo tôi đấy là những quy định đã đầy đủ, bảo đảm bảo vệ người dân, bảo vệ môi trường trong quá trình thiết bị vô tuyến điện đó được mang ra sử dụng.

PV: Xin cảm ơn bà!

Ảnh minh hoạ (internet)

Những quy định mới trong dự thảo Luật Tần số vô tuyến điện (sửa đổi) đã đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp hay cần phải điều chỉnh theo hướng nào? PV VOV Giao thông trao đổi với ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hội Internet Việt Nam xung quanh nội dung này.

PV: Thưa ông, những sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo Luật Tần số vô tuyến điện (sửa đổi) đã đảm bảo tính bao quát, phù hợp với điều kiện hiện nay hay chưa?

Ông Vũ Hoàng Liên: Tôi cho rằng chưa quan sát hết tất cả các đối tượng xã hội có liên quan đến trường điện từ. Nếu chỉ liên quan đến viễn thông hay là vô tuyến điện phục vụ cho thông tin truyền thông có vẻ cũng ổn. 

Nhưng nếu nhìn đầy đủ hơn về việc quản lý nhà nước lo đến bức xạ trường điện từ ảnh hưởng đến đời sống người dân thì có nhiều đối tượng chúng ta chưa quan sát hết.

Ở đây bên cạnh đối tượng về cấp phép về tần số, những đối tượng về vận hành hệ thống thiết bị, sử dụng các thiết bị có liên quan đến bức xạ sóng điện từ và có những người không hề dùng nhưng vì lý do nào đó có tiếp cận sóng điện từ, có quyền hạn và trách nhiệm gì?

Hiện nay VN sản xuất các thiết bị về công nghệ thông tin và viễn thông chưa nhiều nhưng trong tương lai sẽ nhiều, quyền hạn và trác nhiệm của người sản xuất hay còn gọi là tạo ra những thiết bị có phát xạ sóng điện từ như thế nào?

PV: Ngoài những vấn đề như ông vừa nêu, ông còn băn khoăn điều gì trong dự thảo lần này?

Ông Vũ Hoàng Liên: Sửa đổi Luật lần này nên mạnh dạn sửa đổi cấu trúc văn bản, tôi vẫn có cảm giác cấu trúc hiện nay là cấu trúc kế thừa, nó sẽ không theo kịp sự thay đổi của khoa học kỹ thuật, công nghệ.

Thứ hai, cần phải rõ quyền hạn và trách nhiệm của tất cả các đối tượng có liên quan, chứ không phải chỉ đối tượng cấp phép và các đối tượng sử dụng; thứ ba là minh bạch về tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như các vấn đề liên quan đến kiểm định thiết bị, chúng ta cần áp dụng hậu kiểm tối đa để tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, phát triển lĩnh vực công nghệ phục vụ đời sống mà còn liên quan đến cạnh tranh của quốc gia.

 Và hiện còn một số nội dung cũng chưa rõ ràng, ví dụ như: Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc sử dụng tài nguyên tần số để đảm bảo vấn đề không gây ô nhiễm môi trường về sóng điện từ, tôi không thấy rõ ràng.

Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo chủ quyền quốc gia về tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh, trong dự thảo có nói đến hợp tác quốc tế. Thế nhưng hợp tác quốc tế vẫn là một hành vi cụ thể, còn trong quan hệ quốc tế nó bao quát nhiều tình huống hơn.

Cho nên trách nhiệm đảm bảo quyền lợi quốc gia trong quan hệ quốc tế đối với tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh cũng cần phải làm rõ.

Quy hoạch tần số cũng có nói đến một số cơ sở nhưng có vẻ thiên về viễn thông nhiều hơn, nhưng quy hoạch tần số trước hết là phải xuất phát từ nhu cầu kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng liên quan đến tần số vô tuyến điện và phải dự báo được nhu cầu này. Tôi cũng không thấy nói đến cam kết quốc tế mà VN có tham gia, nếu không căn cứ vào cam kết quốc tế mà ta cứ quy hoạch theo ý của ta thì điều gì sẽ xảy ra?

Các nội dung liên quan đến cấp phép, vấn đề không gian cũng chưa thật rõ và vấn đề thời gian có thể có những đặc điểm không liên tục phải tính đến việc cấp phép để tranh thủ những khoảng trống còn lại để cấp phép cho những mục tiêu khác.

Về ăng ten bây giờ khác xưa, nó cũng định hướng rất tốt, tạo ra những trường bức xạ có tính phân biệt, vì thế quy định về ăng ten có liên quan đến tần số cũng cần phải quan tâm.  

PV: Xin cảm ơn ông!

Sau 11 năm thực hiện, Luật Tần số vô tuyến điện không còn phù hợp với thực tế và chủ trương mà Đại hội lần thứ XIII đề ra, đó là chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số.

Vì thế việc sửa đổi Luật Tần số vô tuyến điện là cần thiết nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, góp phần thúc đẩy phát triển thông tin vô tuyến, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền quốc gia về tần số và quỹ đạo vệ tinh.

Những quy định mới trong Dự thảo Luật Tần số vô tuyến điện (sửa đổi) đang hướng đến tạo cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề này.

Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOVGT, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.

--

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” lúc 15h30 đến 15h50, thứ Hai và thứ Tư hàng tuần trên FM91, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng podcast dành cho di động: Spotify, Aple Podcast và Google Podcast.

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Những năm gần đây, lòng sông Hồng bị xói mòn. Việc hạ thấp lòng dẫn vùng hạ du sông Hồng đang tác động rất lớn đến khả năng lấy nước của tất cả các hệ thống thủy lợi.

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền Hỏa Thần là di tích đầu tiên tại Việt Nam thờ Thần Lửa. Cho đến ngày nay, nơi đây vẫn là địa điểm tâm linh đặc biệt thờ Thần Hỏa của người Hà Nội, cũng như du khách thập phương.

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Là tuyến đường huyết mạch đi qua địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM), nhưng Võ Văn Ngân cũng được biết đến là “điểm nóng” ngập nước. Sau 3 năm thi công, dự án nâng cấp hệ thống thoát nước chống ngập ở đoạn đường dài 2,5km với tổng số vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng này vẫn chưa hoàn thành.

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Ở Sài Gòn – TP.HCM, hơn 4 thập kỷ qua, có một người phụ nữ đã tiếp thêm sức sống, gìn giữ “những chất âm ngày cũ” giữa Sài Gòn sôi động, hào hoa; bằng nghề mua bán và sửa chữa máy cassette.

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Dù Bộ GTVT đã ban hành nhiều quy định đối với xe hoán cải, song với sự ra đời ngày càng nhiều xe nhà ở di động ngày càng đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng để quản lý riêng loại hình phương tiện này.

Bất an vì tỉnh lộ 927C xuống cấp

Bất an vì tỉnh lộ 927C xuống cấp

Ổ gà, ổ voi, bụi mịt mù khi có xe tải lưu thông qua, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho người và phương tiện, … là những gì đang diễn ra tại một số đoạn thuộc tuyến tỉnh lộ 927C nối giữa thành phố Ngã Bảy với huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

// //