Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Bạn im lặng, ai sẽ lên tiếng?

Phóng viên - 25/12/2020 | 5:38 (GTM + 7)

Sự im lặng đang vô hình trung tiếp tay cho vi phạm được đà lấn tới, rồi tiếp tục lặp lại nhiều lần sau. Ai sẽ là người lên tiếng, nếu bạn im lặng và chờ đợi xung quanh?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trên một tuyến đường liên thôn liên xã đang thi công cống thoát nước, 2 chiếc ô tô tránh nhau, vài xe máy lách qua, thế là ùn tắc. Tôi đã khá bất ngờ khi văng vẳng đằng sau tiếng của mấy chị phụ nữ đi xe máy cà tàng: “Trả đường đi, bên kia trả đường cho chúng tôi đi! Đường các anh ở bên này cơ mà!

Lập tức, mấy vị đang lấn làn phải cố ép vào làn hoặc tấp vào ngõ để mở lối thoát. Họ lên tiếng hồn nhiên và mạnh dạn, như thể đó là việc đương nhiên và hết sức tự nhiên. Khác hẳn với sự e dè của người đi ngoài phố.

Thực tế khi tham gia giao thông, thấy điều chướng tai gai mắt như lấn làn, chèn đường, đi ngược chiều, tạt đầu cắt mặt, ai cũng bức xúc nhưng rất ít người chọn cách lên tiếng trực tiếp, mà thường chỉ phản ánh tới Đài, đưa lên mạng để giải tỏa, phê phán, hoặc lắc đầu ngao ngán và đợi sự xuất hiện của lực lượng chức năng.

Sự ngại va chạm, ngại phiền toái, ngại đụng phải những đối tượng “cùn” có thể là một phần nguyên nhân. Ngại cảm giác lạc lõng, đơn độc nếu chẳng may mình lên tiếng mà mọi người xung quanh không ủng hộ, rồi bỗng dưng mang vạ. Cũng không ngoại trừ, chính “nạn nhân” còn khá mơ hồ về quy định pháp luật, không dám khẳng định đúng sai, nên không tự tin lên tiếng…

Thực tế, tâm lý của đa số người vi phạm luôn khá dè dặt, vì chính họ biết mình sai. Những trường hợp “chày cối”, ngang ngược chỉ là số ít.

Nếu có sự nhắc nhở cảnh cáo của ai đó bên cạnh, cùng sức ép từ đám đông chứng kiến, họ sẽ buộc phải điều chỉnh hành vi.

Nhưng sự im lặng đang vô hình trung tiếp tay cho vi phạm được đà lấn tới, rồi tiếp tục lặp lại nhiều lần sau. Ai sẽ là người lên tiếng, nếu bạn im lặng và chờ đợi xung quanh?

Tất nhiên, sự lên tiếng cũng cần có kỹ năng, để người vi phạm muốn sửa và thấy nên sửa sai. Chứ không phải hung hăng đập cửa xe, dứ dứ ngón tay, hay hạ kính và xổ một tràng … để rồi làm cho nhau “nóng mặt”.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây:

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

// //