Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Bãi rác lộ thiên, dân khổ triền miên

Phóng viên - 02/05/2021 | 15:04 (GTM + 7)

Bãi rác Thanh Bình toạ lạc tại ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây.

Phân loại rác thải đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý chất thải, góp phần giảm thiểu nguy cơ phát tán các tác nhân gây bệnh, các yếu tố độc hại, nguy hiểm, ngoài ra còn góp phần tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lý rác thải.

Thế nhưng, thực tế cho thấy không phải nơi nào cũng làm tốt quy trình này, có không ít bãi rác tập trung chưa được xử lý đúng cách đã và đang làm khổ người dân. 

Bãi rác Thanh Bình,ấp Bình Long, xã Thanh Bình huyện Chợ Gạo. Ảnh: Thanh Hà

Nằm cách trung tâm thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang khoảng 10 cây số, Bãi rác tập trung Thanh Bình do UBND huyện Chợ Gạo đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2010, với tổng diện tích ban đầu là trên 10.000 m2, bao gồm các hạng mục: Ô chứa rác, ô chứa nước thảy từ bãi rác, lò dốt rác và hệ thống tường bao bọc xung quanh.

Hơn 10 năm bãi rác Thanh Bình đi vào hoạt động thì cũng là ngần ấy thời gian, người dân sống tại ấp Bình Long nói chung và các hộ dân sinh sống, canh tác gần bãi rác Thanh Bình nói riêng phải sống chung với ô nhiễm: 

- Rác, rồi ruồi dữ dội lắm, ở đây không ai ở, không ai chịu được hết.

- Trời mưa thì nước từ bãi rác bốc mùi hôi thối, còn trời nắng thì đốt rác, ngày nào cũng khói bụi mù mịt.

- Cái khói này nó độc lắm chứ, thậm chí làm vàng hết cả lá cây dừa.

Đó là 3 trong số rất nhiều ý kiến mà người dân ở Ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo đã phản ánh, khi chúng tôi thực hiện phóng sự này. Tất cả đều có chung nổi bức xúc.

Bức xúc vì hàng ngày, họ phải hít thở mùi hôi hối bốc ra từ bãi rác, chứng kiến cảnh ruồi nhặng bay như trấu rải, bám víu vào những cành cây, ngọn cỏ đen ngòm, trong khi nước từ bãi rác chảy tràn xuống các con mương, con rạch dẫn nước phục vụ sản xuất.

Nguồn nước ô nhiễm, đổi màu đen kịt, bốc mùi nồng nặc, người dân không thể lấy nước để bơm tưới cho cây trồng. Nhìn cảnh mương có nước nhưng không thể bơm để lấy nước tưới cho cây, anh Nguyễn Tấn Hải đang canh tác 2 công đất trồng dừa chỉ cách bãi rác 1 con mương bức xúc: 'Mùa mưa tới vào khoảng tháng 7 tháng 8, nước thải từ bãi rác trôi xuống kênh, khiến mình không thể bơm mà sản xuất nông nghiệp được gì được. Vài hôm nữa, nếu có mưa dầm y thì kể như đen thui con kênh này luôn, trông như dầu nhớt vậy".

Cùng với sự phát triển của xã hội, đô thị được mở ra, cuộc sống của người dân cũng từ đó được nâng lên, kéo theo hệ lụy là lượng rác sinh hoạt thải ra cũng nhiều hơn. Với quy mô hơn 10 công đất, nhưng chỉ sau hơn 10 năn đi vào hoạt động, bãi rác Thanh Bình hiện đã trở nên quá tải, không còn chỗ chứa.

Chính điều này đã buộc UBND huyện Chợ Gạo phải tạm thời đóng cửa bãi rác lộ thiên còn Ban quản lý bải rác được điều sang làm việc ở nơi khác.

Phân biệt các loại rác thải

Hiện nay, đa số người dân có thói quen cho tất cả rác thải phát sinh trong ngày vào 1 túi rác. Trong túi rác bao gồm: thực phẩm thừa, lon nước, vỏ đồ hộp, chai lọ… mà không thông qua biện pháp phân loại nào, trong khi lượng rác, chất thải có thể đưa vào tái chế tương đối lớn. Hôm nay, Mekong FM sẽ giúp bà con phân biệt 3 loại rác thải cơ bản bao gồm: Rác hữu cơ, Rác vô cơ và Rác tái chế:

Rác hữu cơ: Là loại rác dễ dàng phân hủy, có khả năng đưa vào sử dụng cùng với các loại chế phẩm vi sinh để sản xuất phân bón hoặc có thể làm thức ăn cho động vật. Loại rác này là các phần bỏ đi của thực phẩm sau khi lấy đi phần sử dụng để chế biến thức ăn cho con người, hoặc thực phẩm thừa, hư hỏng không thế sử dụng, các loại lá cây, hoa, cỏ.

Rác vô cơ: Là các loại rác không thể sử dụng được nữa và cũng không thể tái chế mà chỉ có thể xử dụng phương pháp xử lý là đốt hoặc chôn lấp. Nguồn gốc rác vô cơ là các loại vật liệu xây dựng không thể sử dụng được, các loại bao bì, vỏ hộp không thể tái chế, các loại túi ni lông thường được bỏ đi sau quá trình sử dụng như: đựng hộp sữa, thực phẩm, những vật dụng, thiết bị trong nhà. Vì vậy, để chung tay bảo vệ môi trường chúng ta nên hạn chế sử dụng các loại rác này. 

Rác tái chế: Là các loại rác khó phân hủy nhưng có thể đưa vào sản xuất, tái chế thành các sản phẩm có thể sử dụng được nhằm mục đích con người. Rác tái chế thường là các chất vô cơ như: giấy thải, các loại vỏ hộp chai, lọ, vỏ lon thực phẩm và kim loại.

Tags:
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

// //