Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Aspirin buổi chiều: Nguồn gốc của việc bắt tay

Phóng viên - 27/10/2020 | 15:55 (GTM + 7)

Việc bắt tay đã tồn tại dưới hình thức này hay hình thức khác trong hàng ngàn năm qua, nhưng nguồn gốc của nó thì chưa được xác định cụ thể. Theo một giả thuyết phổ biến, cử chỉ này được bắt đầu như là một cách để truyền đạt những ý định hòa bình...

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Bằng cách xòe bàn tay phải đang không cầm nắm gì, những người lạ có thể cho thấy rằng họ không cầm vũ khí và không hề có ý định xấu với người đối diện. Một số người thậm chí còn cho rằng chuyển động lên và xuống trong lúc bắt tay được cho là để làm rơi ra bất cứ con dao hay dao găm nào được giấu kín trong tay áo.

Tuy nhiên, một lời giải thích khác lại cho rằng bắt tay là một biểu tượng của thiện chí khi đưa ra một lời tuyên thệ hoặc lời hứa. Khi hai người siết chặt bàn tay, họ thể hiện rằng lời nói của họ là một sự ràng buộc thiêng liêng. “Một thỏa thuận có thể được thể hiện một cách nhanh chóng và rõ ràng bằng ngôn từ,” sử gia Walter Burkert từng giải thích, “nhưng chỉ được thực thi hiệu quả bằng một cử chỉ mang tính nghi lễ: những bàn tay mở rộng, không có vũ khí hướng về phía nhau, nắm chặt lấy nhau trong một cái bắt tay chung”.

Trong khi bắt tay có nhiều ý nghĩa trong thế giới cổ đại, ngày nay nó được sử dụng như một lời chào hàng ngày. Một số nhà sử học tin rằng nó được phổ biến bởi những người Quaker vào thế kỷ 17, khi họ xem một cái bắt tay đơn giản như là một hình thức thay thế mang tính bình đẳng hơn so với việc cúi chào hoặc nhấc mũ chào.

Về sau, lời chào như vậy trở nên phổ biến, và vào những năm 1800, các hướng dẫn về nghi thức thường bao gồm các hướng dẫn về kỹ thuật bắt tay phù hợp.

Như thường được nói đến ngày nay, một cái bắt tay kiểu thời Victoria được cho là phải rắn rỏi nhưng không quá mạnh. Một hướng dẫn vào năm 1877 tư vấn cho các độc giả của mình rằng, “một quý ông mà thô lỗ bóp mạnh bàn tay được chìa ra cho mình khi chào hỏi, hoặc lắc bàn tay quá thô bạo, thì không bao giờ có cơ hội để lặp lại hành vi xúc phạm đó một lần nữa.”

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

// //