Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong phòng, chống bạo lực gia đình

Thu Thủy - 07/03/2023 | 9:26 (GTM + 7)

“Cấm tiếp xúc” là biện pháp ngăn chặn đã được quy định tại Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, biện pháp này thời gian qua chưa thực sự phát huy được hiệu quả, còn mang nặng thủ tục hành chính.

Hầu hết nạn nhân bị bạo lực gia đình thường cam chịu và vì xấu hổ, nên họ không dám làm đơn yêu cầu Tòa án để tự bảo vệ mình, khiến cho việc áp dụng biện pháp này cho đến nay vẫn còn khá ít.

Do đó mà mới đây, sau khi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 được thông qua, thay thế Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007, dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật này đã tiếp tục được lấy ý kiến đóng góp, với một trong những nội dung đáng chú ý là quy định chi tiết hơn về việc áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên VOV Giao thông có cuộc trao đổi với Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.

PV: Thưa ông, tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch soạn thảo mới đây, biện pháp cấm tiếp xúc trong phòng, chống bạo lực gia đình đã được quy định chi tiết hơn. Nhưng với thực tế là từ trước đến nay, việc áp dụng biện pháp này vẫn còn khá ít, ông có nhận định như thế nào về tính khả thi của những nội dung này?

Luật sư Đặng Văn Cường: Có thể thấy rằng những nội dung trong dự thảo Nghị định đã quy định tương đối đầy đủ, chi tiết về thẩm quyền, về căn cứ, về việc xác minh, về việc ra quyết định cũng như là nguyên tắc áp dụng, cái biện pháp nào cần cấm tiếp xúc.

Nếu nghị định này được ban hành và thông qua, đưa vào áp dụng thì quy định cấm tiếp xúc có thể sẽ được áp dụng triệt để hơn, rộng rãi hơn và sẽ đảm bảo hơn quyền và nghĩa vụ của người bị bạo lực gia đình. Tôi cho rằng là cái tính khả thi của quy định này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cái văn bản hướng dẫn.

Khi đã có văn bản hướng dẫn rồi thì Ủy ban cấp xã sẽ ban hành nhiều hơn các văn bản cấm tiếp xúc để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho nạn nhân bị bạo lực gia đình.

Ảnh minh họa: Chinhphu.vn

Ảnh minh họa: Chinhphu.vn

PV: Cũng tại dự thảo này, có một nội dung đáng chú ý khác là đề xuất có một số điện thoại tổng đài quốc gia để người dân báo tin về bạo lực gia đình. Theo ông điều này liệu có mang lại hiệu quả hơn cho công tác phòng chống bạo lực gia đình?

Luật sư Đặng Văn Cường: Trước đây thì chỉ có tổng đài quốc gia 111 là tổng đài chung để bảo vệ quyền lợi của trẻ em bị bạo lực. Gần đây thì Hội Trung ương Hội nông dân cũng có thí điểm thêm đường dây nóng phòng, chống bạo lực gia đình là 1800 1768. Những vấn đề này thì đã đảm bảo phần nào được việc tiếp cận thông tin, cũng như là bảo vệ người bị bạo lực.

Tuy nhiên, dự thảo Nghị định cũng có một cái đề xuất là các cơ quan tiếp nhận thông tin thì được sử dụng chung số điện thoại 111, không thu phí viễn thông đối với người gọi đến, gọi đi và phí tư vấn đối với người gọi đến Tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình.

Số tổng đài này rất dễ nhớ, dễ gọi. Cho nên tôi cho rằng việc quy định như vậy là cần thiết và phù hợp để đảm bảo cho việc tiếp nhận thông tin về bạo lực gia đình hiệu qủa, và việc xử lý thông tin cũng nhanh chóng hơn.

PV: Xin cảm ông.

Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //