Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

An toàn vệ sinh thực phẩm: Niềm tin trên tờ A4

Phóng viên - 16/09/2020 | 14:20 (GTM + 7)

Việc kiểm soát sản xuất thực phẩm không thể mãi chờ vào công tác tuyên truyền và lương tâm con người, mà cần phải có một chế tài mạnh được thực thi một cách hiệu quả của các cơ quan chức năng, thay vì hô hào các khẩu hiệu bằng vài dòng chữ chỉ nằm im trên

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Các học sinh đang được theo dõi tại Bệnh viện Quận 2 đều có sức khỏe ổn định,
Các học sinh nghi ngộ độc thực phẩm đang được theo dõi tại Bệnh viện Quận 2. Ảnh: Tuổi trẻ

Vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến sản phẩm Pate Minh Chay vừa qua như là cái “mụn nhọt” mất niềm tin đợi ngày “vỡ ra”. Thật sự không phải chờ đến ngày này, mà lâu nay người dân đã quá lo lắng vì tình trạng thực phẩm thiếu an toàn tràn lan, từ khâu sản xuất, chế biến lên đến bàn ăn của mọi người.

Hiện 7 nạn nhân phải nhập viện điều trị do ăn phải Pate Minh Chay ở bệnh viện Chợ Rẫy đến thời điểm này chưa có bệnh nhân nào cai được máy thở và việc hồi phục rất khó khăn.

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Quốc Hùng – Trưởng khoa truyền nhiễm bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, gần 30 năm bệnh viện mới tiếp nhận trường hợp ngộ độc này, việc thở máy kéo dài có thể gây nhiều biến chứng tổn thương cho các nạn nhân:

"Cũng gần hai, ba chục năm nay chúng tôi chưa từng gặp lại trường hợp ngộ độc này, cái quan trọng nhất là được chuẩn đoán sớm và dùng thuốc tiêu độc sớm, tuy nhiên hiện nay những loại thuốc kháng độc tố thì không phải là hết ngay loại độc này mà nó làm cho thời gian bị liệt ngắn lại thôi".

Khi vụ việc Pate Minh Chay chưa kịp lắng xuống thì mới đây trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục ghi nhận thêm 45 ca nghi ngộ độc thực phẩm sau bữa cơm trưa tại Trường Tiểu học Bình Trưng Đông.

Có thể thấy đây chỉ là 2 trong vô số các vụ ngộ độc thực phẩm mà các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin. Danh sách các cá nhân, đơn vị bị xử lý vì vi phạm an toàn thực phẩm ngày càng dài, khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng về chất lượng hàng hóa.

Để tránh việc mua nhầm thực phẩm không rõ nguồn gốc, nhiều người đã đặt niềm tin vào các sản phẩm đóng hộp với bao bì, dán nhãn thông tin rõ ràng. Tuy nhiên, sau vụ việc ngộ độc Pate Minh Chay thì niềm tin của người tiêu dùng đang bị “bào mòn” dần.

"Sau vụ ngộ độc thực phẩm Pate Minh Chay thì tôi cũng khá là lo lắng nếu như gia đình mình có nhu cầu sử dụng đồ hộp".

"Nếu mà nói không lo lắng thì cũng không đúng, nếu mà có lo lắng thì cũng một phần nào đó về chất lượng của những đồ hộp, tại vì mình là sinh viên, cũng hay dùng nên mình sợ là sẽ xảy ra tình trạng như vậy".

"Lúc trước gia đình mình hay sử dụng sản phẩm đồ hộp, nhưng sau vụ ngộ độc thực phẩm Pate Minh Chay thì chắc gia đình mình cũng phải cẩn thận hơn khi lựa chọn sử dụng đồ hộp".

Cơ quan chức năng cần tăng cường  kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm. Ảnh: Vietnamnet

Nhiều ý kiến cho rằng, chính người tiêu dùng phải biết tự bảo vệ mình, biết tránh xa thực phẩm bẩn... Nhưng, đừng bắt người dân trở thành “người tiêu dùng thông thái” khi việc kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm của cơ quan chức năng vẫn còn yếu kém như hiện nay.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch hiệp hội người tiêu dùng Việt Nam thì người tiêu dùng sẽ phải “lãnh đủ” khi khâu hậu kiểm chất lượng sản phẩm của cơ quan chức năng không được thực hiện tốt.

"Trước đây, người ta kiểm tra theo chế độ tiền kiểm tức là kiểm tra trước xem có đủ an toàn không rồi mới cho phép lưu thông, nhưng chính cải cách hành chính để cho hàng hóa lưu thông một cách thuận tiện thì thay vì tiền kiểm, bây giờ là hậu kiểm. Nhưng mà ngược lại hậu kiểm rất quan trọng, nếu mà bây giờ anh buông lỏng trong kiểm tra thì rõ ràng là người tiêu dùng sẽ lãnh đủ. Rõ ràng thay tiền kiểm bằng hậu kiểm thì vai trò của cơ quan chức năng rất lớn do là hậu kiểm thì mới phát hiện ra những vi phạm".

Giờ đây, dư luận đòi hỏi phải có người chịu trách nhiệm, có “nhạc trưởng” huy động các giải pháp rốt ráo, mạnh mẽ để giải quyết tận gốc rễ vấn đề, bảo vệ người dân khỏi cái chết mòn vì ăn, uống phải thực phẩm bẩn, mất an toàn. Không thể chấp nhận tình trạng khi sự việc xảy ra, người dân gặp họa, nhà sản xuất chịu trách nhiệm còn các cơ quan chức năng thì vô can.

Đã đến lúc các cơ quan quản lý nhà nước; các cơ quan chuyên ngành phải làm thực chất, thể hiện hết trách nhiệm của mình trước thực trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm đang diễn ra trong xã hội, cộng đồng.

Rõ ràng bản chất thực phẩm không bẩn, nhưng chính sự tham lam, ích kỷ và nhẫn tâm của con người đã vấy bẩn lên chúng. Việc kiểm soát sản xuất thực phẩm không thể mãi chờ vào công tác tuyên truyền và lương tâm con người, mà cần phải có một chế tài mạnh được thực thi một cách hiệu quả của các cơ quan chức năng, thay vì hô hào các khẩu hiệu bằng vài dòng chữ chỉ nằm im trên tờ giấy A4. 

Mời quý vị đến với góc nhìn này của VOVGT qua bình luận nhan đề: “An toàn vệ sinh thực phẩm – Niềm tin trên tờ A4”.

Câu chuyện thực phẩm mất vệ sinh, mất an toàn, thực phẩm” bẩn” luôn là chủ đề nóng được cả xã hội quan tâm. Từng làm sôi động nhiều phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội với các Bộ trưởng trong nhiều kỳ họp. Thế nhưng vấn đề này vẫn ngày càng nhức nhối và chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Dù các Bộ, ngành địa phương và toàn xã hội đã nhiều lần” tuyên chiến” với nhiều biện pháp vừa thông tin tuyên truyền, ban hành chế tài xử lý răn đe; đấu tranh ngăn chặn nhưng thực phẩm bẩn vẫn ngang  nhiên tồn tại, gây hệ lụy xấu đến đời sống kinh tế- xã hội, xâm hại trực tiếp đến sức khỏe nhân dân.

Theo báo cáo, trong 6 tháng của năm nay, lực lượng chức năng tại các  tỉnh, thành trong cả nước đã kiểm tra gần 280.000 cơ sở, phát hiện hơn 38.000 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm. Các lực lượng đã xử lý gần 6.800 cơ sở với số tiền phạt gần 16  tỷ đồng.

Thực phẩm không an toàn, ,mất vệ sinh cũng đã gây ra nhiều vụ ngộ độc tập thể khiến nhiều người phải nhập viện, có người đã tử vong. Tuy nhiên trong hàng ngàn vụ việc xảy ra, được xử lý, lực lượng công an cả nước mới chỉ có thể khởi tố được 3 vụ vì vướng nhiều quy định của pháp luật.

Các chế tài quy định liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa đủ bao quát để xử lý thích đáng các hành vi cố tình vi phạm. Đó là chưa kể việc quy định việc thanh tra,kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm một năm một lần đối với cơ sở sản xuất kinh doanh là quá ít.

Chưa kể, cấp giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn chồng chéo; không rõ trách nhiệm mà vụ Pate Minh chay là điển hình khi có sự tham gia của 3 bộ là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công thương nhưng khi vụ ngộ độc xảy ra rất khó quy trách nhiệm cho Bộ nào. Trong khi thực phẩm mất toàn, thực phẩm bẩn vẫn ngang nhiên tồn tại, thậm chí tuồn vào cả trường học, bệnh viện trong sự bất lực của người tiêu dùng và các cấp quản lý.

Rõ ràng những” lỗ hổng” trong công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm cần được lấp đầy bằng các chế tài chi tiết, cụ thể, rõ ràng; đủ sức răn đe với bất cứ hành vi vi phạm.

Trên cơ sở đó các cơ quan quản lý nhà nước cần siết chặt các khâu thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất để xử lý; đấu tranh không khoan nhượng để các đối tượng chùn tay. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác truyền thông để người tiêu dùng cùng chung tay đấu tranh, tố giác và” nói không” với thực phẩm mất vệ sinh, mất an toàn thực phẩm bẩn.

Đặc biệt với mỗi người sản xuất, người kinh doanh cần có lương tri và trách nhiệm, không vì hám lợi mà bất chấp; sẵn sàng đưa các chất cấm, chất mất an toàn vào thực phẩm để mua bán, trao đổi; vừa đe dọa sức khỏe,tính mạng người khác; còn vi phạm pháp luật.

Đã đến lúc các cơ quan quản lý nhà nước; các cơ quan chuyên ngành phải làm thực chất, thể hiện hết trách nhiệm của mình trước thực trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm đang diễn ra trong xã hội, cộng đồng. Tránh tình trạng kiểm tra cấp giấy mà không thanh tra, hậu kiểm để thực phẩm mất vệ sinh, mất mất an toàn, thực phẩm bẩn hoành hành gây ra nhiều hậu quả xấu khiến người dân, người tiêu dùng lãnh đủ mà không biết kêu ai.

Đừng để niềm tin của người tiêu dùng chỉ tồn tại trên trên tờ giấy A4.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

// //