Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Xe máy lạng lách, đánh võng trên đường: Hành vi vô văn hóa

Phóng viên - 29/06/2017 | 9:44 (GTM + 7)

VOVGT – Từ lâu hành vi phóng nhanh lạnh lách, đánh võng luôn là nỗi bức xúc và lo lắng cho người đi đường…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Nhiều thanh niên thích lạng lách đánh võng để ‘thể hiện bản thân’ - Ảnh minh họa

Từ lâu hành vi phóng nhanh lạnh lách, đánh võng luôn là nỗi bức xúc và lo lắng cho người đi đường. Để lại những tình huống không có hậu cho các đối tượng thích thể hiện trên đường. Thế nhưng, sở thích nguy hiểm bất chấp vi phạm pháp luật như thế này này vẫn diễn ra khá phổ biến, đã hình thành nên thói quen xấu, vô văn hoá cho người sử dụng phương tiện xe gắn máy, đặc biệt là nhóm đối tượng trẻ tuổi.

Một số người dân chia sẻ ý kiến: “Chạy xe máy đánh võng trước đầu ô tô rất nguy hiểm, không chỉ cho người đó mà còn cho những người tham gia giao thông khác. Theo tôi, cần tuyên truyền hoặc xử phạt thật nặng những người lạng lách đánh võng đó”. Một người khác cho biết: “Nhiều người không phải kẹt xe mới đi như vậy mà họ thích lạng lách đánh võng. Nhiều khi họ không hiểu luật, hoặc thích thể hiện bản thân hoặc xử dụng rượu bia…”.

Nghe các ý kiến tại đây:

Chắc hẳn không ai không bức xúc và lo lắng khi nghe những hình ảnh phản cảm vừa rồi, huống chi nếu chúng ta trực tiếp chứng kiến các quái xế xe máy vô tư lạng lách, đánh võng trước đầu xe oto càng không tránh khỏi thót tim bàng hoàng. Nhiều đối tượng liều lĩnh lạng lách đánh võng giữa dòng xe cộ đông đúc, thậm chí những tay lái dường như không cảm xúc khi tạt ngang hay đối đầu với xe oto tại các ngã tư, đường giao nhau mà bất chấp hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra sau đó. Chưa kể những tình huống xảy ra va chạm, nhiều người dù bản thân lạng lách sai quy định nhưng tỏ ra hung hăng, cãi vả với người bị nạn. Nhất là ngày nay trên mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều những đoạn hình ảnh ghi nhận các bạn trẻ tụ tập thành nhóm tiến hành chạy quá tốc độ đánh võng khiêu khích lực lượng chức năng làm nhiệm vụ.

Và theo ghi nhận thực tế, được biết một số nhóm đối tượng này rủ nhau qua các trang mạng xã hội tránh sự theo dõi của cơ quan chức năng rồi sử dụng xe máy tiến hành lạng lách, đánh võng mất trật tự trên các tuyến đường Cộng Hoà, Đại lộ Võ Văn Kiệt, Tên Lửa… Nếu bị truy đuổi các đối tượng càng chóng trả quyết liệt gây nguy hiểm cho người dân cùng tham gia giao thông.

Song, cứ tưởng chỉ có thanh niên mới bốc đồng, thích thể hiện cái tôi bản lĩnh, không ít những bạn nữ trẻ tuổi cũng có những pha lạng lách siêu tốc độ khiến người tham gia giao thông giật mình lo sợ. Qua đó cho thấy tình trạng thiếu kiến thức pháp luật và thiếu văn hoá ứng xử giao thông trong giới trẻ đang trở nên đáng báo động.

Về vấn đề này, dù không đồng tình và thiện cảm trước hành động thiếu ý thức nhưng Giáo sư Tiến sĩ Vũ Gia Hiền – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn Hóa – Du lịch đã có phân tích đánh giá dưới góc độ tâm lý để đưa ra những nguyên nhân khách quan dẫn tới hành vi vi phạm: “Thật ra khi kẹt xe thì người phía sau muốn được việc của mình mà không sẵn sàng chờ đợi, những người này lạng lách lên hè để mà ngoi lên một chút hoặc là lạng lách, đánh võng trên đường… để thể hiện bản lĩnh. Những hành vi lạng lách, đánh võng thể hiện một ý thức rất kém dẫn đến nguy hiểm có thể nói là gây tai nạn đối với người dân, cũng như văn minh đô thị…”

Giáo sư Tiến sĩ Vũ Gia Hiền nói:

Theo quy định của pháp luật, nếu vi phạm lạng lách, đánh võng, người điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt rất nặng. Cụ thể, trong Nghị định 46 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, mức phạt từ từ 5 triệu - 7 triệu đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong và ngoài đô thị. Trường hợp, tái phạm nhiều lần còn có thể tăng thời hạn tước giấy phép lái xe đến 05 tháng. Và khi đã dẫn đến tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ thì bị phạt tiền từ 10 triệu - 14 triệu đồng và ở mức nghiêm trọng có khi mức tiền phạt lên tới 20 triệu đồng.

Lạng lách, đánh võng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng - Ảnh minh họa

Về nội dung này, luật sư Phạm Hoài Nam – Hãng luật Bến Nghé Sài Gòn sẽ cho chúng ta những lời khuyên dưới góc độ pháp lý, cũng như đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao ý thức văn hoá giao thông cho người vi phạm: “Các bạn trẻ khi tham gia giao thông thực hiện hành vi đánh võng gây nguy hiểm hoặc là gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị xử lý về trách nhiệm pháp lý hành chính hoặc hình sự đối với cá nhân của mình. Bởi vì trong trường hợp này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe với những người đi qua trên những cung đường này nên là chúng ta cần thực hiện nghiêm túc ý thức chấp hành luật giao thông, tránh trường hợp đánh võng trái phép gây nguy hiểm cho bản thân mình và người tham gia giao thông khác. Tôi cho rằng cần phải có sự giáo dục ý thức chấp hành giao thông của cơ quan quản lý nhà nước cũng như quản lý kiểm tra xử phạt nghiêm khắc hơn để đảm bảo tính giáo dục, răn đe, phòng ngừa vấn đề tái phạm”.

Luật sư Phạm Hoài Nam chia sẻ:

Có thể nói, hành vi lạng lách, đánh võng không chỉ đã vi phạm những quy định mà còn gây cản trở giao thông, mất trật tự đô thị và an toàn giao thông cho cả bản thân và người đi đường xung quanh.

Đồng tình với luật sư Phạm Hoài Nam, Giáo sư Tiến sĩ Vũ Gia Hiền tiếp tục chia sẻ: “Đường đã chật, khó, con người lại tùy tiện nữa thì chỉ làm cho tắc nghẽn giao thông. Tất cả những cái này đều là thiếu văn hóa mà chúng ta bỏ qua. Nhưng chúng ta sống trong một đất nước đang đề cao pháp luật thì đây là những hỉnh ảnh không đẹp về cách tham gia giao thông…”

Giáo sư Tiến sĩ Vũ Gia Hiền nói:

Xây dựng văn hoá chấp hành luật lệ giao thông là biện pháp quan trọng nhất nhằm kéo giảm tai nạn giao thông. Tuy nhiên với những hành vi cố tình vi phạm như lạng lách, đánh võng cần có sự vào cuộc mạnh tay của các cơ quan ban ngành. Riêng tuổi trẻ học đường phải suy nghĩ về hành động của mình thế nào để thể hiện mình là người có văn hóa khi tham gia giao thông, không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh và chỉ có như vậy bản thân mới bảo vệ tính mạng khỏi những cơn ác mộng tai nạn giao thông.

Tương tự như phóng nhanh, vượt ẩu… việc lạng lách, đáng võng cũng là một trong những hành vi vi phạm pháp luật trật tự, an toàn giao thông, vô cùng nguy hiểm và coi thường tính mạng, đồng thời thể hiện thái độ coi thường pháp luật, ý thức kém khi tham gia giao thông của các đối tượng vi phạm.

Có nhiều lý do chủ quan lẫn khách quan để biện minh cho hành vi lạng lách đánh võng như do kẹt xe nên buộc phải luồn lách, không nắm rõ quy định pháp luật, phải xử lý những tình huống giao thông bất ngờ như tránh xe ngược chiều hay để được đi nhanh hơn do người trước chạy quá chậm hoặc làm nổi, thể hiện bản lĩnh cá thân, bắt chước thói quen xấu của người khác…

Tuy nhiên ai cũng biết, theo quy tắc giao thông, những tình huống lái xe cẩu thả, tốc độ cao rất dễ gây ra va quẹt hay tai nạn giao thông do xử lý không kịp. Bằng chứng là số lượng vi phạm và vụ tai nạn do hành vi này gây ra ngày càng nhiều. Và xếp sau hành vi đua xe, lạng lách, đánh võng cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông hàng đầu cho toàn xã hội cần được loại trừ. Thế nhưng, mức xử lý hành chính khá cao hiện nay vẫn không sức đủ uốn nắn, ngăn chặn các đối tượng vi phạm. Chỉ khi xảy ra tai nạn giao thông mới cấu thành tội phạm hình sự thì đã quá muộn màng.

Trên thực tế dù biết “cái kết đắng”, nhiều nam thanh niên vô tư cười đùa lạng lách trên đường, đôi lúc họ chẳng quan tâm an nguy của người xung quanh. Hậu quả là tai nạn chết người, dù bản thân là nạn nhân đầu tiên trả giá bằng tính mạng nhưng vẫn không nhận được sự đồng cảm, thương xót mà chỉ khiến cộng đồng thêm bức xúc. Nghịch lý này khiến chúng ta không khỏi lo ngạy. Bởi những hình vi ứng xử vô văn hoá, vô nhân tính của đối tượng vi phạm khiến nhiều người quay lưng bỏ mặt nạn nhân. Đây là cái giá phải trả còn nặng nè hơn bị xử lý về mặt pháp lý. Do đó, bản thân mỗi người ngoài việc hành động đúng đắn theo pháp luật để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, cần ứng xử văn minh và đầy tình người thì mới nhận được sự chia sẻ và tình người như thế.

Song, để được làm được điều đó, không thể thiếu công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy tắc tham gia giao thông an toàn từ nhà trường, phối hợp cơ quan chức năng cảnh báo và xây dựng văn hóa giao thông, đặc biệt cho nhóm đối tượng là thanh, thiếu niên. Trước mắt giúp các đối tượng này ý thức được hành động sai trái, nguy hiểm và chấm dứt hành vi lạng lách, đánh võng của bản thân, từ đó sống có đạo đức và ứng xử văn hoá hơn theo đúng những gì tuổi trẻ cần có, nhằm hướng tới một xã hội an toàn văn minh.

Tags:
Ý kiến của bạn
Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Nhiều tháng qua do ảnh hưởng của gió mùa nên thời tết khu vực miền Trung luôn trong tình trạng mưa kéo dài triền miên, khiến cho công tác thi công nền đường tại các dự án cao tốc Bắc – Nam qua khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiến độ bị đe dọa.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Hạn mặn là vấn đề được dự báo trước, thế nhưng các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh. Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm, không để người dân thiếu nước.

Ấm lòng “hầm” chứa nước giữa mùa hạn

Ấm lòng “hầm” chứa nước giữa mùa hạn

Ấp Gò Xoài, xã Tân Trung, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang có hơn 400 hộ dân; 2/3 bà con không có nước sạch để dùng. "Hầm" chứa nước mới đào chứa được khoảng 45m3 nước, nhưng cứ cuối ngày là hết, may sao có các đoàn từ thiện từ TPHCM, Long An... về liên tục trong 2 tuần qua.

// //