Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Xe đạp trên cao tốc: Rèn luyện sức khỏe hay đùa giỡn với tử thần?

Phóng viên - 03/08/2017 | 6:17 (GTM + 7)

VOVGT – Tình trạng người đi xe đạp đua “hồn nhiên” lưu thông vào đường cao tốc để…tập thể dục đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều tài xế.

Khi đường cao tốc trở thành…đường đua

Đầu tháng 7 vừa qua, dư luận xôn xao về vụ tai nạn tưởng là “hi hữu” nhưng lại là kết cục mà nhiều người đã hình dung và lo sợ sẽ xảy ra: Hai người đàn ông chạy xe đạp đua vào làn ô tô trên đại lộ ở Sài Gòn không may va chạm với xe container. Hậu quả, một người thiệt mạng tại chỗ, người còn lại bị thương nặng được đưa đi cấp cứu.

Hiện trường vụ hai xe đạp đua va chạm với xe container. Ảnh: Trần Kha

Đáng nói là đây chỉ là một trong rất nhiều trường hợp người đi xe đạp chọn đường cao tốc và làn đường dành cho ôtô là lộ trình đạp xe tập thể dục của mình vào cuối tuần. Đường cao tốc Láng – Hòa Lạc, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng…  hiện cũng đã trở thành điểm đến của không ít “tay đua xe đạp” nghiệp dư bất chấp biển cấm và nguy hiểm tiềm ẩn.

Gần đây nhất, ngày 27/7, trên mạng xã hội đăng tải đoạn clip ghi lại hình ảnh một nhóm người đi xe đạp ngang nhiên đi vào làn ô tô trên Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Hà Nội bất chấp biển cấm gây bức xúc. Đáng chú ý, theo chủ nhân đoạn clip đây là “hoạt động thường ngày”, không hiếm gặp.

Trong khi đó, theo phản ánh của người dân, hàng ngày, vào mỗi buổi sáng từ 6-7 giờ và chiều từ 17-18 giờ, trên địa bàn xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội - nơi có đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên (Quốc lộ 3 mới) chạy qua, nhiều người vác cả xe đạp thể thao qua hàng rào hộ lan để đạp xe trên tuyến đường cao tốc đã có quy định cấm phương tiện xe máy, xe thô sơ, người đi bộ.

Trước tình trạng này, không ít người khi lưu thông trên các tuyến cao tốc, đặc biệt là cánh tài xế đường dài, cảm thấy rất bức xúc và lo sợ không biết khi nào tai họa “ập đến”.

Anh Nguyễn Bình, lái xe tải, thường xuyên phải di chuyển trên các tuyến cao tốc, chia sẻ: “Tình trạng người dân đi xe đạp, đi bộ trên cao tốc khiến cánh tài xế nhiều phen thót tim. Như cao tốc Hà Nội – Hải Phòng cho phép các phương tiện di chuyển với tốc độ tối thiểu 60 km/h, tốc độ tối đa 120km/h, thử hỏi bây giờ tôi đang đi với tốc độ 100km/h mà bất ngờ có người đi xe đạp băng qua đường, hay dừng đột ngột thì làm sao tôi có thể xử lý kịp mà không xảy ra va chạm… Nhất là vào thời điểm chiều tối, tầm nhìn bị hạn chế, khó quan sát trong khi các phương tiện xe đạp thường không có đèn cảnh báo như ô tô và đi với tốc độ thấp khiến việc rơi vào thế bất ngờ là rất dễ xảy ra…”.

Hình ảnh đoàn đua xe đạp đi vào đường cao tốc Láng – Hòa Lạc

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với Kênh VOV Giao thông Quốc gia, luật sư Phạm Thành Tài (Công ty Luật Phạm Danh), cho rằng việc người dân đi xe đạp vì mục đích rèn luyện thể dục, thể thao rất đáng khuyến khích. Tuy nhiên, khi tham gia giao thông bằng xe đạp thì người điều khiển phải tuyệt đối tuân thủ những quy định của luật giao thông đường bộ, đặc biệt là không được phép lưu thông trên đường cao tốc.

“Các phương tiện khi lưu thông trên đường cao tốc thường chạy với vận tốc rất lớn, do vậy, khi các phương tiện xe đạp lưu thông với tốc độ nhỏ hơn đi xen kẽ vào cùng trên tuyến đường với các phương tiện chạy tốc độ lớn thì nguy cơ xảy ra tai nạn sẽ rất cao. Mặt khác, căn cứ vào khoản 5, điều 8 của Nghị định 46/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, thì những người điều khiển xe đạp đi vào đường cao tốc sẽ phải chịu mức phạt là 400.000 – 600.000 đồng”, luật sư Thành Tài cho biết.

Có một thực tế là đa phần những người tham gia môn thể thao đạp xe thường có điều kiện kinh tế khá, trình độ văn hóa không thấp, và ít nhiều nhận thức được việc lưu thông trên đường cao tốc là trái pháp luật, đe dọa đến sự an toàn của bản thân và người khác. Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao người dân lại sẵn sàng liều mạng để đùa giỡn với tử thần khi chọn đường cao tốc làm đường đua?

Anh Lê Hoàng (sống ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), cho biết: Anh chọn đạp xe đạp như một môn thể thao để rèn luyện sức khỏe. Anh thường lựa chọn cung đường ven Hồ Tây vào những ngày cuối tuần. Dù rất muốn thỉnh thoảng “đổi gió” đi ngắm phố phường hay đến cơ quan bằng xe đạp nhưng anh thú thật là “chịu chết”.

“Đường xá trung tâm thành phố luôn đông đúc, ùn tắc thường xuyên xảy ra. Tôi rất muốn tập luyện thể dục hàng ngày bằng cách đi xe đạp tới cơ quan của tôi ở khu vực Mỹ Đình nhưng cứ nghĩ đến việc mắc kẹt trong hàng trăm phương tiện với cảnh khói bụi là đã thấy nản rồi. Bây giờ phải có làn đường riêng cho xe đạp thì người ta mới dám đi chứ”.

Đề cập đến việc nhiều người bất chấp nguy hiểm đạp xe trên đường cao tốc, anh Hoàng cho rằng có lẽ họ cần một địa điểm “dễ thở”, không ùn tắc, không bon chen để tập luyện. Mặc dù vậy anh cũng kiên quyết phản đối hành động này và hi vọng thành phố sẽ có thêm nhiều tuyến đường dành riêng cho người đi xe đạp để việc lựa chọn xe đạp không chỉ là đam mê thể thao mà còn là một phương tiện đi lại.

Đạp xe ở đâu và bài toán quy hoạch đô thị

TS Phan Lê Bình, giảng viên Chương trình kỹ thuật hạ tầng của Đại học Việt Nhật cũng cho rằng việc xe đạp tham gia giao thông trên đường cao tốc là hành vi rất nguy hiểm, cần cấm triệt để. Để có thể ngăn chặn, cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm để tạo sự răn đe.

"Việc thành phố kêu gọi người dân đi làm bằng xe đạp, thế nhưng trên thực tế, chúng ta chưa làm gì để tạo điều kiện cho việc lưu thông của xe đạp, vì thế mà đến nay không có nhiều người nghĩ tới việc sẽ đi làm bằng xe đạp. Trong khi đó, ở các nước tiên tiến, họ tạo ra các làn đường dành riêng cho xe đạp và có những ưu tiên nhất định cho loại phương tiện này, vì thế mới có thể thu hút được người dân từ bỏ xe máy, ô tô để lựa chọn xe đạp", TS Phan Lê Bình cho biết thêm.

Người đi xe đạp hiện còn thiếu làn đường riêng để lưu thông thuận lợi

Chia sẻ quan điểm này, Thạc sĩ, chuyên gia giao thông Đinh Quốc Thái cũng cho rằng, Việt Nam có thể học hỏi một số quốc gia, như Hà Lan, đã có quy hoạch rất rõ, có những làn đường đặc biệt cho xe đạp. Hoặc như Trung Quốc cò có tuyến đường dành cho xe đạp trên cao.

Thạc sĩ Đinh Quốc Thái nhấn mạnh, hiện nay công cụ quy hoạch của chúng ta đã rất đầy đủ, từ quy hoạch vùng đến quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết… tuy nhiên, trong các thành phần quy hoạch ấy, chúng ta lại đang thiếu quy hoạch những làn đường chuyên biệt dành cho xe đạp. Vì thế, đây là vấn đề mà chúng ta cần nghiên cứu và bổ sung trong các loại quy hoạch trong thời gian tiếp theo.

"Chúng ta nên tham khảo những mô hình hay trên thế giới để định hướng quy hoạch có những làn đường, những tuyến riêng dành cho xe đạp, từ đó mới thúc đẩy, khuyến khích người dân sử dụng xe đạp nhiều hơn", Thạc sĩ Đinh Quốc Thái cho biết.

Xem thêm: 

Xe container đâm vào nhóm đi xe đạp, 2 người thương vong

Clip: Một ngày hai vụ tai nạn cùng vị trí trên cầu Ông Lớn, 2 người thương vong

Đi xe đạp phạm luật bị phạt bao nhiêu tiền?

Tags:
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Phiên đấu thầu vàng đầu tiên: 80% vàng đấu thầu bị “ế”

Phiên đấu thầu vàng đầu tiên: 80% vàng đấu thầu bị “ế”

Sau khi hủy lịch đấu thầu ngày hôm qua, 10 giờ sáng nay (23/4), NHNN đã chính thức tiến hành đấu thầu vàng miếng đầu tiên trong năm 2024, sau 11 năm dừng hoạt động này. Kết thúc phiên đấu thầu, đã có 2 thành viên tham gia trúng thầu với tổng khối lượng 34 lô vàng miếng.

// //