Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Vỉa hè Hồ Gươm

Phóng viên - 23/08/2017 | 14:52 (GTM + 7)

VOVGT - Với một vị trí trung tâm như ở Hồ Gươm, vỉa hè nơi đây chắc chắn sẽ có những đặc điểm thú vị không thể bỏ qua khi chúng ta dạo bước quanh Hồ Gươm..

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Vìa hè Hồ Gươm

Trong quy hoạch một đô thị văn minh, vỉa hè là khoảng không gian công cộng dành cho người đi bộ. Còn theo kiến trúc, vỉa hè là đường diềm, trang trí cho phố phường tạo ra sự hài hòa giữa đường và dãy nhà mặt phố. Với một vị trí trung tâm như ở Hồ Gươm, vỉa hè nơi đây chắc chắn cũng có những đặc điểm thú vị không thể bỏ qua khi chúng ta dạo bước quanh khu vực Hồ Gươm.

Ngày nay, một trong những điểm nhấn kiến trúc của khu vực Hồ Gươm là vỉa hè được lát gạch và lát đá từ thời Pháp thuộc với chiều rộng gần mười mét, hợp thành quần thể phố đi bộ rộng rãi, thoải mái cho du khách.

Nhưng có lẽ đặc biệt hơn cả là chúng ta có thể nhìn thấy cả một chiều dài lịch sử với biết bao câu chuyện và cả nhịp sống của một đô thị trung tâm như Hà Nội đã từng được thể hiện trên chính vỉa hè của khu vực Hồ Gươm này. Trong cuốn sách "Đi dọc Hà Nội” nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến đã viết: Vỉa hè phố Tràng Tiền là vỉa hè được xây đầu tiên theo kiểu phương Tây ở Hà Nội. Đầu thế kỷ 20, số khách sạn hạng sang xuất hiện ngày càng nhiều quanh khu vực Hồ Gươm thì chủ khách sạn đã thuê vỉa hè mở quán cà phê dọc theo mái hiên. Không chỉ người Pháp sống ở Hà Nội, khách du lịch châu Âu đến thành phố này rất thích thú khi ngồi uống cà phê vỉa hè ngắm phố.

Chương trình Bánh xe đồng vọng hôm nay sẽ cùng quý vị đến với hành trình giải mã những điều thú vị ở vỉa hè khu vực Hồ Gươm . Và trước hết, như đã quen thuộc, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến, báo Hà Nội mới sẽ mở đầu câu chuyện ngày hôm nay:

Điểm dừng

Quả thật là đã có quá nhiều điều thú vị và sâu sắc mà những viên gạch nhỏ ở vìa hè Hồ Gươm cũng có thể mang đến cho chúng ta mỗi khi dạo bước đến nơi đây. Và khi đã hiểu được nguồn gốc lịch sử của vỉa hè ở đây và dạo bước trên con đường lịch sử này chúng ta mới cảm nhận được hết sự thiêng liêng và ý nghĩa của nhiều công trình kiến trúc nằm trên mảnh đất nghìn năm văn hiến.

Các công trình kiến trúc Pháp bên bờ Hồ Gươm phong phú về phong cách nhưng hài hoà trong tổng thể kiến trúc của quy hoạch vỉa hè, gắn với khung cảnh thiên nhiên, con người, bởi vậy đã tạo cho kiến trúc Pháp ở Hà Nội một vẻ đẹp rất riêng, không trùng lặp với bất kỳ thành phố nào trong khu vực.

Nhiếp ảnh gia quốc tế Đăng Thanh đánh giá: "Tôi coi những nét kiến trúc Pháp như một nét trong văn hóa của dân tộc mình chứ không phải việc đô hộ của người Pháp, vấn đề là nét văn hóa dân tộc đó là bàn tay của người Việt, bàn tay sáng tạo của người Việt. Chính vì thế, tới bây giờ nó vẫn giữ nguyên nét đẹp ấy và tôi cũng rất quan tâm, tôi chụp nhiều về phố cổ Hà Nội. Có thể nói, trong bộ sưu tập của tôi, Hà Nội xưa và nay luôn ám ảnh trong tâm trí và luôn luôn cho tôi cảm xúc để mình phải tìm tòi khai thác".

Còn nhìn từ góc độ của những nhà kiến trúc thì vỉa hè Hồ Gươm được thiết kế hài hòa khi có sự đan xen giữa các màu sắc khác nhau. Kiến trúc sư Trần Ngọc Sơn chia sẻ: "Nói về kiến trúc, nếu mà toàn bộ màu gạch giống nhau thì nó sẽ nhìn ra cái gì? Nhưng mà nếu mình có sự xen kẽ một màu sáng trông rất sinh động và một màu rất tối khi mà phối màu thì nó tôn lên. Giống như cuộc sống cũng thế thôi nếu mà con người ai cũng giống nhau thì không thể tạo nên cuộc sống được và cảnh đẹp cũng vậy, mỗi cái đắp lên một chút tạo nên vẻ đẹp".

Suốt thời bao cấp, vào mỗi buổi sáng, vỉa hè là chỗ ngồi của mấy bà bán phở gánh, bán bún ốc, bán bánh cuốn. Những hoạt động buôn bán cộng đồng trên vỉa hè đã trở thành một phần bức tranh cuộc sống đô thị hà nội. Mỗi mốc lịch sử thời gian là mỗi hình thái mưu sinh đặc thù được sinh ra, hiện hữu trên những phiến đá lát vỉa hè là dấu chân mưu sinh của bao cảnh người, cảnh đời.

Đó là bước chân vội vã của những người bán hàng rong, dấu chân mòn lối của những người lao động thời vụ, hàn dép nhựa, chữa xe đạp, xe máy, …,Vỉa hè Hồ Gươm hàng trăm năm trước là nơi thấm đẫm những giọt mồ hôi của phu xe, của những người lao động tay chân nặng nhọc. Vỉa hè Hồ Gươm của hôm nay cũng vẫn chưa ráo những giọt mồ hôi mặn mòi ấy.

Phải chăng vì thế mà đôi chân ta dạo bước nơi đây có chút ngập ngừng, bởi câu chuyện ẩn sâu trong từng viên gạch tưởng như vô tri này lại chất chứa những xúc cảm rất đời, rất người và sâu sắc đến thế. Vậy mà ta đã từng cứ vô tình bước qua. Cũng chẳng tránh khỏi những muộn phiền khi vỉa hè từ tài sản công cộng đã dần dần bị các nhà mặt phố biến thành lãnh địa riêng do tính thuận tiện trong giao thông và những giá trị kinh tế không nhỏ mà vỉa hè ở nơi trung tâm này mang lại cho con người.

Tuy nhiên, từ thời bao cấp và đến tận bây giờ vẫn vậy, vỉa hè không chỉ dành cho người đi bộ mà còn là nơi kiếm sống của tầng lớp thị dân. Chỗ thì mở dịch vụ trông xe, chỗ thì bán các mặt hàng ăn uống lưu niệm. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến mĩ quan của không gian đi bộ Hồ Gươm. Đã nhiều lần các hoạt động này bị ngăn cấm xong vẫn chưa có một giải pháp thực sự quyết liệt. Dẫu sao với vỉa hè ở khu vực Hồ Gươm, được chú tâm gìn giữ nguyên vẹn độ rộng cho đến ngày nay thực sự đã là một nỗ lực vô cùng đáng quý của thành phố.

Cảm nhận của tôi

Với nhiều người đi xa mỗi khi nhớ về Hà Nội,nhớ về Hồ Gươm có lẽ sẽ không thể quên được hình ảnh bạn bè một thời cùng nhau dạo bước và ngắm cảnh Bờ Hồ. Những điều đơn giản cũng có thể in dấu những kỷ niệm đáng nhớ nhất trong mỗi người. Và câu chuyện một thính giả chia sẻ cùng chương trình ngay sau đây cũng mang những cảm xúc dung dị như thế.

Hôm vừa rồi, một người bạn của tôi đang du học ở nước ngoài, xa Hà Nội đã mấy năm không về, cô ấy gọi điện và tự nhiên hỏi tôi: Dạo này cậu có hay đi Bờ Hồ không? Cái vỉa hè khi hồi năm học thứ nhất chúng mình hay đi bộ có gì mới không? Tôi lặng đi vì câu hỏi ấy của bạn.

Đi Bờ Hồ hay là cách chúng tôi thường nói về những cuộc dạo chơi xung quanh Hồ Gươm vào dịp cuối tuần hay những hôm bỗng nhiên được nghỉ vài tiết học. Đi Bờ Hồ thật là vui bởi Bờ Hồ là thế giới của những niềm vui và háo hức đối với sinh viên ngày đó. Còn giờ đây, tôi chợt nhận ra bao nhiêu năm nay, ngày ngày vẫn lướt qua đây bằng đủ các loại phương tiện, nhiều lần có việc liên quan đi bộ đến khu vực Bờ Hồ nhưng đã lâu lắm rồi tôi chưa có lần nào dành trọn vẹn thời gian và tâm trí tận hưởng thế giới niềm vui này một cách thật sự như ngày sinh viên. Không phải vì Bờ Hồ đã quá quen thuộc với tôi vì rõ ràng đã có quá nhiều điều ở nơi đây thay đổi khác xưa rồi, chỉ có tôi là chưa dành thời gian để cảm nhận những điều mới mẻ ở nơi này mà thôi.

Khác với cuối tuần ngày trước nườm nượp xe cộ, cuối tuần bây giờ khu vực Hồ Hoàn Kiếm cùng một số phố lân cận là khu dành riêng cho người đi bộ. Trong khi đó dạo trước, mỗi tối thứ bảy, Bờ Hồ là nơi trình diễn từ người đến xe của nam thanh nữ tú đủ mọi lứa tuổi. Phải công nhận Hà Nội dành ra được khu đi bộ này thật lý tưởng. Từ tối thứ sáu đến đêm chủ nhật, tất cả mọi phương tiện giao thông đều bị cấm không được đi vào. Dạo mới dành đường làm phố đi bộ, cũng có không ít ý kiến phản đối, nhất là những người dân sở tại, nhưng sau thì thấy tiện ích rõ ràng, phố đi bộ HG đã trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều người, nhiều gia đình mỗi dịp cuối tuần.

Phố Đinh Tiên Hoàng bình thường rộng mấy chục mét giờ thênh thang như quảng trường. Các cặp cô dâu chú rể rất thích chọn nơi này để chụp ảnh cưới. Nhìn những em bé tung tăng chạy nhảy cùng ông bà, bố mẹ trên vỉa hè, giữa lòng đường mới thấy Hồ Gươm ý nghĩa và thân thuộc hơn biết bao nhiêu.

Tôi vẫn nhìn thấy hình ảnh của mình và những người bạn trẻ trung ngồi trên những bậc thang trước cửa bưu điện Hà Nội, tám chuyện trên trời dưới biển, hát vang những bài hát mình yêu thích, nhịp những nhịp chân vui vẻ, vẫy tay mỉm cười chào tất cả mọi người ngang qua. Cả góc vỉa hè có hình ảnh chàng trai ngày nào ôm đàn, thả hồn trong tiếng du ca, có hình ảnh cô gái nhỏ nghiêng đầu, say sưa ngồi đọc sách trên ghế đá, có đôi mắt thiếu nữ vẫn còn ngân ngấn giọt lệ chưa kịp giấu...

Có lẽ tất cả những thay đổi mang tính thời thượng ở nơi đây cũng không làm mất đi hồn cốt của Hồ Gươm, của Hà Nội. Bởi thế, người Hà Nội ít khi nói với nhau đi Hồ Hoàn Kiếm hay đi hồ Gươm, mà chỉ đơn giản là đi Bờ Hồ thôi.

Đi Bờ Hồ, tôi đã có câu trả lời người với bạn xa xứ. Bạn yên tâm nhé, Bờ Hồ bây giờ có nhiều cái mới lắm, nhưng vẫn tìm lại được những cái cũ mà ngày xưa chúng mình thích nhất. …

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Điều quan trọng là các địa phương cần tính toán việc giữ chân khách để không chỉ đến một lần mà phải quay lại nhiều lần nữa. Chính vì vậy việc liên kết các địa phương, các sản phẩm du lịch, với văn hóa bản địa được xem là vấn đề sống còn đối với du lịch vùng.

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2023, 7,8% số vụ TNGT xảy ra với trẻ em. Quý 1/2024, TNGT với trẻ em cũng diễn biến phức tạp và chưa có chiều hướng giảm. Đáng chú ý, không ít vụ TNGT xảy ra khi các em điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi.

// //