Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Vì sao phi công gian nan khi 'nhảy việc'?

Phóng viên - 14/06/2018 | 6:36 (GTM + 7)

VOVGT-Môi trường, áp lực, thu nhập, chế độ đãi ngộ là những yếu tố chính dẫn đến việc các phi công nhiều nước trên thế giới đầu quân cho các công ty nước ngoài.

Đối mặt với sự thiếu hụt các ứng cử viên nước nhà, các nhà cung cấp dịch vụ đang phải trả các gói trả lãi sinh lợi với những phi công nước ngoài có kinh nghiệm

Theo Tập đoàn đào tạo phi công toàn cầu CAE: Đến 2027, hàng không toàn cầu sẽ cần thêm 255.000 phi công. Ngoài ra, việc gia tăng số lượng máy bay và tỉ lệ phi công nghỉ việc cao; khiến thị trường cần phải có thêm 180.000 cơ trưởng nữa.

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không Dân dụng quốc tế (ICAO), cần phải có tối thiểu 250 giờ bay mới được cấp giấy phép thương mại ở vị trí phi công phụ. Còn để trở thành cơ trưởng thì ít nhất phải có 1.500 giờ bay.

Cách đây không lâu, một nhóm phi công của hãng hàng không Air China (của Trung Quốc) có một bức thư ngỏ, phê phán cơ cấu trả lương bất bình đẳng giữa phi công nội địa và nước ngoài. Điều này đã dẫn đến mâu thuẫn trong đoàn bay và môi trường làm việc không thể chịu đựng nổi.

Một đoạn trong lá thư viết: “Phi công nước ngoài không có kĩ năng cao hơn chúng tôi; nhưng họ lại được hưởng lương cao hơn, bay các đường bay đơn giản hơn và nghỉ phép nhiều hơn. Những phi công nước ngoài luôn cho rằng, họ ưu việt hơn cùng với chế độ lương thiếu công bằng khiến mối quan hệ giữa phi công Trung Quốc và phi công nước ngoài rất căng thẳng, ngay cả trong khoang lái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn bay”.

Hãng Air China không nhận xét về lá thư này. Nhưng trong thông báo tuyển dụng phi công nước ngoài lái A330 của China Air cho thấy, mức lương khởi điểm 204.000 USD/năm; trong khi, mức lương trung bình của phi công trong nước xấp xỉ 96.000 USD.

Các phi công của Air China còn phàn nàn rằng, cần có chính sách nghỉ phép mới; bởi khối lượng công việc hiện tại khiến thể chất và tinh thần họ bị tàn phá nghiêm trọng. Thậm chí, muốn xin nghỉ việc cũng không được.

Tại Trung Quốc, phi công chỉ được nghỉ việc khi có sự đồng ý của các hãng; vì chi phí đào tạo rất lớn do hãng hàng không chi trả. Các tòa án đều đứng về phía các hãng hàng không khi xảy ra tranh chấp, đôi khi họ yêu cầu phi công phải trả những khoản tiền bồi thường cắt cổ để được tự do; có khi lên đến 1,9 triệu đô la Mỹ.

Hiện mức lương tháng của phi công Trung Quốc từ 17.000 – 25.000 đô la Mỹ và phải bay khoảng 80 giờ mỗi tháng.

Chuyên gia hàng không Wu Peixin nhận định:

“Theo tôi biết, vẫn đang thiếu phi công. Nếu tính toán chính xác, Trung Quốc cần tới 500 nghìn phi công, riêng các đường bay nội địa cần tới 3.000 phi công mỗi năm trong khi các cơ sở đào tào chỉ có thể cung cấp 2.000 phi công mỗi năm”.

Do đó, các hãng hàng không Trung Quốc đưa ra các chế độ đãi ngộ đặc biệt để “lôi kéo phi công nước khác”, như Hàn Quốc chẳng hạn. Các công ty Trung Quốc đưa ra mức lương từ 200 triệu won (171.586 USD) đến 300 triệu won (257.379 USD)/năm cho các phi công Hàn Quốc có kinh nghiệm 10 năm tùy thuộc vào vị trí làm việc.

Hãng Beijing Capital Airlines còn đề nghị mức lương lên tới 340 triệu won (291.696 USD) sau thuế. Trong khi tại hãng hàng không Korean Air (Hàn Quốc), cơ trưởng với kinh nghiệm 15 năm chỉ có thu nhập khoảng 150 triệu won từ lương và thưởng sau thuế.

Ông Lin Zhijie – Nhà phân tích hàng không Trung Quốc lý giải về việc tại sao Trung Quốc lại đưa ra những mức lương mời chào hậu hĩnh như vậy:

"Các hãng hàng không Trung Quốc phải trả mức lương cạnh tranh cho các phi công nước ngoài để thu hút họ rời khỏi quê hương và đến làm việc tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, việc trả lương cao là điều dễ hiểu, vì các nhà tuyển dụng không phải mất công đào tạo những phi công nước ngoài đã có kinh nghiệm".

Bên cạnh lương, điều kiện làm việc tại Trung Quốc cũng thoải mái hơn. Cộng tất cả giá trị lợi ích từ lương, thuế, nhà cửa, hỗ trợ con cái... các phi công hưởng mức sống cao hơn tại Hàn Quốc từ hai đến ba lần.

Hơn nữa, nếu như tại Hàn Quốc họ phải thực hiện khoảng 1.050 giờ bay/năm; thì tại Trung Quốc chỉ còn 850 giờ bay/năm.

Một lý do khác, nhiều phi công Hàn Quốc chuyển việc vì không thể chịu đựng môi trường doanh nghiệp phân cấp khắc nghiệt đã ăn sâu tại nơi làm việc. Điều này, lại tương tự tình cảnh của phi công Air China vừa nêu.

Một cơ phó họ Choi nghỉ việc tại Korean Air vì đã chỉ trích ông Cho Yang-ho, Chủ tịch Korean Air qua bảng tin nhắn trực tuyến dành cho nhân viên vì không thay đổi được “nếp nghĩ cổ hủ” trong văn hóa doanh nghiệp phân cấp tại đây.

Nghiên cứu sinh Choi Sung-ho đến từ Viện Hàng không, Chính sách và Luật pháp Đại học Không gian vũ trụ Hàn Quốc cho biết: “Điều kiện làm việc thiếu hấp dẫn, lương bổng thấp khiến các phi công Hàn Quốc chuyển hướng làm việc cho các hãng nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc”.

Nếu tình hình “chảy máu” phi công tiếp diễn, các hãng hàng không Hàn Quốc sẽ đối mặt với tình trạng nghiêm trọng, thiếu hụt 250 - 300 phi công mỗi năm, ông Choi nhận định.

Mức lương mới mà hãng hàng không Việt Nam vừa công bố được áp dụng cho giáo viên, phi công từ 1/6

Phát biểu tại cuộc Hội nghị thường niên vận tải hàng không thế giới lần thứ 74 vừa khai mạc sáng 4/6, tại thành phố Sydney của Australia, ông Alexandre de Juniac - Tổng giám đốc Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế nhận định, ngành hàng không đang trong một cuộc khủng hoảng năng lực do trình độ phát triển công nghệ chưa đồng đều, thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và tình trạng quá tải cơ sở hạ tầng:

“Chúng tôi đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lực. Và chúng tôi nhận thấy chính phủ các nước hiện sử dụng giải pháp nhanh chóng đầu tư cơ sở hạ tầng sân bay để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, việc xây dựng và nâng cấp hạ tầng hàng không đòi hỏi chi phí rất lớn.

Hầu hết các chính phủ đều lựa chọn phương thức kêu gọi nguồn vốn tư nhân hóa sân bay để có thể nhanh chóng xúc tiến các hoạt động đầu tư và giảm tải gánh nặng ngân sách quốc gia. Nhưng hãy thận trọng, kỳ vọng tư nhân hóa sân bay như một giải pháp cốt lõi sẽ là một cách nghĩ sai lầm”.

Theo chính sách trả lương mới của VietNam Airlines từ ngày 1/6, phi công là nhóm sẽ được hưởng mức tăng cao nhất. Việc tăng như vậy đã được Vietnam Airlines nghiên cứu từ năm 2017 căn cứ vào nguồn thu cũng như kế hoạch đầu tư phát triển của tổng công ty, không phải vì ảnh hưởng của việc nhiều phi công xin nghỉ trong thời gian gần đây.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

// //