Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Văn hóa trả lại đồ thất lạc trên phương tiện công cộng

Phóng viên - 20/01/2017 | 4:00 (GTM + 7)

VOVGT - Việc hành khách, lái phụ xe nhặt được đồ vật để rơi mang tới thông báo cho nhà chức trách là một nét đẹp rất cần được khuyến khích trong mỗi chúng ta.

Nghe nội dung chương trình tại đây:

Khi có cơ hội đi công tác hay du lịch các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore hay Đài Loan, chắc hẳn ấn tượng đầu tiên của chúng ta là hạ tầng giao thông hiện đại với hệ thống vận tải công cộng phát triển của nước bạn. Không chỉ có vậy, một điều đáng chú ý và để lại ấn tượng đẹp với nhiều người là hành khách còn rất dễ dàng tìm lại những đồ vật bỏ quên trên các phương tiện giao thông công cộng. Điều này có vẻ còn khá mới mẻ tại Việt Nam, khi hành khách thường gặp khó khăn trong việc tìm lại đồ vật, tư trang đã bỏ quên.

Hệ thống giao thông hiện đại, quy củ tại Đài Loan

Nguyên nhân của việc hành khách bỏ quên đồ đạc thì cũng có rất nhiều, nhưng chủ yếu bởi chúng ta hay có thói quen tiện tay để vật dụng thường ngày như ví tiền, điện thoại, máy tính bảng, máy ảnh, máy tính xách tay trên ghế ngồi hay dưới chân ghế khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Hệ quả là, khi chuyển đổi phương tiện giao thông, những vật dụng này cũng vô tình bị lãng quên.

Tại nhiều đô thị như ở Đài Loan. việc nhặt được đồ vật bị người khác để quên mà không thông báo với nhà chức tranh có thể được xem như hành vi trộm cắp, đây là điều khiến những người có ý đồ xấu phải suy nghĩ lại nếu cố tình cất giữ những đồ vật đó.

Lý giải về điều này, ông Vũ Văn Long, Chủ tịch Hội kiều bào Việt Nam tại Đài Loan chia sẻ:

Còn theo bà Trần Ngọc Phượng, một Việt kiều hiện đang sinh sống và làm việc tại Singapore, nếu để quên ví hay túi xách trên tàu điện ngầm, hành khách chỉ cần gọi điện thoại báo với cơ quan chức năng để khai báo thông tin về đồ vật thất lạc. Các nhân viên quản lý sẽ gọi điện và thông báo cho trạm quản lý tiếp theo nơi đoàn tàu dừng lại để yêu cầu nhân viên ở đó xác định về món đồ hành khách miêu tả. Sau khi tìm thấy món đồ, các nhân viên nhà ga sẽ bảo quản tại trung tâm giữ đồ thất lạc của nhà ga và thông báo cho chủ nhân của món đồ.

Theo bà Trần Ngọc Phượng, tại Singapore việc hệ thống pháp luật tại nước bạn có qui định rất rõ ràng các mức xử phạt đối với hành vi trộm cắp là quan trọng, song không phải yếu tố quyết định đến sự chấp hành pháp luật cũng như ý thức tự giác của người dân trong việc bảo quản, trả lại đồ vật cho người để quên trên các phương tiện giao thông công cộng.

Bày tỏ đồng tình với quan điểm của bà Trần Ngọc Phượng, bà Huỳnh Thị Quyên – một Việt kiều đang sinh sống tại Nhật Bản cũng cho biết, bên cạnh chế tài xử phạt, vấn đề giữ gìn thương hiệu cho hoạt động vận tải là giá trị rất được đề cao.

Bà Quyên dẫn chứng:

Giao thông công cộng tại Nhật Bản

Với những nét đẹp văn hóa của người dân nước bạn, bà Nguyễn Thị Ngọc – một thính giả cao tuổi ở Hà Nội cho rằng, đây là vấn đề cần đề cao và nhân rộng tại Việt Nam. Khi đó, vai trò của gia đình và nhà trường trong việc giáo dục và hình thành ý thức cho mỗi người là yếu tố tiên quyết nhất.

Bà Ngọc cho biết: 

Ngoài ra, đề xuất giải pháp cho cơ quan chức năng, nhà điều hành vận tải, Th.S Nguyễn Thị Huệ, Phó GĐ Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng nêu ý kiến:

Có thể thấy, tại nhiều quốc gia tiên tiến, việc nhận được đồ đã mất tại những nơi công cộng là điều khá hiển nhiên bởi tại đây, hệ thống quản lý, thu thập thông tin đồ vật thất lạc đều đã khá hoàn chỉnh. Đây là điều đáng học hỏi cho quốc gia triển khai sau như Việt Nam.

Chúng ta phải thực hiện từng bước để làm sao, ngay sau khi phát hiện ra để quên đồ trên tàu điện ngầm, hành khách có thể đến ngay văn phòng quản lý của ga tàu điện ngầm gần nhất và khai báo về món đồ bị mất. Với việc hành khách có thể mô tả chi tiết về món đồ đã để quên hình dạng, kích thước, màu sắc, các loại giấy tờ bên trong, việc xác minh chủ sở hữu sẽ được tiến hành thuận lợi hơn.

Bên cạnh hệ thống tàu điện, việc để quên hành lý hay các đồ dùng cá nhân trên các phương tiện công cộng như taxi cũng là việc xảy ra thường xuyên. Các ý kiến cho rằng, khi xảy ra trường hợp đó, việc đầu tiên của hành khách là cần nhanh chóng gọi điện cho tổng đài và cung cấp những thông tin cần thiết về hành lý để quên và thông tin xe taxi. Khi đó, các doanh nghiệp cần nâng cao trách nhiệm của bộ phận Tổng đài tiếp nhận thông tin, để hỗ trợ hành khách giải quyết các vấn đề phát sinh.

Bên cạnh đó, từ đòi hỏi của thực tiễn, việc các hãng vận tải hành khách nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ và hướng tới việc giáo dục đội ngũ tài xế luôn sẵn sàng hợp tác trong việc trả lại đồ vật để quên cho khách hàng là rất đáng hoan nghênh. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng cần nghiên cứu việc thiết lập các trung tâm tiếp nhận xử lý thông tin, đồ vật thất lạc tại các bến xe khách, nhà ga chính để phục vụ khách hàng tốt hơn nữa.

Cuối cùng, từ phía chúng ta – mỗi người tham gia giao thông cũng nên chủ động cần chú ý ghi nhớ thông tin về phương tiện công cộng đã sử dụng, bởi hơn tất cả, đây sẽ là những thông tin hết sức hữu ích trong việc tìm lại đồ vật bị thất lạc.

Tags:
Ý kiến của bạn
Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Sáng nay (25/3), giá vàng SJC quanh mốc 80 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn 69 triệu đồng/lượng sau 1 tuần giảm mạnh.

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Năm 2010, Chính phủ lấy ngày 25/03 hằng năm làm Ngày Công tác xã hội làm dấu mốc quan trọng khởi đầu phát triển nghề công tác xã hội tại Việt Nam.

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Các cơ sở giáo dục trên cả nước đang gấp rút lựa chọn SGK năm học 2024-2025 cho học sinh lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Quyền chọn SGK được giao cho các trường, làm thế nào để thầy cô phát huy vai trò tự chủ, trách nhiệm, đồng thời hệ thống được kiến thức những năm học trước đó cho học sinh?

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng từ khi được công bố đã đem lại kỳ vọng giải bài toán nhà ở xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, việc giải ngân rất chậm, nhiều dự án không thể triển khai, người thu nhập thấp vẫn chưa thể chạm vào cơ hội có được nơi an cư.

Doanh thu 12,5 triệu đồng/tháng phải đóng thuế: Liệu có phù hợp?

Doanh thu 12,5 triệu đồng/tháng phải đóng thuế: Liệu có phù hợp?

Tại Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi đang được lấy ý kiến, Bộ Tài chính đề xuất ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT với cá nhân, hộ kinh doanh là 150 triệu đồng/ năm, tăng 50 triệu đồng so với quy định hiện hành.

Lãi suất huy động tìm đáy mới

Lãi suất huy động tìm đáy mới

Tính đến tuần cuối tháng 3, mức lãi tiết kiệm 5%/năm đã chính thức biến mất khỏi dải lãi suất các ngân hàng quốc doanh.

Bình trà đá nghĩa tình

Bình trà đá nghĩa tình

Không riêng tại thành phố Hồ Chí Minh mà thời gian gần đây, trên một số tuyến đường ở ĐBSCL, chúng ta không khó bắt gặp hình ảnh những bình trà đá miễn phí dành cho mọi người, đặc biệt là bà con lao động khó khăn xuất hiện ngày càng nhiều.

// //