Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tục mua muối đầu năm: Mong một năm mới no đủ, mặn mà và ấm áp

Phóng viên - 16/02/2018 | 18:37 (GTM + 7)

Không biết từ bao giờ, người Việt Nam đã có tục lệ “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”...


Tục lệ mua muối đầu năm (Ảnh: Dân Trí)

Không biết từ bao giờ, người Việt Nam đã có tục lệ “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Vào ngày đầu tiên của năm mới, thậm chí ngay sau khi thời khắc giao thừa, nhiều người đã  mua muối mang về nhà để lấy may mắn cho cả năm, mong muốn về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Từ sáng sớm ngày mùng 1 Tết, tiếng rao bán muối đã len lỏi khắp mọi ngả đường, ngõ xóm. Nhiều người đi bán muối dạo qua khắp các con phố, đường làng hoặc mang thúng muối ra bán ngay trước cổng chùa.  Chị Hoa, ở huyện Hoài Đức, Hà Nôi đã có thâm niên gần chục năm đi bán muối vào sáng mùng Một Tết. Khi mọi người đang chìm trong giấc ngủ thì từ 4 giờ sáng, chị đã rong ruổi lên đường đi bán muối. Trên chiếc xe đạp cũ kỹ, chị len lỏi vào từng ngõ phố với tiếng rao ấm nồng “Ai muối đây, ai muối nào”. Bán muối ngày Tết cũng có nhiều niềm vui, vừa lãi được nhiều tiền, đôi khi còn được khách hàng mừng tuổi.

“Ngày bình thường tôi bán 8.000 đồng một kg muối nhưng mùng Một Tết, mỗi bát muối giá 20.000 đồng, nhiều người mua thì đến 8-9 giờ sáng là hết hàng.. Đêm giao thừa tôi cũng tranh thủ đi bán. Hầu hết mọi người đều muối lấy may cho cả năm, và không ai kỳ kèo mặc cả bao giờ, thậm chí tiền thừa họ cũng không lấy lại”

Từ đêm 30, tại các điểm vui chơi hay trước cổng chùa đã có nhiều người bán muối. Người thì đong muối vào túi nilon hoặc cho vào túi vải đỏ xinh xắn. Chị Nguyễn Thúy Phượng, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, muối bán trong ngày đầu năm mới là “muối lộc”. Mỗi túi muối kèm theo bao diêm nhỏ xíu có bán giá 10.000- 20.000 đồng, đắt hơn rất nhiều so với ngày thường song chẳng hề ai phàn nàn, kêu ca, ai nấy đều vui vẻ mua để lấy lộc:

“Trong truyền thống của người Việt Nam thì muối là gia vị không thể thiếu của người dân. Nó thể hiện cho một cuộc sống no đủ, mọi người trong gia đình thì yêu thương, ấm áp, gắn kết với nhau. Ví dụ trong đồ ăn mà thiếu đi vị mặn của muối thì không thể làm nên vị ngon của món ăn. Là phong tục đầu năm, mỗi năm qua giao thừa, đi lễ chùa thì ai cũng sẽ mua cho mình một chút muối và diêm, 2 thứ mang lại may mắn, cầu cho một năm mới an lành, thịnh vượng, mọi người trong gia đình được hạnh phúc, yêu thương”.


Bán muối trong và sau lễ giao thừa (Ảnh: Thanh Niên)

Tập tục mua muối đầu năm không biết có từ bao giờ nhưng ngay từ khi còn nhỏ, ông Nguyễn Văn Đảng, ở phố Trần Duy Hưng (75 tuổi)  đã thấy mọi người thường mua muối vào sáng mùng Một Tết. Chiều 30 Tết, nhà nhà đem những cái âu đựng muối ra cọ rửa sạch sẽ rồi hong cho khô ráo để chờ đến sáng mùng 1 Tết, họ lên chùa cầu may và không quên mua một bát muối đầy. Ngày nay cũng vậy, những gói muối nhỏ nhỏ xinh xinh màu đỏ được bày bán ngay cổng chùa để người mua cảm nhận sự may mắn, sự chở che ngay đầu năm mới. Đến bây giờ, gia đình ông Đảng vẫn giữ truyền thống mua muối đầu năm và nhắc nhở con cái giữ gìn tập tục tốt đẹp đầy ý nghĩa nhân văn này:

“Từ 11h đêm 30 người ta đã đi bán muối và họ bán đến hết ngày mùng một Tết. Đây là tục lệ của tổ tiên ta để lại cho con cháu chúng ta biết được tục lệ của cả dân tộc mình, muốn giữ một tình nghĩa vẹn trọn, giữ được sự ấm áp của gia đình, đậm đà hơn, đoàn kết hơn, chia sẻ với nhau”

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, thành ngữ “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” có nghĩa, người dân mua muối đầu năm mong một năm no đủ, ấm áp. “cuối năm mua vôi” là để quét lại căn nhà, tường cổng cho sạch sẽ, trắng tinh tươm, chuẩn bị đón năm mới. Người dân hy vọng dùng vôi quét nhà để xóa đi những điểu không hay trong năm cũ, thể hiện một sự khởi đầu, bắt đầu lại để sửa chữa những sai lầm, thất bát đã qua.


Các bạn trẻ cũng biết và tham gia tục lệ này mỗi khi tới dịp Tết, đặc biệt thời khắc giao thừa (Ảnh: Hà Nội Mới)

Ông Trần Đức Nguyên, Phó Trưởng khoa Di sản văn hóa (Đại học Văn hóa) giải thích, trong đời sống hàng ngày của đồng bào Bắc Bộ, muối có một vị trí rất quan trọng và chỉ đứng sau gạo. Người xưa quan niệm, muối mặn có thể xua đuổi tà ma, đem lại nhiều may mắn trong gia đình. Bên cạnh đó, tục mua muối đầu năm cũng có ý nghĩa trong văn hóa ẩm thực và nó mang lại sự đậm đà cho các mối quan hệ gia đình, sự hòa thuận giữa vợ chồng, con cái. Người Việt vốn cần cù, chịu khó và tiết kiệm. Ý nghĩa của việc “mua muối đầu năm” cũng là để cha mẹ nhắc nhở con cái “ăn dè”, tiết kiệm để dành tiền “cuối năm mua vôi” xây nhà. Ông Trần Đức Nguyên nói:

“Đây là phong tục của người dân đồng bằng Bắc Bộ, là cái nôi của người Việt, sau đó thì mới lan tỏa. Trong những năm gần đây, tôi thấy phong tục này được nhiều người dân có ý thức khôi phục lại. Theo tôi thì chúng ta rất cần gìn giữ và bảo tồn, bởi đây không chỉ mang ý nghĩa vật chất mà còn có ý nghĩa tinh thần rất lớn. Nếu người ta có tinh thần, có nền tảng vững chắc thì trong năm đó người ta sẽ có sự phát triển tốt hơn, trong công việc sẽ đưa lại nhiều sự thuận lợi hơn”

Ngoài quan niệm muối mang lại vị mặn mà, đậm đà, người Việt nói riêng và người phương Đông nói chung còn có quan niệm muối nằm trong danh mục nhóm thực phẩm quan trọng nhất, thiết yếu nhất giúp nuôi sống con người, không gia đình nào là không có muối trong bếp. Bây giờ, người ta có thể dễ dàng mua muối ở đâu cũng được và mua với số lượng bao nhiêu tùy ý nhưng tục mua muối đầu năm vẫn tồn tại như một tín ngưỡng văn hóa tốt đẹp đầy ý nghĩa nhân văn, được lưu truyền đến mãi sau này./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Hồ Tây, một địa điểm không còn xa lạ với người dân thủ đô và khách du lịch mỗi khi đến với Hà Nội. Những cuộc “hẹn hò hóng gió hồ Tây” cũng được diễn ra thường xuyên hơi đối với các bạn trẻ nhất là vào thời điềm giao mùa, không khí mát mẻ như hiện tại.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Từ 1/4, cơ quan thống kê cả nước bắt đầu tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, trong đó thu thập các thông tin như: Thông tin về nhân khẩu học; về di cư; về giáo dục; hôn nhân; về nhà ở và điều kiện sống của hộ...

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng chênh lệch cao của giá trong nước so với giá thế giới, giúp ổn định thị trường vàng.

“Bom hôi” bủa vây cổng trường

“Bom hôi” bủa vây cổng trường

Mới đây, bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long đã tiếp nhận điều trị 19 em học sinh Trường THCS Lộc Hòa (xã Lộc Hòa, huyện Long Hồ) với các triệu chứng ngộ độc như nôn ói, khó thở. Nguyên nhân dẫn đến sự việc này xuất phát từ việc học sinh sử dụng đồ chơi bóng nổ có tên là Bom Hôi.

Đà tăng vẫn chiếm ưu thế, chỉ số giá hàng hóa duy trì ở mức đỉnh 7 tháng

Đà tăng vẫn chiếm ưu thế, chỉ số giá hàng hóa duy trì ở mức đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu đóng cửa tuần qua (8/4-12/4) với diễn biến phân hoá. Lực bán chiếm ưu thế trên nhóm nông sản và năng lượng.

Nhu cầu tín dụng cá nhân cho tiêu dùng, mua nhà bắt đầu tăng cao

Nhu cầu tín dụng cá nhân cho tiêu dùng, mua nhà bắt đầu tăng cao

Theo ghi nhận từ báo cáo của các ngân hàng thương mại, tín dụng bắt đầu tăng trưởng trở lại sau 2 tháng đầu năm 2024. Không chỉ vậy, nhu cầu vay tiêu dùng và mua nhà cũng tăng cao, trong bối cảnh thị trường bất động sản đang dần hồi phục.

// //