Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tự hào gốm Việt

Phóng viên - 11/08/2017 | 4:11 (GTM + 7)

VOVGT-Làng nghề thủ công truyền thống nói chung, làng nghề gốm nói riêng với các bí quyết nghề nghiệp riêng là sản phẩm độc đáo của nền văn hóa Việt Nam.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Làng nghề thủ công truyền thống nói chung, làng nghề gốm nói riêng với các bí quyết nghề nghiệp riêng là sản phẩm độc đáo của nền văn hóa Việt Nam. Trong chuyên mục ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng đến với 1 số làng nghề gốm - niềm tự hào của nghề thủ công truyền thống Việt Nam…

Làng gốm Phù Lãng thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh nằm ven bờ sông Cầu nhưng xuôi về phía hạ lưu khoảng 20km. Gốm Phù Lãng một thời cũng nổi tiếng với những sản phẩm dân gian thô, ráp, mầu sắc nâu trầm. Những sản phẩm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của những người nông dân vùng châu thổ Sông Hồng và các vùng núi Đông Bắc... Giờ đây gốm Phù Lãng đã và đang là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều người.

… Có lẽ nhờ một số chàng trai trẻ yêu nghề tổ, gắn bó với quê hương, quyết tâm khôi phục lại danh tiếng làng nghề gốm truyền thống mà giờ đây, gốm Phù Lãng đã dần trở lại và trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong nước cũng như đã vươn xa khỏi biên giới đất Việt.

Những sản phẩm gốm từ các làng nghề truyền thống như Bát Tràng, Phù Lãng, Chu Đậu luôn là niềm tự hào của người Việt

Độc đáo nhất có lẽ chính là việc tạo ra lớp men khác biệt mang thương hiệu gốm Phù Lãng, lớp men được người thợ thủ công tạo ra ngay từ khi sản phẩm còn thô, chưa nung. Men được dùng của gốm Phù Lãng thường được lấy từ phù sa sông Cầu, bùn ruộng, ao hoặc từ đất, tro bếp,... Như vậy có thể thấy cùng tạo ra mầu sắc sản phẩm gần giống nhau (mầu nâu trầm, xám) nhưng cách thức chế tác của gốm Phù Lãng lại khác biệt hoàn toàn so với các sản phẩm ở địa phương khác. 

Thuộc xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, Chu Đậu là một trong những trung tâm sản xuất gốm nổi tiếng vào thế kỷ XV - XVI. Cách đây khoảng 20 năm, gốm Chu Đậu còn ít người biết tới. Cho đến tận khi người ta khai quật được con tầu đắm ngoài khơi biển Cù Lao Chàm.

Kết hợp với những kết quả khai quật nghiên cứu của lò gốm Chu Đậu tại Hải Dương, các nhà khảo cổ học đã làm sống lại gốm Chu Đậu. Qua nghiên cứu chất liệu, hoa văn,… cũng như tài liệu lịch sử cho thấy các sản phẩm đẹp, tinh tế thường được lái buôn nước ngoài vận chuyển sang một số nước lân cận là những sản phẩm của làng gốm Chu Đậu.

Nghệ nhân Hạ Bá Định - làng gốm Chu Đậu cho biết: Gốm Chu Đậu của TK 14-15 là thời kỳ nổi tiếng nhất, làm được gốm men ngọc thời Lý, gốm men nâu thời Trần, gốm Bạch ĐỊnh. Nó mỏng, cầm lên rất nhẹ chỉ sợ vỡ nhưng lại được kết khối 1 cách bền chắc, gõ vào kêu như tiếng chuông bởi thế mới gọi gốm Chu Đậu là Trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông…đặc trưng nổi tiếng nhất là vẽ công bút,  trang trí bên trong là trang trí nổi chìm chứ không phải vẽ rồi đắp nổi, khi ánh sáng thấy quang vào thì nó tự nổi lên hình, nếu rót nước vào thì càng nổi hơn nữa.

Gốm Chu Đậu là loại gốm có men và vẽ các họa tiết mầu lam. Các sản phẩm gốm ở đây thường có xương gốm mầu trắng đục, thô, có loại hơi xám, độ nung cao. Các sản phẩm được tráng hoặc trang trí bằng nhiều loại men mầu khác nhau, phổ biến là men trắng, trong, hoa lam, men ngọc, xanh lục, xanh mầu rêu, vàng nhạt, vàng đậm. Một số sản phẩm còn được tráng tới hai mầu men. Các loại sản phẩm thường là bát, đĩa, các loại ấm, âu, chậu, chóe, lọ,…

Với Bát Tràng, người dân cả nước nói chung và người Hà Nội nói riêng đã không còn quá xa lạ. Đặc điểm của gốm Bát Tràng là loại gốm sử dụng đất sét trắng, cao lanh, sản phẩm có tráng men và được vẽ hoa văn từ đơn giản đến phức tạp. Người dân Bát Tràng thường sử dụng lò đứng, ngày nay có sử dụng lò ga để nung gốm. Nguyên liệu được sử dụng để đốt lò trước đây là than và củi. Ngày nay người dân Bát Tràng thường sử dụng than và gas. Việc sử dụng lò gas đã cho ra những sản phẩm chất lượng cao hơn và ít hỏng hơn so với việc dùng lò đốt bằng củi và than là vì người thợ đốt lò dễ dàng kiểm soát nhiệt độ trong lò. Nhiều chất men, mầu men mới được người thợ Bát Tràng khám phá ra và sử dụng một cách thuần thục...

Các sản phẩm gốm sứ của các làng nghề này hầu hết đều có mặt trong mỗi gia đình người Việt Nam

Có lẽ với hầu hết gia đình Việt, ít nhiều cũng đều đã từng dùng một sản phẩm của gốm Bát Tràng!...

Với nền cơ chế thị trường người Bát Tràng, Phù Lãng đã biết tận dụng thế mạnh của mình để giới thiệu rộng rãi sản phẩm ra thị trường. Những nghệ nhân trẻ tuổi đã biết kết hợp nghề tổ với những kiến thức được học ở trường đại học tạo ra những sản phẩm gốm hiện đại phù hợp với thị hiếu đương đại và họ đã thành công.

Trong thời đại công nghiệp hóa, hàng tiêu dùng rất đa dạng và phong phú. Bảo tồn và phát huy sự đa dạng của nghề gốm ở mỗi tộc người, mỗi vùng miền nói chung và của mỗi làng gốm nói riêng không chỉ là bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa và sự đa dạng mà còn góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế nông thôn.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Những năm gần đây, lòng sông Hồng bị xói mòn. Việc hạ thấp lòng dẫn vùng hạ du sông Hồng đang tác động rất lớn đến khả năng lấy nước của tất cả các hệ thống thủy lợi.

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền Hỏa Thần là di tích đầu tiên tại Việt Nam thờ Thần Lửa. Cho đến ngày nay, nơi đây vẫn là địa điểm tâm linh đặc biệt thờ Thần Hỏa của người Hà Nội, cũng như du khách thập phương.

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Là tuyến đường huyết mạch đi qua địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM), nhưng Võ Văn Ngân cũng được biết đến là “điểm nóng” ngập nước. Sau 3 năm thi công, dự án nâng cấp hệ thống thoát nước chống ngập ở đoạn đường dài 2,5km với tổng số vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng này vẫn chưa hoàn thành.

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Ở Sài Gòn – TP.HCM, hơn 4 thập kỷ qua, có một người phụ nữ đã tiếp thêm sức sống, gìn giữ “những chất âm ngày cũ” giữa Sài Gòn sôi động, hào hoa; bằng nghề mua bán và sửa chữa máy cassette.

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Dù Bộ GTVT đã ban hành nhiều quy định đối với xe hoán cải, song với sự ra đời ngày càng nhiều xe nhà ở di động ngày càng đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng để quản lý riêng loại hình phương tiện này.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

// //