Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tranh dân gian Việt Nam: Tranh Hàng Trống

Phóng viên - 03/01/2018 | 6:14 (GTM + 7)

VOVGT- Mỗi bức tranh Hàng Trống chính là sự kết tinh tài hoa, tâm huyết của người hoạ sĩ chốn kinh kỳ và là biểu tượng văn hoá của mảnh đất ngàn năm văn hiến…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Tranh dân gian Hàng Trống (Ảnh: hanoitv)

Với Hồ Gươm - trái tim của thủ đô, không khí đón năm mới ở nơi đây có những dấu ấn đặc biệt khó phai trong lòng mỗi người đã, đang và sẽ gắn bó hay dành tình yêu cho Hà Nội. Trong chuyến hành trình cuối năm, Bánh xe đồng vọng sẽ mang đến những ký ức về gam màu tết rực rỡ trên một con phố quanh Hồ Gươm với dòng tranh dân gian nổi tiếng một thời, đó là Phố Hàng Trống và tranh Hàng Trống. Mở đầu sẽ là những câu chuyện được chia sẻ từ nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến – Báo Hà Nội Mới về nguồn gốc ra đời và phát triển của tranh Hàng Trống:

Lịch sử văn hiến dân tộc vẫn được ví như một dòng sông chảy mãi không ngừng và mỗi thế hệ đi qua lại lắng tụ trên dòng sông ấy những lớp trầm tích văn hóa nhuộm màu thời gian. Mỗi mảng màu, mỗi nét vẽ của người nghệ nhân không chỉ là sự tài hoa mà còn là sự tinh túy được chắt lọc lại từ các thế hệ cha ông xa xưa.

Là một dòng tranh dân gian, độc đáo về bút pháp, phong phú về đề tài, tươi tắn, rực rỡ, sinh động về màu sắc và truyền tải được rõ nét đời sống tinh thần và phần hồn cốt của người Thăng Long xưa, tranh Hàng Trống đã làm nên tên tuổi nổi tiếng cho một con phố cổ của Hà Nội – phố Hàng Trống.

Tranh Hàng Trống xuất hiện ở Thăng Long vào khoảng thế kỷ 16 -17 và phát triển rực rỡ nhất trong giai đoạn cuối thế kỷ 19. Tranh Hàng Trống là kết quả giao thoa giữa tư tưởng Phật giáo và Nho giáo. Giữa những loại hình điêu khắc ở đình chùa với những nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa thường ngày.

Đề tài của tranh Hàng Trống rất phong phú nhưng có thể chia thành hai dòng chính là tranh thờ và tranh chơi tết. Ban đầu tranh dân gian Hàng Trống chỉ được lưu hành trong tầng lớp bình dân nhưng càng về sau càng trở nên phổ biến trở thành thú chơi tao nhã trên đất kinh kỳ.

>>>Xem phim thùng – Ký ức tuyệt vời của những đứa trẻ thời bao cấp

Nhà giáo ưu tú Nguyễn Tiến Hà đánh giá: “Đấy là một cái tranh dân gian, nghệ thuật của dân tộc, có sơn dầu, có bột mầu. Nếu như các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu văn hóa Việt Nam thì có thể tìm đến tranh Hàng Trống để thấy được dân tộc Việt Nam là một dân tộc có văn hóa, cũng yêu quý nghệ thuật. Và từ xa xưa những bức tranh đó đã khơi gợi lại cuộc sống hòa bình của người Việt Nam.”

Tranh Hàng Trống được làm cầu kỳ và công phu hơn hẳn so với các dòng tranh dân gian khác. Đầu tiên tranh được in khắc gỗ sau đấy là với những mẫu tranh có sẵn bản khắc. Với những mẫu tranh không có bản khắc hoặc theo yêu cầu của người chơi tranh phải làm theo một kích thước khác thì người nghệ nhân phải vẽ tay hoàn toàn. Sau đó phải bồi từ 2 đến 4 lớp giấy cho cứng cáp. Tranh sau khi bồi không có vết nhăn nheo mà phải thật phẳng phiu, mịn màng.

Cuối cùng là khâu tô màu. Đây là khâu cầu kỳ nhất và đòi hỏi người làm tranh phải cực kỳ khéo léo. Màu được tô từng lớp một, chờ cho lớp màu này khô thì nghệ nhân mới tô lớp khác vì thế mỗi bức tranh có một cái hồn khác nhau, muôn vẻ muôn sắc tùy theo sự tinh tế của từng người khi pha màu. Do làm tranh cầu kỳ phức tạp, lợi ích kinh tế lại chẳng được bao nhiêu nên theo thời gian tranh Hàng Trống cũng mai một dần.

Nghệ nhân Lê Đình Nghiên, báu vật của dòng tranh Hàng Trống (Ảnh: Lê Bích)

Nếu dành sự quan tâm tìm hiểu về dòng tranh này, chúng ta đều thấu hiểu và tìm thấy ở mỗi bức tranh Hàng Trống chính là sự kết tinh tài hoa, tâm huyết của người hoạ sĩ chốn kinh kỳ và là biểu tượng văn hoá của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Họa sĩ Lê Duy Ngoạn, Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sản phẩm tinh thần đặc biệt của dân tộc:

PV : Thưa họa sĩ Lê Duy Ngoạn, là một người có nhiều năm nghiên cứu về tranh đồ họa, gốm nghệ thuật, ông có cảm nhận như nào về dòng tranh truyền thống này ?

Họa sĩ Lê Duy Ngoạn : Tranh Hàng Trống là loại tranh dân gian khác với tranh Đông Hồ vì nó cầu kỳ hơn. Bút pháp của nó mang tính chất thành thị và nó có cái trau truốt nhiều hơn. Nói chung là nội dung của Hàng Trống không khác gì các tranh dân gian khác.

PV : Vậy thì tranh Hàng Trống và tranh Đông Hồ có sự khác biệt như nào về mặt nội dung ?

Họa sĩ Lê Duy Ngoạn: Như tranh Đông Hồ có gà vịt rồi thì là những cô gái hứng dừa rồi thì đám cưới chuột thì nó cũng nói lên một cái sinh hoạt rất là quê. Thế nhưng chính cái đó lại mang cái hồn. Tranh Hàng Trống thì nó bắt đầu mang tính chất thành thị. Cho nên tranh Hàng Trống thì dân người ta cũng thích thôi. Nó trau truốt hơn, đường nét nó mượt mà hơn thế rồi thì màu sắc nó cũng dễ chịu hơn chứ nó không như tranh Đông Hồ, màu sắc nó rất là quê, hình thức, bố cục nội dung của nó cũng rất là quê thì cái đó nó khác nhau rồi.

PV : Còn về chất liệu của tranh Hàng Trống thì sao ạ ? Liệu có đủ sức cạnh tranh với các dòng tranh khác không thưa ông ?

Họa sĩ Lê Duy Ngoạn: Tranh Hàng Trống cũng là một loại tranh đẹp chứ mà người ta ít phục hồi lắm vì chất liệu tranh Hàng Trống vẽ trên giấy mà bọc phẩm màu, các loại màu nước. Còn bây giờ hiện đại thì nó vẽ trên vải rồi dùng các loại nguyên liệu ngoại nhiều hơn, sơn dầu, acrylic.

Mỗi một chất liệu nó có một cái thuận lợi riêng. Và nó cũng có 1 cái sắc độ người ta có thể diễn tả nó dễ dàng ví dụ như sơn dầu hay là các loại thuốc nước bây giờ, người ta dùng cái đó nhiều hơn vì nó bền màu và sử dụng nó cũng dễ. Ví dụ chồng màu lên rồi thì pha màu nọ với màu kia để tạo ra một gam màu hoặc màu sắc nó trung gian thì dễ hơn thuốc nước.

PV : Thời điểm hiện tại tranh Hàng Trống đang chịu sức ép lớn từ thị trường khi có rất nhiều dòng tranh mới, hiện đại ra đời. Theo ông điều gì giúp tranh Hàng Trống luôn có một vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa của chúng ta ?

Họa sĩ Lê Duy Ngoạn: Tranh Hàng Trống là loại tranh dân gian mà có lẽ bây giờ người ta chỉ tiếp nhận tinh thần của nó thôi chứ thực hiện như của Hàng Trống thì không thực hiện lại nữa. Có chăng thì người ta chỉ tiếp nhận một cái hình tượng nào đấy hoặc là một cái khía cạnh nào đấy hoặc là một cái tư tưởng nào đấy trong tranh Hàng Trống. Chứ còn thể hiện từ cái Hàng Trống mà chuyển sang hiện đại thì nó hoàn toàn khác nhưng mà giữ được cái chất của Hàng Trống cũng là cái tốt. Tranh Hàng Trống nó có cái yếu điểm nhưng cũng có cái đẹp chứ. Cái đó nó rõ ràng là cái tranh mang tính dân gian nhiều hơn và cái chất của nó đúng là chất Việt Nam.

PV : Cảm ơn ông đã dành thời gian trò chuyện cùng chương trình.

Trên hành trình đón xuân của Bánh xe đồng vọng hôm nay,chúng ta đã tìm lại được những gam màu ký ức rực rỡ một thời của tranh Hàng Trống. Đến với chương trình BXDV tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về quá trình tồn tại và phát triển thăng trầm của tranh Hàng Trống cũng như những ý nghĩa đặc biệt của dòng tranh này đối với ngày tết của người Thăng Long xưa.

>>>Dấu ấn điện ảnh thời bao cấp trong lòng người Hà Nội

Tags:
Ý kiến của bạn
Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương

Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương

Mới đây Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi Bộ GTVT, Cục Đường bộ VN đề nghị không cấm xe khách trên 30 chỗ, xe tải nặng từ 6 trục trở lên đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Từ ngõ ra đường lớn: Nhiều tình huống 'không đỡ được'

Từ ngõ ra đường lớn: Nhiều tình huống "không đỡ được"

Trên các con đường, tuyến phố của Hà Nội có không ít những con ngõ nhỏ, vuông góc với đường lớn. Câu chuyện giao thông nào sẽ được kể xoay quanh việc người dân điều khiển phương tiện đi từ ngõ nhỏ ra phố lớn hay ngược lại đi từ phố lớn vào ngõ nhỏ?

Phân luồng giao thông dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng

Phân luồng giao thông dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng

Để chủ động đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, phòng ngừa ùn tắc tại khu vực Đền Hùng và các tuyến đường trên địa bàn tỉnh phục vụ người dân đi lại thuận tiện, an toàn, Công an tỉnh Phú Thọ xây dựng phương án phân luồng giao thông dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Đừng bỏ qua giai đoạn 'vàng' phát triển thể chất

Đừng bỏ qua giai đoạn "vàng" phát triển thể chất

Vấn đề thiếu đội ngũ giáo viên hay cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất có thể từng bước được khắc phục. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất thì điều quyết định là ở tư duy, nhận thức về môn học này.

Mảnh sân nhà tập thể

Mảnh sân nhà tập thể

Những không gian công cộng trở nên quý giá với cộng đồng dân cư nơi đô thị, thật thân thương khi bộ hành qua phố vẫn thấy các khu tập thể cũ có một mảnh sân chung đong đầy tình cảm ấm áp láng giềng, nơi lưu giữ bao kỷ niệm, nơi sinh hoạt cộng đồng khiến mọi người thêm gắn bó với nơi chốn. 

Quỹ bình ổn xăng dầu: Đã đến lúc “dỡ bỏ”? (Phần 2)

Quỹ bình ổn xăng dầu: Đã đến lúc “dỡ bỏ”? (Phần 2)

Chiều qua (11/4), Kênh VOV Giao thông đã phân tích về hoạt động của Quỹ bình ổn xăng dầu trong những năm qua.

Bảo đảm trật tự ATGT dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5

Bảo đảm trật tự ATGT dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 36/CĐ-TTg ngày 11/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4-01/5 và cao điểm du lịch hè 2024.

// //