Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tranh Hàng Trống trong thú chơi tranh ngày tết của người Hà Nội xưa

Phóng viên - 04/01/2018 | 9:15 (GTM + 7)

VOVGT- Tranh Hàng Trống là một trong ba dòng tranh dân gian đã góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển nghề làm tranh truyền thống ...

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Nghệ nhân Lê Hoàn vẽ bức tranh Tứ phủ công đồng

Ngày nay, chúng ta vẫn có thể tìm thấy những dấu ấn của tranh Hàng Trống ở những nơi linh thiêng nhất như trong các đền, miếu, điện thờ hay trong các bộ sưu tập tranh quý của các viện bảo tàng. Trong chuyến hành trình cuối năm của Bánh xe đồng vọng, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lý do khiến cho dòng tranh này được thờ trang trọng ở nhiều nơi như vậy . Mở đầu chương trình như thường lệ sẽ là câu chuyện từ nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến – Báo Hà Nội Mới:

Tranh Hàng Trống thực hiện trên hai chủ đề chính là tranh Tết và tranh Thờ. Trong đó, tranh Thờ chiếm đến 80% trong các sản phẩm được bán ra. Tranh được bán rất nhiều vào các dịp gần Tết để người dân mua về trang trí và thờ phụng trong nhà. Theo họa sĩ Đoàn Văn Nguyên- nguyên Giảng viên trường ĐH Mỹ Thuật Công nghiệp việc lựa chọn tranh Hàng Trống để thờ cúng đã ăn sâu vào nếp sinh hoạt từ xưa bởi tranh Hàng Trống chứa đựng nhiều nét tinh túy của dân tộc.

Họa sỹ Đoàn Văn Nguyên nói : Tranh Hàng Trống nổi tiếng ở VN mình. Nó xuất phát nhiều thế kỷ nay và đều khuyết danh vì những phường thợ ngày xưa, nếu là điêu khắc, người ta không ký tên vào tranh. Cho nên giờ chúng ta nhìn vào tranh cũng thấy không ký tên. Ở tranh Đông Hồ người ta khắc gỗ, nhưng tranh Hàng Trống lại vẽ tay xong tô màu. Cho nên tranh Hàng Trống nó tinh túy, từ con công con phượng cho đến tranh sinh hoạt là rất tinh túy. Tranh Hàng Trống thường là người ta mua để thờ.

>>>Lịch sử rạp chiếu bóng ở Hồ Gươm

Người Việt Nam ngày xưa người ta quan niệm trong nhà phải thờ, ví dụ thờ cũng tổ tiên, thờ cúng ông bà ông vải từ nhiều đời nay, theo cái truyền thống, thường người ta treo lên để thờ, rồi trừ ma quái mang lại điều tốt lành, có thể người ta thờ các tích... Tóm lại dòng tranh Hàng Trống là 1 dòng tranh nổi tiếng song song vs dòng tranh Đông Hồ. Con công, con phượng, tam đa ông chúa rồi tích vua, rồi vinh quy bái tổ, con công, con phượng, ...Ngày xưa nông dân mua tranh, nông dân đi chợ, bao giờ cũng giắt trong túi một bức tranh, có thể là tranh gà, tranh lơn, tranh Hàng Trống để thờ.

Trong khi đó tranh Tết lại chú trọng đến những phong tục tập quán của người Việt trên các hình ảnh mà dân gian ưa chuộng đó là sự phát đạt trong gia đình, hình ảnh tươi vui qua các loại hoa ngày Tết lồng vào màu sắc lộng lẫy, tươi tắn khiến mùa xuân được diễn tả trọn vẹn trong toàn xã hội. Nói đến tranh Hàng Trống dùng để treo tết, họa sĩ Nguyễn Huy Hoàng chia sẻ:

"Tranh Hàng Trống là cái tranh nổi tiếng. Ngày xưa nhà nào cũng treo, bây giờ người ta tìm đến tranh mới, tranh Hàng Trống bây giờ là đặc sản để khách du lịch đến, nhưng mà có những nghệ nhân vẫn nuôi quyết tâm để lưu giữ nghề. Đấy là sự đáng quý. Dòng tranh dân gian nó có giá trị nhất định đối với lịch sử, họa sĩ nhiều người cũng bị ảnh hưởng bởi dòng tranh dân gian. Chính vì nó hoang sơ dân gian nên tìm đến nó lại mang tính hiện đại. Dòng tranh dân gian ai cũng thích nhưng học được nó, vẽ đc nó không phải ai cũng làm được. Tranh Hàng Trống người ta treo trong nhà trong dịp lễ tết nó mang ý nghĩa tài lộc, hạnh phúc, người ta cảm giác nó thân thuộc gần gũi."

Khi xem tranh Hàng Trống, bất kì người nào cũng có ấn tượng về một dòng tranh sinh động, có thần thái rõ ràng. Vì thế, tranh Hàng Trống xưa kia đã đáp ứng được thị hiếu của tầng lớp thị dân trên mảnh đất Thăng Long văn hiến. 

Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào cho biết đích xác thời điểm ra đời cũng như điều kiện ra đời của dòng tranh dân gian Hàng Trống. Nhưng những tác phẩm để lại thực sự là kết quả của sự giao thoa tinh hoa giữa Phật giáo, Nho giáo; giữa loại hình tượng thờ, điêu khắc ở đình, chùa với những nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá hằng ngày.

Những bức tranh Hàng Trống đặc biệt giá trị được khắc trên gỗ thị (Ảnh: Tôi gìn giữ vẻ đẹp)

Nó là sản phẩm của tài nghệ, của lòng yêu nghệ thuật, sự thành tín của những người con đất Kinh kỳ - những người đã tạo nên một dòng tranh dân gian đậm nét Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Để hình dung rõ hơn về dòng tranh này trong đời sống tâm linh của người Việt, cộng tác viên chương trình đã có cuộc trò chuyện cùng Họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức - một người họa sĩ đã dành sự quan tâm đặc biệt cho dòng tranh này nói riêng và văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc nói chung:

Pv: Thưa họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức, chúng ta có thể phân loại Tranh Hàng Trống theo mấy nhóm ạ?

Họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức: Nói đến dòng tranh Hàng Trống thì đó là 1 dòng tranh khá điển hình của người việt, đặc biệt đất nước gắn với văn hóa lúa nước, nhiều tín ngưỡng, tôn giáo, cho nên bản chất tranh Hàng Trống chia làm 2 mảng. 1 là mảng đời sống sinh hoạt, 2 là tôn giáo.

Hiện nay nó bị mất mát nhiều, nay chỉ còn 1 gia đình làm. Đông Hồ xuất phát từ lao động nông nghiệp làng quê. Tranh Hàng Trống xuất hiện ở thành phố mà nó chịu áp lực về giá cũng như ko gian thực hiện, nên không còn mấy người theo đuổi nó. Tranh Hàng Trống vốn là tranh vừa phục vụ tôn giáo, vừa phục vụ lễ tết của thành thị. Tranh cũng không phải quá nhiều mẫu mã hoặc nhiều đề tài khác nhau nhưng nó chia ra làm 2 cái dòng đấy. 1 là dòng tâm linh, 2 là dòng đời sống.

PV: Hai dòng tranh này có giới hạn nào để chúng ta có thể dễ dàng phân biệt được không thưa ông?

Họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức: Dòng đời sống chúng ta sẽ thấy đc cá chép, trăng, thất đồng, công, phượng, tố nữ...dòng tranh có thể treo trang trí trong nhà đô thị nó rất đẹp. Trong không gian của người Việt khi nó xuất hiện thì nó đã mang nặng cái tinh thần của người Việt lắm rồi và nó làm cho các căn nhà vui lên rất nhiều. Đó không phải là cái niềm vui hoan hỉ tưng bừng nhưng mà đó là một cái niềm vui rất ấm áp, rất là chân thật, mộc mạc.

Dòng thứ hai phục vụ tranh thờ thì chúng ta thấy là tranh tam đa hơi thiên về đạo lão, chẳng hạn những dòng tranh thờ miền núi. Thì bản thân tranh thờ miền núi nó đã mang hơi hướng của đạo lão và đạo phật rồi.

PV: Tranh Hàng Trống cũng được khá nhiều nơi ở miền núi lựa chọn để làm tranh thờ? Liệu rằng có cái sự tương đồng văn hóa nào ở đây không ạ?

Họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức: Họ chuyển tranh này lên miền núi để thờ rất là nhiều. Xuất hiện khá nhiều ông thầy mo, thầy cúng vùng dân tộc đặc biệt là người Tày họ dùng tranh Hàng Trống rất nhiều, họ về Hà Nội cất tranh về thờ. Họ làm dòng tranh ấy và chuyển lên bán cho các ông thầy cúng, thầy mo. Tranh Thập Điện Diêm Vương, tranh Tam Thanh, một loạt các tranh từ đạo lão sang Đạo Phật. Tất cả những cái đấy nó xuất hiện và phối tranh rất đẹp và khá đặc biệt nhưng mà nó gần như mất rồi bây giờ chỉ còn cái dòng tranh mà người Dao họ mang từ Trung Quốc sang nhưng cái dòng tranh đích thực rất là suất sắc của Việt Nam thì nó lại không có người cung cấp cho họ nữa.

PV: Có một thực trạng đáng buồn là hiện nay nhiều dòng tranh dân gian trong đó có tranh Hàng Trống đang bị mai một dần?

Họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức: Hiện nay cái dòng tranh thờ của dân tộc thì họ cũng sẽ lấy tranh Trung Quốc hoặc là sẽ thuê các họa sĩ ở ngoài vẽ theo cái lối mà chép lại thì nó cũng không còn tinh thần Hàng Trống nữa. Thế còn cái tranh Hàng Trống mà để thờ của người Việt thì nó đẹp một cách suất sắc, cộng với cái hương khói cộng với quá trình họ sử dụng thì nó lại có tinh thần rất là đời sống, những màu sắc rực rỡ không pha trộn quá nhiều.

PV: Là một người dành khá nhiều thời gian và tâm huyết để tìm hiểu về văn hóa truyền thống của dân tộc, ông nghĩ sao về điều này?

Họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức: Nguy cơ mà tranh Hàng Trống mất đi là rất rõ. Bây giờ chỉ còn 1 người làm, ai sẽ là người tiếp theo, 1 thế hệ nào có thể chấp nhận nó, 1 thế hệ nào có thể chấp nhận cái sự nghèo khó của việc làm ra những sản phẩm bán với giá trị rất là thấp và nó lại gần như xa rời với văn hóa của người Việt thì nó sẽ dẫn tới tình trạng mai một.

PV: Trân trọng cảm ơn họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức!

Mỗi bức tranh Hàng Trống đều kết tinh tài hoa, tâm huyết của người hoạ sĩ chốn kinh kỳ và là biểu tượng văn hoá của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Mong rằng, chuyên mục Bánh xe đồng vọng hôm nay sẽ giúp các bạn có thêm những góc nhìn mới hơn, nhiều khám phá hơn về tranh Hàng Trống, chứ không chỉ đơn thuần là sự tìm lại và lưu giữ những ký ức về dòng tranh mang đậm nét truyền thống quý báu của dân tộc.

>>>Dấu ấn điện ảnh thời bao cấp trong lòng người Hà Nội

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //