Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tích cực khắc phục hậu quả bão lũ, đảm bảo giao thông được thông suốt

Phóng viên - 25/06/2018 | 7:54 (GTM + 7)

VOVGT-Công tác khắc phục hậu quả mưa lũ trên địa bàn tỉnh Hà Giang tiếp tục được chính quyền cùng cơ quan chức năng địa phương khẩn trương triển khai...

>>>Mưa lớn lũ quét miền núi phía Bắc: Nhiều người thương vong, thiệt hại hàng chục tỷ đồng
>>>Kinh hoàng lũ quét: Giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc tê liệt
>>>Khẩn trương khắc phục thiệt hại do mưa lũ tại Lai Châu, Lào Cai
>>>Lai Châu hoàn toàn cô lập do mưa lũ
>>>Nước mắt Chu Va trong cơn lũ dữ


Nhiều tuyến đường đến điểm thi trường Trung học phổ thông Chuyên tỉnh Hà Giang bị ngập sâu trong nước khiến cho các thí sinh đi thi di chuyển rất khó khăn (Ảnh: TTXVN)

Hà Giang: Nhiều tuyến đường sạt lở được khắc phục

Đến thời điểm này, công tác khắc phục hậu quả mưa lũ trên địa bàn tỉnh Hà Giang tiếp tục được chính quyền cùng cơ quan chức năng địa phương khẩn trương triển khai. Nhiều tuyến đường sạt lở đã dần được khắc phục. Chính quyền địa phương cũng đã tiếp cận được vùng bị cô lập để kịp thời có biện pháp hỗ trợ, đảm bảo ổn định đời sống của người dân.

Thông tin mới nhất từ Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Giang: Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh có hàng chục điểm bị ngậm lụt, sạt lở, gây ách tắc giao thông, trong đó tập chung chủ yếu dọc các tuyến đường Bắc Quang – Xín Mần, Quốc lộ 34, Quốc lộ 4C...

Trước tình hình này, để đảm bảo giao thông thông suốt, chính quyền địa phương đã tập trung nhân lực, máy móc thiết bị, vật tư tổ chức tu sửa, nạo vét đất đá, đảm bảo thông xe trong thời gian nhanh nhất.


Công an tỉnh triển khai các phương tiện giúp dân ra khỏi vùng ngập lụt (Ảnh: CAND)

Đồng thời, tăng cường công tác tuần đường nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các điểm có nguy cơ sạt lở; đặt hệ thống cọc tiêu, biển báo đoạn đường nguy hiểm; ứng trực 24/24 giờ sẵn sàng khắc phục khi có tình huống xảy ra. Ông Phạm Bá Khoát, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Giang cho biết:

“Về tình hình thời tiết thì sáng nay mưa vẫn rất to. Mực nước sông, hiện tại đã xuống khoảng gần 1 mét, vẫn ở trên báo động 2. Về giao thông, trên tuyến đường Quản Bạ thì những điểm sạt lở núi cơ bản đã được khắc phục. Đường lên trên vùng cao hiện tại những xe chuyên dụng đã đi được để tiếp cận với những đồng bào bị lũ lụt. Chủ tịch tỉnh cũng đã trực tiếp chỉ đạo ổn định đời sống cho bà con. Sáng nay, cơ bản các cháu học sinh đã đến điểm thi đầy đủ. Tuy rằng mưa, nhưng cơ bản đến giờ không có vấn đề gì và tỉnh sẽ tiếp tục triển khai trong chiều hôm nay”

Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Giang, tính đến thời điểm hiện tại, mưa lũ trên địa bàn tỉnh đã làm 2 người chết tại xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ; 540 ngôi nhà bị ảnh hưởng; nhiều khu vực dân cư bị ngập úng cục bộ; mưa lũ cũng đã làm nhiều tuyến đường, cầu cống, công trình thủy lợi…bị sạt lở, hư hại; nhiều diện tích hoa màu bị ngập úng, cuốn trôi …, tổng mức thiệt hại ước tính lên tới gần 10 tỷ đồng.


Các cơ quan chức năng khẩn trương khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra, đồng thời tìm kiếm người mất tích, san gạt bùn đất trên QL4D qua Km 73 đường Lai Châu – Lào Cai. Ảnh: Quý Trung/TTXVN

Theo Sở GTVT Hà Giang, trên tuyến QL4C, mưa lũ gây sụt ta luy dương nhiều vị trí, khối lượng khoảng 2.800 m3; các vị trí Km42+980 và Km44+410, Km69+290, Km93+600 vẫn đang bị chia cắt, tắc đường.

Các đơn vị chức năng đang khẩn trương hót sụt, dự kiến đến 18h giờ 30 phút chiều nay mới có thể thông xe. Các vị trí ngập nước trên QL4Ctại Km3+850 (sâu 90 cm); Km6+300 (sâu 60 cm); Km9+400 (sâu 1 m); Km24+300 (sâu 1,2 m) gây tắc đường, vẫn đang chờ nước rút. Sụt ta luy âm trên tuyến đường tại Km33+230 (dài 10 m, sâu 6 m).

Trên QL 34, sụt ta luy dương nhiều vị trí, khối lượng khoảng 530 m3; xói lở lề, mặt đường, không gây tắc đường. QL 279 sụt dương tại Km0+750 (60 m3), không gây tắc đường. 


Quốc lộ 4H đi Mường Tè, Mường Nhé bị mưa lũ cắt đứt tại Km 300. (Ảnh: Báo Nhân dân)

Lai Châu: QL 32 có nhiều điểm sạt lở nhỏ

Sở GTVT Lai Châu thống kê, trên QL 4D sụt ta luy dương đoạn từ tại Km73-Km85, khối lượng khoảng 10.000 m3, gây tắc đường, đang hót sụt, dự kiến 17 giờ chiều thông xe. QL4H tại cầu Hua Bum Km303+460 bị đứt đường đầu cầu dài 35 m; đang tiến hành sửa chữa đường đầu cầu, dự kiến ngày 27/6 thông xe. 

QL12 sụt ta luy dương tại 2 vị trí Km56+350 (16.000 m3), gây tắc đường, chưa thông xe; Km63+850 (4.000 m3) gây tắc đường, đã thông xe; Km67+00 (2.000 m3), gây tắc đường, chưa thông xe. QL279 tại Km162+200 đứt đường dài 30 m chưa thông xe.

Còn Sở GTVT Lào Cai báo cáo tại QL279 sụt ta luy dương tại Km156+500 gây tắc đường, chưa thông xe, dự kiến 19 giờ sẽ thông xe. Bên cạnh đó, mưa lũ gây xói lề, mặt đường tại Km146+850, làm đứt mất nền mặt đường dài 45 m. 


Lực lượng cứu hộ đang khẩn trương bốc xúc đất đá để thông tuyến Quốc lộ 279 nối Lào Cai với Lai Châu (Ảnh: Báo Nhân dân)

Ngoài ra, theo TTXVN, tại Yên Bái, ở Km21+ 650 tỉnh lộ 166, khu vực ngầm Ngòi Tháp nước lũ dâng 2m, gây tắc đường vào sáng 25/6. Quốc lộ 32 bị sạt lở nhiều điểm với khối lượng nhỏ. Tuyến đường từ trung tâm huyện Mù Cang Chải đi xã Chế Tạo bị sạt lở gây tắc đường tại một số điểm, hiện ô tô chưa đi lại được. 


Mưa lũ làm đứt đường Quốc lộ 32, đoạn qua địa phận xã Pắc Ta, huyện Tân Uyên vào đêm 24-6. (Ảnh: Báo Nhân dân)

Yên Bái: Sập cầu treo Nậm Đông

Mực nước sông Hồng tại Yên Bái đang lên nhanh, lúc 7 giờ ngày 25/6 là 30,37m; trên báo động 1 mà 0,37m. Dự báo trong 12 giờ tới mực nước tại Yên Bái sẽ đạt đỉnh ở mức 30,80m, dưới báo động 2 là 0,2m sau đó xuống chậm. 

Các địa phương đang tiếp tục rà soát, nắm bắt tình hình mưa lũ để có giải pháp khắc phục. Riêng vụ sập cầu treo Nậm Đông trên địa bàn xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ không do ảnh hưởng bởi mưa lũ; các ngành chức năng đang tìm giải pháp khắc phục, đảm bảo thông đường vào xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu trong thời gian sớm nhất. 

Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn Yên Bái, các khu vực trong tỉnh tiếp tục có mưa rào và dông, đặc biệt khu vực phía Tây của tỉnh có mưa vừa, mưa to đến rất to. Người dân cần đề phòng trượt lở đất đá, lũ ống, lũ quét và lũ lên trên các sông suối khi có mưa lớn. 


Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, khắc phục nhanh các sự cố sạt lở, bảo đảm giao thông thông suốt trên các tuyến quốc lộ.

Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khắc phục hậu quả mưa lũ

Liên quan đến tình hình mưa lũ và công tác khắc phục hậu quả tại các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ, Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện chỉ đạo gửi các Bộ, ngành, địa phương về ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ ở Bắc Bộ.

Công điện nêu rõ, trong tuần vừa qua, mưa lớn kéo dài đã gây sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, ngập lụt tại nhiều địa phương khu vực Bắc Bộ, thiệt hại lớn về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của người dân, đặc biệt là tại tỉnh Quảng Ninh và một số tỉnh khu vực miền núi phía Bắc. Các Bộ, ngành, cơ quan, chính quyền và nhân dân các địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc phòng chống và khắc phục hậu quả.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân các gia đình có người bị thiệt mạng, chia sẻ những khó khăn, mất mát của đồng bào, chính quyền các địa phương. 

Để chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành, có quan liên quan tập trung chỉ đạo ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ; tổ chức tìm kiếm người mất tích, mai táng người bị thiệt mạng, cứu chữa người bị thương, thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kịp thời các gia đình bị thiệt hại; cứu trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các hộ dân bị thiếu đói, hộ còn bị cô lập, chia cắt, nhất là các hộ bị mất nhà cửa, hộ nghèo, gia đình chính sách, không để người dân bị đói, khát.

Tiếp tục kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét để chủ động sơ tán, di dời dân cư bảo đảm an toàn. Tăng cường thông tin truyền thông, cảnh báo, hướng dẫn người dân chủ động ứng phó; cử người canh gác, hướng dẫn giao thông tại các khu vực có nguy cơ bị sạt lở, ngập sâu, nước chảy xiết, nhất là qua các ngầm, tràn.

Chỉ đạo lực lượng y tế cơ sở triển khai công tác bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, huy động lực lượng quân đội, công an, thanh niên hỗ trợ người dân dựng lại nhà cửa, dọn vệ sinh môi trường ngay sau khi lũ rút.

Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng đóng quân trên địa bàn chủ động tham gia hỗ trợ nhân dân phòng chống, khắc phục hậu quả mưa lũ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo các địa phương chủ động rà soát, kiểm tra, vận hành bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, kể cả các hồ đập do người dân tự đắp để bảo đảm an toàn công trình và tính mạng, tài sản của người dân vùng hạ du; chỉ đạo chủ động tiêu thoát nước chống ngập úng, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, khắc phục nhanh các sự cố sạt lở, bảo đảm giao thông thông suốt trên các tuyến quốc lộ, kịp thời hỗ trợ địa phương khắc phục sự cố trên các trục giao thông chính.

Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam có phương án phòng chống sạt lở, nhất là các bãi xỉ thải; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, cơ quan liên quan chỉ đạo Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam khẩn trương có phương án hỗ trợ người lao động ổn định đời sống, nhanh chóng khôi phục sản xuất, bảo đảm kế hoạch cung ứng than.


Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng đóng quân trên địa bàn chủ động tham gia hỗ trợ nhân dân phòng chống, khắc phục hậu quả mưa lũ.

Các Bộ, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn các địa phương triển khai ngay các phương án ứng phó với mưa lũ; đồng thời chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để chủ động tham gia khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ.Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia tiếp tục theo dõi diễn biến của mưa lũ; thường xuyên cập nhật, thông tin để chủ động phòng, tránh.

Đài Tiếng nói Việt Nam, Ðài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương tăng thời lượng phát sóng; thường xuyên thông báo diễn biến tình hình mưa lũ; làm tốt công tác thông tin truyền thông để các Bộ, ngành, cơ quan và nhân dân chủ động phòng, tránh.

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tổ chức thường trực theo dõi, tổng hợp diễn biến mưa lũ, đôn đốc, chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các biện pháp cụ thể ứng phó với mưa lũ; đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kịp thời những vấn đề vượt thẩm quyền.

Đã có 27 người chết và mất tích...

Theo báo Kinh tế Đô thị, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lai Châu vừa có Báo cáo nhanh về thiệt hại do mưa lũ, sạt lở đất gây ra từ ngày 24/6 đến 25/6. Theo đó, tính đến 14h30 ngày 25/6, đã có tổng số 10 người chết, 10 người mất tích và 7 người khác bị thương do mưa lũ gây ra.

Trong số 10 người chết thì phần lớn nguyên nhân gây tử vong cho các nạn nhân là do lũ cuốn và đất đá sạt lở đè vào người. Hiện 9/10 nạn nhân tử vong đã xác định được danh tính, còn lại một nạn nhân bị lũ cuốn ở bản Háng Lìa, xã Tủa Sín Chải, huyện Sìn Hồ vẫn đang trong quá trình xác định danh tính.

Ngoài 10 người chết, mưa lũ còn khiến 10 nạn nhân khác ở Lai Châu bị mất tích. Trong đó 9 người do lũ cuốn trôi và nạn nhân còn lai là ông Lường Văn Phong (SN 1973, là công nhân của Công ty 387 Bộ Quốc phòng) bị đất đá sạt lở vào lán trại khi đang thực hiện nhiệm vụ thi công tại tuyến đường tại xã Thu Lũm.

Về tài sản, mưa lũ tại Lai Châu đã khiến 128 ngôi nhà bị đất đá trôi sạt vào nhà (39 nhà ở huyện Sìn Hồ, 81 nhà ở huyện Tân Uyên và 8 nhà ở huyện Than Uyên); 23 nhà và 3 lán trại khác bị lũ cuốn trôi hoàn toàn. Hiện vẫn còn hàng chục hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai.

Mưa lũ cũng cuốn trôi 4 trại nuôi trồng cá nước lạnh, 47 con trâu, 3 con lợn và 5000 con gia cầm; 208,8ha lúa bị ngập úng; 158,7ha ngô và hoa màu bi vùi lấp, cuốn trôi và 11ha ao cá bị thiệt hại hoàn toàn.

Tags:
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

// //