Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thực trạng và tiến độ thay thế các cây cầu yếu tại Hà Nội

Phóng viên - 03/04/2018 | 8:07 (GTM + 7)

VOVGT- Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội tồn tại hàng chục cây cầu yếu, xuống cấp nghiêm trọng và cần được thay thế, sửa chữa khẩn cấp...

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Theo BQL dự án Giao thông HN, cầu Chiếc, nằm trong danh mục 9 cây cầu yếu chuẩn bị thi công, sẽ hoàn thành thay mới trong năm 2019

Một trong số những chiếc cầu xuống cấp nghiêm trọng và cần được sửa chữa, thay thế đó là Cầu Chiếc (nằm trên địa bàn huyện Thường Tín, TP. Hà Nội).

Tại hai đầu cầu, luôn có tổ bảo vệ gồm 3 người trực 24/24, tuy nhiên, cây cầu này vẫn hàng ngày “oằn mình” gánh lượng phương tiện rất lớn, cộng thêm nhiều xe quá khổ, quá tải phớt lờ biển cấm. Thực trạng này gây tâm lý bất an cho người tham gia giao thông mỗi khi qua cầu Chiếc.

Và để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng của một trong những cây cầu xuống cấp nghiêm trọng nhất của Thủ đô, phóng viên VOV Giao thông đã có khảo sát trực tiếp.

“Cũ kỹ, xuống cấp và xập xệ" -  đó là thực trạng của cây cầu Chiếc. Mặt cầu đang rất xấu, những thanh thép được vá tạm bợ. Thậm chí, mặt nhựa trên đường dẫn lên đầu cầu thì cũng bị bong tróc, hư hỏng nặng. Chỉ trong vòng 5 phút,  có tới chục chiếc xe vi phạm chiều cao đi qua đây, đương nhiên là trừ xe buýt. Rất nhiều người dân đã chia sẻ ý kiến về chiếc cầu này:

Nhân viên công ty cổ phần đường bộ xây dựng 1 Hà Tây trực barie

# Nói chung mình đi xe máy thì khác, nó có độ rung rất nhiều. Bất cập nhiều lắm, đường thì đông, nguy hiểm. Xuống cấp thì chắc là báo động lâu rồi, thì người ta mới phải gia cố như này. Báo đài đưa bao nhiêu năm nay rồi, trọng tải như vậy thì phải gia cố thôi. Mong muốn các cấp làm cho nhân dân cây cầu mới thôi, cho an toàn. Ngày nắng thì đỡ, chứ ngày mưa thì nó trơn nhiều người ngã lắm”.

Anh Vũ Trung Hiếu – Nhân viên công ty cổ phần đường bộ xây dựng 1 Hà Tây, đơn vị phụ trách bảo vệ cầu Chiếc và hướng dẫn giao thông qua cầu trao đổi:

PV: Anh cho biết những xe quá tải, quá chiều cao cho phép đi qua sẽ gây ảnh hưởng thế nào đến cầu?

Anh Vũ Trung Hiếu: Mình gia cố thì cũng chỉ được phần nào thôi, xe quá khổ quá tải đi qua thì có thể cầu sẽ không chịu được, thậm chí có nguy cơ sập, gây tai nạn.

PV: Hiện nay cầu đã được gia cố bằng thanh sắt ở dưới đúng không anh?

Anh Vũ Trung Hiếu: Vâng, cũng được 2 năm rồi ạ.

PV: Với những trường hợp cố tình đâm thẳng vào barie này thì đã xảy ra sự cố nào nghiêm trọng chưa?

Anh Vũ Trung Hiếu: Có anh ạ, những ngày đầu mới lập chốt thì các anh lái xe húc đổ hết cả cột, gãy cần barie.

PV: Gặp những xe quá tải mà vẫn cố tình đi qua thì các anh có biện pháp nào?

Anh Vũ Trung Hiếu: Bọn em chặn đường lại, bắt đi đường khác thì chặn. Còn nếu cố tình đi thì bọn em gọi đội Thanh tra GT huyện Thường Tín vào giải quyết.

PV: Đã có trường hợp nào phản ứng lại không?

Anh Vũ Trung Hiếu: Mắng chửi thì bị liên tục anh ạ. Lắm hôm tí thì còn bị đánh. Mới đây hôm Tết, người ta đi lễ chùa về, bọn em bảo chờ một chút, vì có xe buýt bên kia đang đi sang, còn xe khách đi lên sợ tắc trên cầu. Bọn em chưa cho đi, người ta còn nhảy xuống cầm ghế định đánh bọn em.

PV: Anh có đề xuất nào về cây cầu này không?

Anh Vũ Trung Hiếu: Cũng chỉ mong sớm có một cây cầu khác cho bà con đi lại cho thuận tiện. Còn thực ra, gia cố thế này cũng chỉ được một thời gian thôi anh. Lâu ngày nó không thể trụ được, nhiều rủi ro nó không tên.

PV: Xin cảm ơn anh về những chia sẻ!

>>> Xóa cầu yếu trên địa bàn Hà Nội – Kinh phí nhỏ, lợi ích lớn

Qua khảo sát của phóng viên VOV Giao thông, có thể nhận thấy, hiện tượng vi phạm xe quá tải, đặc biệt là quá khổ (vi phạm chiều cao tối đa 2,1 mét) qua cầu Chiếc vẫn rất phổ biến.

Ông Ngô Quốc Cường – Đội trưởng Đội Thanh tra GTVT huyện Thường Tín cho biết, trong năm 2017, đơn vị đã xử lý hàng chục trường hợp lái xe đâm hỏng thanh chắn chiều cao trên cầu Chiếc. Bên cạnh đó, vẫn có những kẻ hở cho xe quá khổ, quá tải ung dung qua cầu. Ông Cường nói:

 “Có bộ phận gác cầu, khi có xe buýt đi qua, thì họ phải mở khóa Barie đấy ra. Với những xe quá khổ, quá tải họ nắm được quy trình đó thì cứ bám theo xe buýt để vượt qua cầu, tránh barie hạn chế chiều cao”.

Ông Ngô Quốc Cường cũng chia sẻ, Đội Thanh tra GTVT Thường Tín đã tổ chức mật phục và xử lý những trường hợp như vậy, nhằm tránh ảnh hưởng tới cây cầu vốn đã rất xuống cấp trên địa bàn huyện.

Giàn sắt gia cố cầu Chiếc

Theo ý kiến của người dân và lực lượng chức năng Thường Tín, giải pháp triệt để cho cầu Chiếc nói riêng và những chiếc cầu yếu khác trên địa bàn Hà Nội nói chung là xây mới, thay vì gia cố, sửa chữa.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Anh Đức – Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Ban quản lý Dự án Giao thông TP. Hà Nội – khẳng định, đó cũng là chủ trương của UBND Thành phố. Trong dự án cải tạo 34 cây cầu yếu, đến thời điểm hiện tại, thành phố đã cấp đủ vốn, Ban quản lý Dự án đã cơ bản hoàn thành, còn lại 9 cây cầu đang chuẩn bị thi công.

Riêng cầu Chiếc, ông Nguyễn Anh Đức cho biết: Đơn vị đang hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, phấn đấu trong tháng 5/2018 sẽ tổ chức lựa chọn nhà thầu và triển khai thi công, năm 2019 hoàn thành xây mới cầu.

Đại diện BQL Dự án Giao thông Hà Nội chia sẻ kế hoạch trong thời gian tới: “Từ nay đến hết năm 2018, BQL Dự án GT Hà Nội sẽ hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục, tiếp tục triển khai 14 cây cầu yếu khác trên địa bàn huyện ngoại thành như Quốc Oai, Thạch Thất, Phú Xuyên, Sóc Sơn, phấn đấu hoàn thành trong năm 2019”.

Một tin vui với người dân tại các địa bàn có cầu yếu nằm trong danh mục 9 cây cầu chuẩn bị thi công, đó là trong vòng 1 năm tới, tất cả sẽ hoàn thành cải tạo, xây mới. Bên cạnh đó, đại diện BQL Dự án giao thông Hà Nội cũng nêu mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, sẽ rà soát và thay thế xong toàn bộ những cây cầu yếu còn lại trên địa bàn Thủ đô.

Trong thời gian chờ thi công, cơ quan chức năng khuyến cáo, người dân cần tuân thủ biển báo hạn chế tải trọng, chiều cao và các cảnh báo giao thông khi đi qua những cây cầu yếu này, đảm bảo an toàn lưu thông.

Mặt cầu xuống cấp do oằn mình chịu lượng phương tiện lớn và xe quá khổ, quá tải 

*9 cây cầu yếu đang và chuẩn bị thi công trong năm 2018: Cầu Suối Hai 1 (Ba Vì), Cầu hạ Dục (Chương Mỹ), Cầu Hồng Phú (Thanh Oai), Cầu Phú Thứ (Thạch Thất), Cầu Đầm Mơ (Chương Mỹ), Cầu Phú Tiên (Phú Xuyên), Cầu Gốm (Chương Mỹ), Cầu Chiếc (Thường Tín), Cầu Ái Mỗ (TX.Sơn Tây)

*14 cây cầu yếu sẽ được triển khai trong vòng 2 năm tới: Cầu Kim Quan 1 (Thạch Thất), Cầu Nội Cói (Phú Xuyên), Cầu Bến Cốc (Chương Mỹ), Cầu Ngọc Hà (Sóc Sơn), Cầu Phó Hồng, Cầu Ngọ, Cầu Vân Từ (Phú Xuyên), Cầu Là (Thường Tín), Cầu Tây Ninh (Phúc Thọ), Cầu Tri Lễ, Cầu Châu Mai (Thanh Oai), Cầu Văn Quang (Quốc Oai), Cầu Chùa Dậu (Đan Phượng), Cầu Ỷ La (Hà Đông).

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Điều quan trọng là các địa phương cần tính toán việc giữ chân khách để không chỉ đến một lần mà phải quay lại nhiều lần nữa. Chính vì vậy việc liên kết các địa phương, các sản phẩm du lịch, với văn hóa bản địa được xem là vấn đề sống còn đối với du lịch vùng.

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2023, 7,8% số vụ TNGT xảy ra với trẻ em. Quý 1/2024, TNGT với trẻ em cũng diễn biến phức tạp và chưa có chiều hướng giảm. Đáng chú ý, không ít vụ TNGT xảy ra khi các em điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi.

// //