Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề xuất 4 giải pháp để giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp

Phóng viên - 16/04/2018 | 2:10 (GTM + 7)

Xây dựng công trình giao thông, kho bãi, trung tâm logistics trên các tuyến đường, hành lang kết nối các cảng của Việt Nam với các nước láng giềng...

Toàn cảnh cuộc Hội nghị trực tuyến

Theo chinhphu.vn, sáng nay (16/4), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc hội nghị về logistics, các giải pháp giảm chi phí, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông, được tổ chức theo hình thức truyền hình trực tuyến, với sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương trên cả nước và đông đảo các hiệp hội doanh nghiệp sản xuất các ngành hàng, kinh doanh dịch vụ logistics, vận tải và hỗ trợ vận tải.

Theo đó, Bộ GTVT sẽ chủ yếu tập trung vào các giải pháp đề giảm chi phí, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông, góp phần kéo giảm chi phí logistics hiện nay. Theo Bộ GTVT, hội nghị này là dịp để các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ logistics, vận tải trực tiếp trình bày với Thủ tướng những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị để có thể hoạt động một cách thuận lợi và hiệu quả nhất.

Qua đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, chỉ số hiệu quả dịch vụ logistics năm 2016 của Việt Nam đứng thứ 64/160 nước. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm của ngành logistics Việt Nam vào khoảng 14 – 16% là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng đều và vững chắc trong thời gian qua.

Hiện, chi phí logistics của Việt Nam vào khoảng 20 – 21% GDP (đứng thứ 4 trong số các nước ASEAN). Trong tổng chi phí logistics hiện nay liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải chiếm khoảng 59 – 60%. Theo các chuyên gia nhận định, vận tải đa phương thức chưa phát triển, quy mô doanh nghiệp còn quá nhỏ... đó là những lý do khiến ngành logistics chưa thể bứt phá.

Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại giá trị gia tăng lớn hơn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

Theo Đầu tư, điểm yếu của chuỗi logistics tại Việt Nam chính là kết cấu hạ tầng giao thông phát triển chưa đồng đều, thiếu đồng bộ, đặc biệt là kết nối cảng biển với đường bộ, đường sắt với hệ thống dịch vụ hỗ trợ sau cảng biển còn chắp vá... Tính kết nối kém thể hiện qua sự rời rạc giữa nhà sản xuất/ đơn vị nhập khẩu với doanh nghiệp vận tải, khô vận, cảng biển và các cơ quan hải quan, kiểm dịch.

Tính kết nói kém còn đi đôi với việc phát triển không đồng bộ của 5 loại hình vận tải đã hạn chế sự phát triển của hoạt động vận tải, đặc biệt là vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics.

Mặc dù vậy, các chuyên gia cũng cho rằng tiềm năng để ngành logistics ở Việt Nam có đà phát triển là rất lớn. Đặc biệt, khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực sẽ là cơ hội lớn cho ngành logistics. Chỉ có điều là các doanh nghiệp có nắm bắt được cơ hội này hay không?!

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định chi phi logictics của Việt Nam còn cao, thậm chí là rất cao

Theo Enternews, trong cuộc Hội nghị toàn quốc về logistics, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, chi phí logistics cao ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cạnh tranh của Việt Nam.

“Logistic là một trong các hội nghị toàn quốc được tổ chức để giải quyết 4 vấn đề lớn của kinh tế đất nước, đó là nâng cao năng lực cạnh tranh; giảm chi phí; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, dịch vụ; thúc đẩy tăng trưởng bền vững, tạo môi trường kinh doanh tốt hơn. Vấn đề logistic đã được các cấp, các ngành triển khai trong thời gian qua nhưng khái niệm, cách xử lý còn rời rạc, chi phí còn cao, thậm chí rất cao. Thông qua hội nghị này để các địa phương, các ngành hiểu đầy đủ hơn, tổ chức thực hiện tốt hơn dịch vụ logistic”.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc còn nêu ra vấn đề, dịch vụ này không mới nhưng là vấn đề chuyên ngành, còn ít người hiểu và thực hiện đầy đủ.

“Tổ chức GTVT hiện nay mới đơn tuyến, chỉ tập trung vào đường bộ, chưa có biện pháp kết nối hiệu quả. 45% xe quay về không chở hàng, làm sao chi phí không cao”.

Thủ tướng còn nhấn mạnh, cần phải nhận thức rõ gánh nặng chi phí là rào cản lớn nhất với doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, trong đó có chi phí logistics, ảnh hưởng đến cạnh tranh của kinh tế đất nước. Cùng với nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, chủ động hội nhập kinh tế quốc dân thì việc cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, đặc biệt là chi phí logistics phải được quan tâm đúng mực, thực hiện có hiệu quả với những hành động cụ thể.

Chính vì vậy, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề xuất 4 giải pháp để giảm chi phí logictics cho doanh nghiệp:

Thứ nhất, đẩy mạnh tái cơ cấu thị trường vận tải nội địa theo hướng giảm thị phần vận tải bằng đường bộ, tăng thị phần vận tải bằng đường sắt và đường thủy nội địa, đặc biệt là trên các hành lang vận tải chính; thị phần vận tải hàng hóa liên tỉnh đường bộ đến năm 2020 khoảng 54,4%; đường sắt 4,3%; đường thủy nội địa 32,4%.

Thứ hai, Việt Nam cân đầu tư mở rộng hạ tầng logistics nhằm kết nối các cảng của Việt Nam với các nước láng giềng. Xây dựng công trình giao thông, kho bãi, trung tâm logistics trên các tuyến đường, hành lang kết nối các cảng của Việt Nam với Lào, Campuchia, Thái Lan và Nam Trung Quốc.

Thứ ba, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị bốc xếp và hệ thống kho bãi đáp ứng yêu cầu của vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics.

Thứ tư, nâng cao năng lực vận chuyển hàng hải, tăng lưu lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. Điều chỉnh Quy hoạch hệ thống cảng biển theo hướng tập trung phát triển lợi thế kinh tế vùng. Nâng cao chất lượng dịch vụ của đội tàu Việt Nam.

Hội nghị nhằm nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp để tháo gỡ những bất cập, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuận lợi, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ logistics đồng thời bàn các giải pháp giảm chi phí dịch vụ logistics, kết nối có hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao nhiệm vụ cho các Bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị Hội nghị.

Cụ thể, Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng báo cáo tổng hợp về các giải pháp giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông; đồng thời, phối hợp với Văn phòng Chính phủ trong công tác tổ chức Hội nghị.

Bộ Công Thương xây dựng báo cáo về giải pháp phát triển các trung tâm phân phối hàng hóa, dịch vụ logistics.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng báo cáo về các giải pháp tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực logistics.

Bộ Tài chính xây dựng báo cáo về các giải pháp giảm chi phí logistics liên quan đến thủ tục hải quan, các giải pháp liên quan đến các quy định về thuế để hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp vận tải.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam xây dựng báo cáo về các giải pháp liên quan đến điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá chi phí trong việc thực hiện các thủ tục hành chính. 

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Điều quan trọng là các địa phương cần tính toán việc giữ chân khách để không chỉ đến một lần mà phải quay lại nhiều lần nữa. Chính vì vậy việc liên kết các địa phương, các sản phẩm du lịch, với văn hóa bản địa được xem là vấn đề sống còn đối với du lịch vùng.

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2023, 7,8% số vụ TNGT xảy ra với trẻ em. Quý 1/2024, TNGT với trẻ em cũng diễn biến phức tạp và chưa có chiều hướng giảm. Đáng chú ý, không ít vụ TNGT xảy ra khi các em điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi.

// //