Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thu phí không dừng: Lời giải cho bài toán hiện đại hóa giao thông đường bộ

Phóng viên - 06/02/2018 | 8:25 (GTM + 7)

VOVGT - Việc loại bỏ dần thu phí đường bộ thủ công (MTC) để áp dụng thu phí điện tử không dừng (ETC) đang trở thành xu hướng toàn cầu.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Cổng thu phí, hay còn gọi là giá long môn tại Đài Loan

Thu phí điện tử không dừng (ETC) đang được nhiều nước phát triển áp dụng. Đài Loan (Trung Quốc) đang đi đầu thế giới trong áp dụng ETC trên hệ thống cao tốc Bắc-Nam, với tỷ lệ chính xác lên tới 99,998%. Công nghệ mà họ sử dụng là công nghệ định danh bằng tần số sóng vô tuyến (RFID). Với công nghệ RFID, sẽ có một thẻ Etag có vai trò như chiếc “chứng minh thư", gắn chặt vào xe.

Năm 2011, FETC áp dụng công nghệ định danh bằng tần số sóng vô tuyến (RFID) để thu phí. Sau một năm áp dụng trên toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam kể từ đầu năm 2014, số lượng khách hàng tăng vọt lên 94%, vượt mức đề ra.

Hiện, Đài Loan đang thực hiện chính sách gắn thẻ Etag miễn phí lần đầu cho tất cả ô tô cả cũ và mới. Hơn 80% ô tô mới bán ra thị trường được dán thẻ Etag.

Thẻ Etag có hình dáng như miếng decal, gắn chip cực nhỏ, dán cố định trên đèn hoặc cửa kính ô tô, với giá thành cực thấp chỉ 1,5 đô la Mỹ (gần 35 nghìn đồng).

Yêu cầu ban đầu được đặt ra khi bắt đầu triển khai là ETC phải xử lý được các hệ thống thu phí phức tạp với số lượng phí khác nhau tùy theo từng loại xe và tùy theo khoảng cách đi lại. Etag gắn trong xe cần sử dụng được với nhiều mức phí khác nhau do các cơ quan quản lý quy định.

Về cơ bản, hệ thống ETC có ba thành phần tách rời nhau: Thẻ ETC, máy phát trên xe và ăng-ten ETC đặt tại trạm thu phí.

Thẻ này sẽ được các đầu đọc gắn trên giá long môn đặt trên đường cao tốc nhận diện và gửi thông tin về trung tâm điều khiển, tự động trừ tiền phí. Đầu đọc RFID có thể nhận diện khi xe chạy với tốc độ trên 140 km/h. Giá long môn được gắn thêm camera chụp lại biển số trước/sau của phương tiện, để có biện pháp thu phí trong trường hợp xe không gắn thẻ Etag.

Ông YC Chang - Giám đốc dự án Thu phí điện tử thuộc Tập đoàn Viễn Đông của Đài Loan cho biết: “Nếu như trước đây người tham gia giao thông trả phí theo chặng, thì nay, với công nghệ thu phí điện tử, tiền phí được tính theo km và được điều chỉnh linh hoạt tùy theo thời điểm, đảm bảo công bằng và rẻ hơn. Dưới 20 km, không phải trả phí; trên 200 km, sẽ được giảm giá. Đặc biệt dịp lễ, Tết, để khuyến khích mọi người di chuyển sớm, phân tán lưu lượng xe, tránh tắc đường; phí được giảm 20%”.

Ngoài ra, với Etag, giới chức có thể quản lý vấn đề chính chủ phương tiện; dễ dàng tích hợp thêm nhiều tiện ích như: Đỗ xe, quản lý xe ra - vào, theo dõi kiểm soát phương tiện, kiểm soát tải trọng. Hiện, Etag đang được nghiên cứu để có thể phát triển thành biển số xe điện tử, hoặc tích hợp trở thành ví điện tử (trả tiền xe buýt, tàu điện ngầm…).

Rõ ràng, với những ưu thế nói trên, thu phí điện tử tự động là xu thế tất yếu trong bối cảnh khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển và áp lực trên mỗi tuyến đường chỉ có tăng chứ không giảm. Không một quốc gia nào có thể đứng ngoài xu thế này.

Tại Việt Nam, mới đây, trong buổi làm việc với Tổ công tác của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định: "Đến cuối năm 2019, tại tất cả các trạm BOT sẽ thực hiện thu giá tự động".

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //