Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thấy gì qua con số 90% TNGT liên quan tới trẻ em là học sinh THPT

Phóng viên - 11/08/2017 | 8:51 (GTM + 7)

VOVGT – Đây là con số khiến không ít người phải giật mình khi người bị nạn lại là các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Nhiều học sinh còn chưa có ý thức khi tham gia giao thông - Ảnh minh họa

Theo kết quả nghiên cứu An toàn giao thông năm 2016 về tình hình tham gia giao thông của học sinh THPT tại Hà Nội do Ủy ban ATGT quốc gia công bố mới đây thì có tới 90% các vụ tai nạn giao thông liên quan tới trẻ em là học sinh THPT. Đây là con số khiến không ít người phải giật mình, bởi trong số những tai nạn đáng tiếc đã xảy ra, có không ít vụ tai nạn để lại hậu quả vô cùng thương tâm khi người bị nạn lại là các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.

Nghiên cứu này cũng cho thấy, học sinh THPT đang là nhóm đối tượng chiếm số lượng lớn trong số các ca tử vong vì tai nạn giao thông. Để góp phần lý giải và đưa ra những đề xuất nhằm kéo giảm TNGT ở lứa tuổi học sinh THPT, chương trình Văn hóa giao thông hôm nay sẽ có phân tích cụ thể về nghiên cứu này cùng các vấn đề liên quan.

Cụ thể, theo nghiên cứu vừa nêu, học sinh THPT có liên quan tới 90% tổng số vụ tai nạn giao thông của trẻ em và tỷ lệ tử vong do TNGT của nhóm này có xu hướng gia tăng trong hai năm gần đây. Ba nguyên nhân hàng đầu gây ra TNGT trẻ em được chỉ ra là đi sai phần đường, vi phạm tốc độ, và thiếu quan sát.

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc quan sát gần 1.500 học sinh tại 3 trường THPT trên địa bàn TP Hà Nội và cho thấy, các hành vi rủi ro mất ATGT thường xảy ra với nhóm đối tượng học sinh là: Đi bộ dưới lòng đường; đeo tai nghe nghe nhạc khi sang đường; không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy; khi rẽ, chuyển hướng thì đánh giá không đúng tốc độ của phương tiện đi tới và không bật tín hiệu xin đường; đi hàng hai, hàng ba; vượt đèn đỏ; phanh gấp; cố vượt qua nút giao khi đèn vàng…

TS Chu Công Minh, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nghiên cứu về giao thông, người thực hiện dự án “Nghiên cứu đánh giá về tình hình tham gia giao thông của học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội" cho biết nhận định bước đầu về kết quả nghiên cứu: "Nghiên cứu đã cho thấy, nhóm đối tượng là học sinh THPT là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Nghiên cứu được thực hiện từ việc phỏng vấn trực tiếp và theo dõi hành vi tham gia giao thông trên đường, qua đó đã chỉ ra những nguyên nhân chính gây ra TNGT đó là kỹ năng điều khiển phương tiện của học sinh đang thuộc vào loại kém và nhận thức về ATGT còn nhiều hạn chế".

TS Chu Công Minh nói:

Còn xét theo các mẫu điều tra dựa trên khảo sát phỏng vấn hành vi điều khiển phương tiện với gần 2.400 học sinh THPT thì có sự khác biệt lớn trong phương thức đi lại giữa học sinh lớp 9 và học sinh THPT. Theo số liệu từ nghiên cứu này, nếu như phần lớn học sinh tham gia giao thông ở độ tuổi 15 đều sử dụng các phương tiện phi cơ giới như xe đạp hay đi bộ tới trường (chiếm 67%), thì học sinh THPT lại lựa chọn xe đạp điện và xe máy điện là phương tiện di chuyển thông dụng.

Theo nghiên cứu, tỷ lệ TNGT của nhóm tự đi xe đạp điện, xe máy điện và xe máy là cao nhất, khoảng 0,5 vụ/học sinh. Tức là trung bình cứ 2 học sinh thì có 1 học sinh xảy ra TNGT liên quan tới xe đạp điện và xe máy điện. Như vậy theo tính toán của nghiên cứu thì có tới 55% các vụ TNGT xảy ra với học sinh THPT là do xe máy điện và xe đạp điện.

Những con số này đã khẳng định, xe máy điện, xe đạp điện là phương tiện đến trường mất an toàn đối với học sinh THPT, đòi hỏi phải được hướng dẫn, xử lý vi phạm và quản lý chặt chẽ nhiều hơn nữa để đảm bảo an toàn cho học sinh đến trường.

Ảnh minh họa

Bà Bùi Thị An, cựu Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội chia sẻ quan điểm về vấn đề này: “Chúng ta đã có tổng kết con số tai nạn lớn như thế thì bây giờ phải phân tích rõ nguyên nhân. Nếu tai nạn có liên quan trực tiếp tới việc sử dụng xe đạp điện, xe máy điện thì chúng ta cần sớm tìm biện pháp giải quyết, khắc phục vấn đề này. Trong đó cần tính tới việc quy định rõ ràng hơn về tiêu chuẩn phương tiện, độ tuổi sử dụng, giấy phép quản lý phương tiện, thậm chí là cấm sử dụng loại phương tiện này nếu không đảm bảo an toàn".

Bà Bùi Thị An chia sẻ:

Một thông tin đáng chú ý từ nghiên cứu về tình hình tham gia giao thông của học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội là kết quả đánh giá về công tác giáo dục ATGT. Theo đó, qua các cấp học, học sinh THPT vẫn chủ yếu được dạy về luật giao thông đường bộ và biển báo hiệu đường bộ. Và thực tế, học sinh được chỉ dẫn về kỹ năng điều khiển phương tiện chủ yếu từ cha mẹ. Theo kết quả điều tra từ nghiên cứu, 33% học sinh đi bộ trả lời rằng chưa được học cách đi bộ an toàn, và 27% học sinh sử dụng phương tiện cho biết chưa được học về kỹ năng điều khiển phương tiện đúng cách vì các chủ đề này chưa có trong giáo dục an toàn giao thông tại trường học.

TS Nguyễn Tùng Lâm, hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội cũng nhìn nhận về một số hạn chế trong công tác giáo dục ATGT trong nhà trường hiện nay: "Ở lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi bắt đầu thích tự lập, thích thể hiện bản thân nên thích được tự điều khiển phương tiện giao thông, trong khi đó thì việc giáo dục trong nhà trường lại chưa sát sao được điều này. Vì thế chúng ta cần có những biện pháp quyết liệt hơn, giải pháp đối với phụ huynh học sinh trong việc đảm bảo phương tiện đến trường an toàn cho con em mình và giải pháp xử lý phù hợp để em thấm thía và không tái vi phạm".

TS Nguyễn Tùng Lâm nói:

TS Chu Công Minh, người thực hiện nghiên cứu cũng nhấn mạnh, nguyên nhân sâu xa của TNGT ở học sinh còn cao là do công tác giáo dục về ATGT chưa được chú trọng. Hiện nay, ngoài thời lượng chương trình ngoại khóa về ATGT trung bình khoảng 1-2 buổi/học kỳ, nội dung về ATGT chủ yếu được lồng ghép trong môn giáo dục công dân với thời lượng là 2 tiết/kỳ. Các tiết dạy có nội dung chủ yếu về quy tắc và biển báo hiệu giao thông đường bộ. Chưa có nội dung về giảng dạy kỹ năng điều khiển phương tiện. Trong khi đó, tại Nhật Bản, học sinh THPT được dạy cách điều khiển xe đạp và xe máy. Thời lượng trung bình dành cho giáo dục ATGT tại trường trung học của Nhật là khoảng 5-7 giờ/năm…

Cũng trong khảo sát này, có tới gần 90% học sinh và cha mẹ đồng thuận với mong muốn học sinh THTP cần học về kỹ năng điều khiển phương tiện. Những con số này cho thấy sự cần thiết của việc thực hiện các khoá huấn luyện về an toàn giao thông và kĩ năng lái xe an toàn cơ bản ngay trong trường học.

Trong rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông ở học sinh THPT đã được phân tích, thì nguyên nhân chính vẫn là xuất phát từ ý thức tham gia giao thông của các em. Vì thế, việc tập trung đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giáo dục an toàn giao thông có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết, giúp các em nâng cao kiến thức về luật giao thông đường bộ, phán đoán và lường trước được tình huống giao thông để từ đó đưa ra những xử lý kịp thời, giảm tránh được những tai nạn giao thông đáng tiếc.

Học sinh THPT là đối tượng được phép tham gia giao thông độc lập, được điều khiển phương tiện giao thông nhưng lại thiếu những kỹ năng xử lý tình huống thực tế nên rất cần nhận được sự quan tâm từ các cơ quan chức năng, gia đình và nhà trường trong việc tăng cường giáo dục kiến thức và kỹ năng thực hành điều khiển phương tiện cho học sinh.

Nhiều ý kiến đã chia sẻ cùng VOV Giao thông về giải pháp cho vấn đề này, trong đó có việc cần thông tin rộng rãi những con số đáng báo động về tình hình TNGT ở học sinh: "Các cháu học sinh không may gặp tai nạn không chỉ là điều đáng tiếc cho riêng gia đình, mà còn là toàn xã hội và ảnh hưởng đến thế hệ tương lai. Những con số về TNGT cụ thể cần được báo chí thông tin rộng rãi để các bậc phụ huynh chú ý hơn, cảnh giác hơn bởi việc giáo dục trẻ em phải từ các phía gia đình, nhà trường và xã hội". Một ý kiến khác chia sẻ: "Có thể hàng ngày con cái đi học bố mẹ có nhắc nhở, thầy cô cũng dạy dỗ các quy định về ATGT, tuy nhiên sự nhắc nhở, dạy dỗ đó chưa đủ để các em tuân thủ. Thế nhưng các con số về TNGT rất lớn như vậy đòi hỏi các biện pháp quyết liệt hơn để hạn chế xảy ra TNGT cho em khi tham gia giao thông".

Nghe các ý kiến tại đây:

Tới nay, chúng ta vẫn chưa có số liệu thống kê phân tích chính xác về TNGT có liên quan đến trẻ em trên địa bàn cả nước, nhưng cùng với sự gia tăng của TNGT nói chung, TNGT có liên quan đến trẻ em cũng gia tăng ở mức nghiêm trọng. Qua dự án “Nghiên cứu dánh giá về tình hình tham gia giao thông của học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội" đã cho thấy, học sinh ở cấp THPT là đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi tai nạn giao thông.

Đặc biệt, tỷ lệ tử vong do TNGT của lứa tuổi này cao gấp nhiều lần tỷ lệ tử vong do TNGT ở lứa tuổi khác và cao gấp 8-9 lần nhóm trẻ cùng độ tuổi ở các nước phát triển. Kết quả của những nghiên cứu này không chỉ để nhắc nhở, cảnh báo mà còn đặt ra yêu cầu phải có những giải pháp quyết liệt nhằm kéo giảm TNGT. Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở để các cơ quan chức năng sớm có biện pháp cải thiện môi trường giao thông và định hướng phát triển hệ thống giao thông trong tương lai nhằm đảm bảo môi trường giao thông an toàn, lành mạnh cho các em học sinh nói riêng và toàn xã hội nói chung.

Tags:
Ý kiến của bạn
Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Nhiều tháng qua do ảnh hưởng của gió mùa nên thời tết khu vực miền Trung luôn trong tình trạng mưa kéo dài triền miên, khiến cho công tác thi công nền đường tại các dự án cao tốc Bắc – Nam qua khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiến độ bị đe dọa.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Ấm lòng “hầm” chứa nước giữa mùa hạn

Ấm lòng “hầm” chứa nước giữa mùa hạn

Ấp Gò Xoài, xã Tân Trung, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang có hơn 400 hộ dân; 2/3 bà con không có nước sạch để dùng. "Hầm" chứa nước mới đào chứa được khoảng 45m3 nước, nhưng cứ cuối ngày là hết, may sao có các đoàn từ thiện từ TPHCM, Long An... về liên tục trong 2 tuần qua.

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Hạn mặn là vấn đề được dự báo trước, thế nhưng các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh. Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm, không để người dân thiếu nước.

// //