Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thất nghiệp tự nguyện thực chất là gì?

Phóng viên - 22/09/2017 | 4:44 (GTM + 7)

VOVGT - Hiện tượng thất nghiệp tự nguyện đang phản ánh thực trạng, vấn đề trong bối cảnh thị trường lao động hiện nay.

Thất nghiệp tự nguyện phản ánh thực trạng, vấn đề trong thị trường lao động - Ảnh minh họa

Trong khái niệm thất nghiệp, có khái niệm thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện. Nói khác đi là những người lao động tự nguyện xin thôi việc và những người lao động buộc phải thôi việc.

Cụ thể, thất nghiệp tự nguyện: Là loại thất nghiệp mà ở một mức tiền công nào đó người lao động khống muốn làm việc hoặc vì lý do cá nhân nào đó (di chuyển, sinh con…). Thất nghiệp loại này thường là tạm thời. Thất nghiệp không tự nguyện là: Thất nghiệp mà ở mức tiền công nào đó người lao động chấp nhận nhưng vẫn không được làm việc do kinh tế suy thoái, cung lớn hơn cầu về lao động…

Mới đây, bản tin cập nhật thị trường lao động quý II/2017 (Bộ LĐTBXH) công bố cả nước có hơn 1 triệu lao động trong độ tuổi thất nghiệp. Trong đó số người thất nghiệp dài hạn (12 tháng trở lên) chiếm 24,5% tổng số người thất nghiệp. Đáng lưu ý là tình trạng thất nghiệp tự nguyện đang tăng cao. Đây là những người tự nguyện nghỉ việc vì bị doanh nghiệp xếp vào những vị trí không phù hợp.

Chỉ rõ về thực trạng thất nghiệp tự nguyện đang diễn ra trong nhóm đối tượng lao động nào, đại diện Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho biết, qua các hoạt động tìm hiểu, điều tra về nhu cầu việc làm, có nhiều lao động tự nguyện thất nghiệp là có thật. Tại các DN, nhiều lao động ngoài 35 tuổi đang làm việc sẽ không được “trọng dụng”, vì vậy, DN sẽ sắp xếp vào những công việc không phù hợp.

Như vậy họ “tình nguyện” nghỉ việc. Bên cạnh đó, một số cử nhân sau khi tốt nghiệp kiên quyết không làm trái ngành, trái nghề hoặc “làm tạm” công việc nào đó sau thời gian không ưa thích công việc và cũng nghỉ việc.

Ông Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) cho biết thêm: “Nhiều lao động tự nguyện thất nghiệp là có thật, đa số họ đều tình nguyện nghỉ việc. Có lẽ Việt Nam đang đi vào giai đoạn lao động thất nghiệp từng mảng, phần lớn là các doanh nghiệp dệt may, da giầy, chế biến thủy, hải sản, lắp ráp linh kiện… Những doanh nghiệp này dễ dàng thay thế lao động mới với thời gian huấn luyện không nhiều. Với hàng triệu lao động trẻ nhưng không có trình độ trước đây là lợi thế của Việt Nam. Tuy nhiên hiện lực lượng này không còn chiếm ưu thế nữa ở thời kỳ cách mạng 4.0, lao động giá rẻ không còn lợi thế nữa”.

Các chuyên gia cho rằng, hệ quả của tình trạng thất nghiệp nói chung và thất nghiệp tự nguyện nói riêng không phải là vĩnh viễn. Có những người (bỏ việc, mất việc…) sau một thời gian nào đó sẽ được trở lại làm việc. Nhưng cũng có một số người không có khả năng đó và họ phải ra khỏi lực lượng lao động do không có điều kiện bản thân phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động hoặc do mất khả năng hứng thú làm việc (hay còn có thể có những nguyên nhân khác).

Để giải quyết vấn đề này, theo các chuyên gia, chúng ta cần tạo việc làm cho người lao động. Hay nói cách khác, đây là các giải pháp nhằm tác động vào thị trường lao động để tạo ra nhiều chỗ làm việc cho người lao động. Ngoài ra, cần có chính sách phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là vấn đề đào tạo, đào tạo lại để người lao động chủ động tìm kiếm việc làm phù hợp trong thị trường lao động.

Đồng tình với quan điểm này, bà Vũ Thị Thanh Liễu, đại diện Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho rằng: “Tôi nghĩ là trong các nhà trường, các thầy cô nên đưa ra các lời khuyên về vấn đề này thường như định hướng cho các em biết là cần phải làm thêm hay không. Đương nhiên là không thái quá tránh tình trạng các em chỉ muốn đi làm mà quên mất việc chính là phải học. Nhưng các em hãy tranh thủ thời gian các kỳ nghỉ dài ngày để tìm việc làm thêm lấy kinh nghiệm cho mình thì tôi thấy là phù hợp”.

Ở một góc nhìn khác, ông Nguyễn Toàn Phong, Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc Hà Nội cho rằng, chúng ta hoàn toàn có thể có giải pháp cho vấn đề thất nghiệp tự nguyện. Thực tế này đòi hỏi các đơn vị làm công tác giới thiệu việc làm cần phải có những điều chỉnh và hoạt động tốt hơn để tiếp cận và hỗ trợ nhóm đối tượng này. Nếu nhu cầu lao động trong các ngành dịch vụ, thương mại tăng cao, thì lực lượng lao động thất nghiệp sẽ là nguồn cung bổ sung cho thị trường lao động.

Ông Nguyễn Toàn Phong nói: “Có nhiều người sau khi được tư vấn đã không nộp hồ sơ nữa và họ tham gia vào thị trường luôn khi thấy được cơ hội việc làm. Một số khác trong quá trình thông báo việc làm hàng tháng thì họ xin chúng tôi hỗ trợ về thông tin thị trường lao động, hỗ trợ việc làm, các ngành nghề mà họ mong muốn, quan tâm. Chúng tôi có những bộ phận chuyên sâu để theo dõi và hỗ trợ họ trong suốt quá trình họ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Cho đến nay, tỷ lệ được hỗ trợ việc làm thành công mà chúng tôi quản lý được tăng dần”.

Còn theo ông Hà Đình Bốn - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ LĐTBXH), muốn giải quyết vấn đề này, chúng ta cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như người lao động được học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, công việc phù hợp. Ngoài ra, phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người lao động gắn kết với nhau lâu dài; những quy định về lao động, hợp đồng lao động phải chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi của người lao động, từ đó, hạn chế thấp nhất việc chủ sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Tới đây, Vụ Pháp chế (Bộ LĐTBXH) cũng sẽ đưa ra đề án thảo luận các tổ chức lao động trong nước và quốc tế về thực trạng, giải pháp của các nước trong vấn đề này, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp hạn chế tình trạng trên và bảo vệ quyền lợi người lao động.

Tags:
Ý kiến của bạn
Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương

Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương

Mới đây Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi Bộ GTVT, Cục Đường bộ VN đề nghị không cấm xe khách trên 30 chỗ, xe tải nặng từ 6 trục trở lên đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Từ ngõ ra đường lớn: Nhiều tình huống 'không đỡ được'

Từ ngõ ra đường lớn: Nhiều tình huống "không đỡ được"

Trên các con đường, tuyến phố của Hà Nội có không ít những con ngõ nhỏ, vuông góc với đường lớn. Câu chuyện giao thông nào sẽ được kể xoay quanh việc người dân điều khiển phương tiện đi từ ngõ nhỏ ra phố lớn hay ngược lại đi từ phố lớn vào ngõ nhỏ?

Phân luồng giao thông dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng

Phân luồng giao thông dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng

Để chủ động đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, phòng ngừa ùn tắc tại khu vực Đền Hùng và các tuyến đường trên địa bàn tỉnh phục vụ người dân đi lại thuận tiện, an toàn, Công an tỉnh Phú Thọ xây dựng phương án phân luồng giao thông dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Đừng bỏ qua giai đoạn 'vàng' phát triển thể chất

Đừng bỏ qua giai đoạn "vàng" phát triển thể chất

Vấn đề thiếu đội ngũ giáo viên hay cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất có thể từng bước được khắc phục. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất thì điều quyết định là ở tư duy, nhận thức về môn học này.

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Tối 12/4, nhiều tài xế phản ánh đến đường dây nóng của VOV Giao thông về việc một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tối om, khiến tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia lưu thông trên tuyến này.

Mảnh sân nhà tập thể

Mảnh sân nhà tập thể

Những không gian công cộng trở nên quý giá với cộng đồng dân cư nơi đô thị, thật thân thương khi bộ hành qua phố vẫn thấy các khu tập thể cũ có một mảnh sân chung đong đầy tình cảm ấm áp láng giềng, nơi lưu giữ bao kỷ niệm, nơi sinh hoạt cộng đồng khiến mọi người thêm gắn bó với nơi chốn. 

Bảo đảm trật tự ATGT dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5

Bảo đảm trật tự ATGT dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 36/CĐ-TTg ngày 11/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4-01/5 và cao điểm du lịch hè 2024.

// //