Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tết Nguyên đán của người Cao Lan ở Bắc Giang

Phóng viên - 09/01/2019 | 15:23 (GTM + 7)

VOVGT - Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, người Cao Lan luôn gìn giữ nét bản sắc độc đáo của dân tộc mình giữa cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tết của người Cao Lan ở Bắc Giang (Bài giới thiệu đăng trên tạp chí du lịch Bắc Giang)

Cao Lan là một là một nhánh của tộc Sán Chay bao gồm Cao Lan và Sán Chí sống ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, người Cao Lan luôn gìn giữ nét bản sắc độc đáo của dân tộc mình giữa cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tết Cao Lan là một trong những biểu hiện rất rõ đời sống văn hóa tinh thần độc đáo ấy.

Hát sịnh ca của người Cao Lan

Tết Nguyên đán được người Cao Lan chuẩn bị rất chu đáo. Sau một năm làm việc vất vả, đây là dịp cho mọi người nghỉ ngơi, vui chơi, thăm hỏi và chúc tụng nhau những điều tốt lành.

Các gia đình tụ họp đông đủ bên bếp lửa hồng, cùng nhau chuyện trò, bàn bạc và đánh giá thành quả của gia đình trong năm qua và bàn cách làm ăn trong năm tới. Thời gian ăn tết của người Cao Lan kéo dài từ 27- 28 tháng Chạp đến rằm tháng Giêng âm lịch.

Công việc đầu tiên để chuẩn bị cho việc đón mừng năm mới của người Cao Lan là tục dán giấy đỏ (tiếng Cao Lan là Chí dịt) trong nhà. Khoảng trước tết 2 ngày (28, 29 tháng Chạp) là ngày "niêm phong" cho tất cả những gì thuộc về gia đình. Từ cái cuốc, cái xẻng, con dao, cái cày, cái bừa, cây cối quanh nhà, chuồng trại... đều được dán giấy đỏ để các vật này được "nghỉ Tết". Toàn bộ ngôi nhà bỗng nhiên nhuộm sắc đỏ rực rỡ.

Theo quan niệm của người Cao Lan, giấy đỏ biểu trưng cho niềm vui, sự tốt lành. Dán giấy đỏ lên những nơi quan trọng là bắt đầu cho một năm mới với mong muốn an khang thịnh vượng.

Cũng theo phong tục dân tộc Cao Lan, ngày mùng 1 sẽ đi thăm họ hàng, mùng 2 là làng xóm. Món ăn đặc trưng trong ngày Tết là bánh vắt vai (bên cạnh bánh chưng, bánh rán bánh khảo như các dân tộc khác). Ngày Tết, bất kỳ gia đình nào cũng làm bánh vắt vai. Đó là loại bánh được làm từ gạo nếp, gói trong tàu lá chuối, nhân bánh là đỗ và đường.

Trong dịp Tết, người Cao Lan đi lễ tết họ hàng nội ngoại ở xa, bánh này được cấu tạo theo chiều dài có thể vắt trên vai nên người ta gọi đó là bánh vắt vai.

Ngoài các loại bánh đó, trong dịp tết nguyên đán, ở các gia đình Cao Lan đều treo, ướp thịt lợn, thịt gà để dùng trong suốt những ngày tết. Tuy nhiên, trong dân tộc Cao Lan, tuỳ theo từng họ mà có sự kiêng khem bắt buộc.

Có lẽ do quan niệm từ cổ xưa, người Cao Lan coi những con vật được kiêng khem ấy là thuỷ tổ của dòng họ mình nên người ta không ăn thịt mà chỉ thờ cúng. Ví dụ: họ La kiêng cá quả, họ Lục, họ Lý, họ Trần kiêng thịt chó, họ Dương kiêng gà…

Sáng sớm ngày mồng một tết, các gia đình cúng tổ tiên tại nhà mình, mời tổ tiên ăn cỗ mừng năm mới và xin tổ tiên phù hộ cho con cháu, cho dòng tộc được hưởng mọi sự tốt lành.

Sau khi đã cúng gia tiên, chủ nhà cho phép con cháu cùng ăn cỗ. Con cháu mừng tuổi cho ông bà, trẻ nhỏ. Chủ nhà và các con trai lớn đi chúc tết các gia đình trong thôn bản. Còn các mẹ, các chị thì ở nhà làm cơm đón khách và vui tết tại nhà mình.

Phải đến ngày mồng 2, mồng 3 thì các bà, các chị mới được đi chúc tết. Lúc này người ta mặc những bộ quần áo đẹp nhất, mới nhất của dân tộc Cao Lan. Từ các nẻo đường, ngõ xóm, những màu áo chàm thẫm với chiếc thắt lưng hoa đào, hoa lý như khoe sắc trong gió xuân.

Và cũng từ ngày mồng 2 tết trở đi, các gia đình có bạn hát đến nhà chơi, họ chúc nhau sang năm mới có những điều hạnh phúc, tốt lành. Mọi người cùng ăn cỗ và hát Sịnh ca thsăn lèn (những bài hát chúc mừng năm mới). Cuộc hát được tiếp diễn từ ngày này sang ngày khác, từ gia đình nọ sang gia đình kia.

Trong dân tộc Cao Lan, chiếc cối xay, cối giã có vị trí rất quan trọng đối với mỗi gia đình. Đó là biểu tượng của âm dương. Người Cao Lan quan niệm, nếu mở cối vào giờ tốt thì quanh năm thóc gạo nhiều.

Đó chính là sự sinh sản, sự no đủ. Bởi vậy ngày mồng 2 tết, các gia đình làm lễ ra đình (lễ này gồm một miếng thịt, một chiếc bánh chưng) để xin “thày” mở cối xay cối giã. Dân bản lại cử ra một thày mo có uy tín đại diện cho làng để cúng thổ công, xin âm dương cho cả làng.

Trong lễ cúng ở đình, có bắn súng kíp để chào xuân.Vật dùng xin âm dương là đôi “cạo chí”- từng gia đình đặt đôi “cạo chí” của mình lên mâm cỗ cúng thổ công của làng và sau đó thì mang về dùng khi có việc. Người Cao Lan rất gắn bó với cối xay, cối giã nên đồng bào có lệ ra đình làm lễ xin giờ mở cối. Đó là một giờ phút trang trọng và tôn nghiêm nhất diễn ra trong mỗi gia đình người Cao Lan.

Việc đón tết nguyên đán của người Cao Lan ở Bắc Giang là sự gắn kết các thành viên trong mỗi gia đình, trong dòng tộc, và cả cộng đồng làng xã. Với người Cao Lan, từ xa xưa đến nay, tết nguyên đán không chỉ là sự ăn ngon, mặc đẹp mà ngày tết còn là dịp để mọi người đến với nhau gần hơn qua câu hát slịnh ca với những lời chúc mừng tốt đẹp, bởi slịnh ca thsăn lèn (hát năm mới) là món ăn tinh thần không thể thiếu được của người Cao Lan ở Bắc Giang trong mỗi độ tết đến xuân về.

Điểm đến hấp dẫn tại Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, chỉ cách Thủ đô Hà Nội khoảng 50km. Nơi đây không chỉ lôi cuốn khách du lịch với các công trình kiến trúc độc đáo, mà còn bởi nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt. 

Khách du lịch bên cây đa tình ở Khe Rỗ. Ảnh: Báo Bắc Giang

Rừng Khe Rỗ là khu rừng bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Từ, nằm ở giữa 3 tỉnh giao nhau là Bắc Giang – Quảng Ninh – Lạng Sơn. Khu rừng Khe Rỗ vẫn còn khá nguyên sinh, nên khi tới đây, du khách sẽ có cơ hội được ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời và khám phá thảm động – thực vật phong phú và ấn tượng. Bên cạnh đó, nếu bạn đang tìm kiếm địa điểm cắm trại dã ngoại ở Bắc Giang thì rừng Khe Rỗ cũng là gợi ý lý tưởng. Bạn không chỉ được hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng không khí trong lành, dễ chịu mà còn được khám phá rất nhiều điều thú vị ở nơi đây nữa đấy.

Là bức tường thành phòng thủ được xây dựng từ năm 1400 từ thời nhà Minh, thành cổ Xương Giang cũng là địa điểm tham quan, du lịch thú vị ở Bắc Giang bạn nhất định phải đến. Du khách tới đây không chỉ được tìm hiểu về lịch sử xây dựng của thành cổ, mà bạn còn được khám phá kiến trúc của tường thành bằng đất vô cùng độc đáo.

Không chỉ là làng gốm nổi tiếng mà các sản phẩm gốm ở Làng gốm Thổ Hà còn được tiêu thụ ở khắp miền Bắc. Khi đến với làng gốm Thổ Hà – địa điểm tham quan hấp hấp dẫn, độc đáo ở Bắc Giang, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu về cách tạo ra các sản phẩm đồ gốm bắt mắt, độc đáo. Hơn thế nữa, ngôi làng này còn sở hữu rất nhiều ngôi nhà cổ, những bức tường rêu phong… mang đậm những nét đẹp cổ kính không thua kém gì với làng cổ Đường Lâm ở Hà Nội.

Suối Mỡ cũng là điểm đến được nhiều người lựa chọn khi đến Bắc Giang. Du khách được ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên, trải nghiệm các hoạt động lý thú như leo núi, cắm trại… Từ Suối Mỡ sẽ mở ra rất nhiều điểm đến hấp dẫn, như: Thác suối Mỡ, thác Thùm Thùm, vọng ngắm trăng, đỉnh Rông Khế, hồ suối Mỡ, đền Cô Bé Cây Xanh, đền Trần, đền Quan. Về giá vé tham gian: 10.000 đồng/người lớn và 5.000 đồng/trẻ em (Giá vé có thể thay đổi theo từng thời điểm). Giá vé gửi xe máy: 3.000 đồng/xe, ô tô 12 chỗ 10.000 đồng/xe, ô tô trên 12 chỗ 15.000 đồng/xe.

Chùa Vĩnh Nghiêm (xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang). Ảnh: Báo Lao động

Được xây dựng từ thế kỷ 13, trước kia chùa Vĩnh Nghiêm là một trung tâm Phật giáo lớn, thu hút được rất nhiều các phật tử tới học đạo, trong đó có cả vua Trần Anh Tông. Du khách tới đây không chỉ được dâng hương lễ phật, mà còn được chiêm ngưỡng thiết kế kiến trúc độc đáo của chùa, các pho tượng Phật lớn, uy nghiêm, mà còn được thư giãn trong một không gian yên bình, thanh tịnh.

Một trong những địa điểm tham quan, du lịch đẹp ở Bắc Giang phải kể đến là Đồng Cao. Nơi đây sở hữu rất nhiều thung lũng nhỏ, bằng phẳng, rất thích hợp cho việc dã ngoại, cắm trại. Đặc biệt, nếu bạn tới đây vào buổi sáng, sẽ có cơ hội ngắm nhìn thiên nhiên qua những màn sương trắng mờ ảo rất lý thú.

Nghe toàn bộ chương trình Đường vui tại đây:

 

Tags:
Ý kiến của bạn
CSGT không công khai “kế hoạch, chuyên đề”, người dân vẫn có quyền giám sát

CSGT không công khai “kế hoạch, chuyên đề”, người dân vẫn có quyền giám sát

"Quyền giám sát các lực lượng thực thi pháp luật là quyền của người dân. Việc giám sát theo kế hoạch chuyên ngành là câu chuyện giám sát trong các báo cáo. Còn trong hoạt động thường ngày, với mỗi sự kiện chúng ta đều có thể giám sát theo quy định".

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Tối 12/4, nhiều tài xế phản ánh đến đường dây nóng của VOV Giao thông về việc một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tối om, khiến tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia lưu thông trên tuyến này.

Lùng bùng chuyện quản lý lộ trình xe khách

Lùng bùng chuyện quản lý lộ trình xe khách

Trong khi lộ trình tuyến cố định được giao cho Sở GTVT hai đầu tuyến chấp thuận, trên cơ sở khảo sát, đề xuất của doanh nghiệp vận tải, thì việc thay đổi lộ trình tuyến lại phải chờ quyết định của Bộ GTVT, khiến hiệu quả khai thác bị ảnh hưởng.

Nuôi con gì? Ăn con gì?

Nuôi con gì? Ăn con gì?

Với người Việt, việc ăn thịt chó mèo hay nuôi chó mèo để giết thịt là chuyện hết sức bình thường từ xưa tới nay, và có thể nói rằng với lịch sử ẩm thực của người Việt, thịt chó mèo như một phần nét văn hóa ẩm thực… Nhưng rồi thói quen nào cũng sẽ thay đổi cùng với thời gian và nhận thức.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Hà Nội sống và yêu: Quang gánh cuộc đời

Hà Nội sống và yêu: Quang gánh cuộc đời

Những đôi quang gánh tô điểm cho cái hồn phố thị, thu hút sự chú ý của khách du lịch bao năm qua. Không thể đếm nỗi những vất vả, những câu chuyện đằng sau đôi quang gánh của các bà các chị trên khắp các con phố Hà Nội.

Hàng trăm tấm đan mương thoát nước trên QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp tiếp tục bị đập phá

Hàng trăm tấm đan mương thoát nước trên QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp tiếp tục bị đập phá

Sau khi được lắp đặt lại, hàng trăm tấm loạt tấm đan bê tông mương thoát nước trên tuyến QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp, đoạn qua TP. Thủ Đức (TP.HCM) lại tiếp tục bị phá hoại, gây mất an toàn, ảnh hưởng đến trật tự và mỹ quan đô thị.

// //