Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tai nạn do lỗi của nhân viên, ngành đường sắt sẽ làm gì?

Phóng viên - 07/06/2018 | 15:50 (GTM + 7)

VOVGT- Từ việc xác định cụ thể nguyên nhân từ yếu tố chủ quan, ngành đường sắt sẽ có giải pháp nào nhằm hạn chế tới mức thấp nhất nguy cơ xảy ra các vụ TNGT?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng xảy ra ở Thanh Hóa

Thẳng thắn nhận trách nhiệm đã để xảy ra sự cố do chủ quan, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, trên cơ sở tài liệu thu thập và các chứng cứ liên quan tại hiện trường, đơn vị này xác định nguyên nhân của các vụ tai nạn nghiêm trọng gần đây là do các chức danh làm công tác chạy tàu không thực hiện đúng quy trình tác nghiệp.

Về nguyên nhân của vụ tai nạn giữa tàu SE19 và một xe tải khiến 2 người tử vong và 9 người khác người bị thương, ngành đường sắt cho biết, nguyên nhân dẫn tới tai nạn do lỗi chủ quan của nhân viên gác chắn đường ngang thuộc Công ty Cổ phần Đường sắt Thanh Hóa và lỗi của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ khi không chấp hành các quy định về an toàn giao thông trước khi đi qua vị trí giao cắt giữa đường bộ với đường sắt.

Trong vụ va chạm nghiêm trọng giữa 2 tàu hỏa chở hàng vào chiều tối 26/5 tại ga Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, nguyên nhân được xác định là do sự yếu kém, thiếu phối hợp của đội ngũ cán bộ ga Núi Thành trong kíp trực chiều tối ngày 26/5. Hiện 3 nhân viên đường sắt tại ga Núi Thành đã bị tạm đình chỉ công tác trong thời gian cơ quan điều tra làm rõ vụ việc.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến lỗi chủ quan của con người, theo ông Mai Mạnh Tùng, Trưởng ban sản xuất ga Gia Lâm, Hà Nội là do nhiều người lao động phải tăng ca gây mệt mỏi hoặc hoặc thiếu kinh nghiệm xử lý:

“Công việc này thường xuyên làm đêm hôm, thay ca nhau 12 tiếng nên nhiều người không có thời gian nghỉ ngơi, sức khỏe không đảm cho biết:bảo thì không được minh mẫn nên có thể gây ra sự cố chạy tàu”.

Những sự cố tai nạn giao thông đường sắt có nguyên nhân chủ quan, từ chủ thể là cán bộ công nhân viên đường sắt, lại diễn ra liên tục, nên không chỉ gây tổn thất lớn và còn làm giảm niềm tin của người dân.

Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Đường sắt VN cho biết, từ phân tích những vụ tai nạn, sự cố do chủ quan cho thấy, vẫn còn tình trạng vi phạm, không thực hiện đúng quy trình tác nghiệp, quy chuẩn Quốc gia về đường sắt khi lên ban của một bộ phận cán bộ công nhân ngành đường sắt. Công tác quản lý an toàn chưa hiệu quả nhất là ở các đơn vị cơ sở trực tiếp với người lao động, vẫn còn có đơn vị chưa chủ động tích cực trong phối hợp với địa phương để thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ GTVT và UBND các tỉnh, Thành phố có đường sắt về đảm bảo ATGT tại các vị trí giao cắt.

Nguyên nhân ban đầu của 2 vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng xảy ra tại Tĩnh Gia (Thanh Hóa) và ga Núi Thành (Quảng Nam) là do các nhân viên ngành đường sắt

Để khắc phục những tồn tại này, ngành đường sắt sẽ tập trung vào một số giải pháp chính là yêu cầu trực tiếp các cán bộ làm công tác chạy tàu thực hiện nghiêm quy trình tác nghiệp; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm tra đột xuất để vừa kiểm tra, giám sát vừa kịp thời động viên cán bộ công nhân viên. Đồng thời, sẽ triển khai lắp đặt camera giám sát trên đầu máy để hạn chế tới mức thấp nhất các sai sót của nhân viên ngành đường sắt. Ông Vũ Anh Minh cho biết cụ thể:

“Chúng tôi cũng nhận thức được những nguy cơ mất an toàn do con người là rất lớn nên đã có nhiều quy định về việc bố trí nhân viên ở các chức danh liên quan đến an toàn chạy tàu cũng như trách nhiệm của người đứng đầu nếu để xảy ra tai nạn, sự cố. Tuy nhiên, việc quy định trách nhiệm này cũng theo phân cấp các đơn vị”

Bên cạnh đó, để giảm phụ thuộc vào tác nghiệp của con người, phải tăng áp dụng khoa học công nghệ trong công tác chạy tàu. Nhưng việc áp dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực GTVT đường sắt còn hạn chế, không đồng bộ. Vì vậy, trong thời gian tới, Tổng công ty Đường sắt VN cần tập trung các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để góp phần đảm bảo và nâng cao an toàn cho đường sắt. Ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội nêu ý kiến đóng góp:

“Nên chăng ngành đường sắt cần tiến tới trang bị khoa học công nghệ mà cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thực hiện. Để làm sao chúng ta kiểm soát được một cách tổng thể, đồng thời kịp thời phát hiện ra những bộ phận mắc lỗi điều chỉnh, nhắc nhở”.

Hôm nay, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể trong phiên trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội đã cho biết một số giải pháp để hạn chế tai nạn và phương hướng phát triển của phương tiện giao thông đặc thù này. Theo đó, ngành giao thông đã xác định và chịu trách nhiệm về sự yếu kém của hệ thống đường sắt...

Từ đó, triển khai những giải pháp cấp bách để chấn chỉnh lại tình hình tai nạn giao thông. Bộ Giao thông đã yêu cầu Tổng Công ty đường sắt, tổ chức hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua để tăng cường công tác quản lý; tăng cường tự động hóa hoặc đưa ra các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông đường sắt tốt hơn. Về lâu dài, Bộ Giao thông Vận tải đang chuẩn bị Đề án xây dựng tuyến đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao và chuẩn bị trình Quốc hội.

Để hạn chế được tình trạng TNGT đường sắt do lỗi chủ quan, một trong những vấn đề quan trọng là phải nâng cao đạo đức, trách nhiệm của nhân viên chạy tàu, những người trực tiếp tham gia công tác chạy tàu. Bên cạnh đó, khi việc lắp đặt thiết bị giám sát trên tàu được triển khai cũng sẽ là cơ sở quan trọng giám sát nhân viên ngành đường sắt trong việc chấp hành tốt các quy định đảm bảo ATGT.

>>> 8 toa tàu bị lật, 2 lái tàu tử vong sau khi đâm vào xe tải đá

>>> Đình chỉ hàng loạt các cán bộ liên quan đến những vụ tai nạn đường sắt liên tiếp

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.

// //