Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

TP.HCM đề xuất tăng phí đậu đỗ xe ô tô dưới lòng đường: Cần có thêm nhiều giải pháp đồng bộ

Phóng viên - 07/03/2018 | 11:45 (GTM + 7)

VOVGT-Bên cạnh việc điều chỉnh tăng mức thu phí, các đơn vị quản lý cũng cần phải quan tâm đến nhiều giải pháp mang tính đồng bộ hơn.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Diện tích lòng đường bị chiếm dụng để dành cho việc đỗ xe ô tô (Ảnh: Thanh niên)

TP. HCM đã bắt đầu triển khai những bước đi đầu tiên trong quá trình thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố. Hàng loạt các đề án đã được tập trung nghiên cứu và đưa ra lấy ý kiến đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ đông đảo người dân thành phố. Trong số đó, đề án điều chỉnh tăng mức thu phí tạm dừng đỗ xe ô tô trên lòng đường, hè phố trên địa bàn thành phố.

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã đồng ý với đề xuất này, và yêu cầu Sở GTVT TPHCM chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn chỉnh dự thảo tờ trình về đề án này, trình UBND TPHCM xin ý kiến Thường trực Thành ủy TPHCM trước khi thông qua HĐND TPHCM theo quy định.

>>> TP.HCM dự kiến tăng phí tạm dừng đỗ ô tô dưới lòng đường: Liệu có cần thiết?

Có thể nói đây là một quyết định mang tính đột phá trong công tác khai thác và quản lý lòng đường vỉa hè tại TPHCM. Tuy vậy trong quá trình triển khai thực hiện, cần thực hiện từng bước để vừa rút kinh nghiệm vừa tranh thủ được sự ủng hộ từ phía người dân.

Theo ông Đồng Văn Khiêm – thành viên hội đồng tư vấn phản biện Ủy ban MTTQ TPHCM thì cần thận trọng trong việc triển khai đề án, nên làm thí điểm ở 1 số tuyến đường nhất định tại khu vực nội đô. Đồng thời ông Khiêm cũng cho rằng cần tăng cường tuyên truyền mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa đến đông đảo tài xế và người dân. Ông Đồng Văn Khiêm nói thêm:

"Tôi nghĩ thế này, chúng ta hiểu biết nhiều nhưng người dân thì hiểu biết chưa cao, cho nên theo tôi là không nên làm đại trà cùng một lúc tất cả các quận huyện mà nên làm dăm 7 tuyến đường trong nội đô. Đây cũng là một hình thức phối hợp với chủ trương hạn chế xe vào nội đô. Tôi đồng ý với tất cả các lợi ích trong đề án này, trong đó có việc hạn chế xe vào trong nội đô. Thế nhưng mà, nên chăng chúng ta làm thử giống như Hà Nội 2 tuyến thôi trong một thời gian nhất định. Trong năm 2018 chúng ta làm thử dăm 7 tuyến đường rồi sau đó rút kinh nghiệm, rồi sau đó làm đại trà. Trong khi chúng ta làm thí điểm đồng thời các thông tin tuyên truyền phải làm cho thật mạnh để cho mọi người hiểu, không phải dân TP hiểu mà dân ở các tỉnh thành khác người ta đến cơ. Nói chung là các đối tượng áp dụng cái này người ta hiểu về chủ trương chính sách, phương thức thanh toán."

Một yếu tố cần đặc biệt quan tâm trong quá trình triển khai thực hiện chính là sự minh bạch. Tiến sĩ Phạm Sanh – giảng viên trường Đại học GTVT TPHCM cho rằng ngoài yếu tố giá thì sự thanh kiểm tra và đánh giá hiệu quả cũng cần phải được thông tin rõ ràng. Ngoài ra, với số tiền thu được từ đề án này, tiến sĩ Phạm Sanh cũng cho rằng cần phải được công khai chi tiết để tránh gây tâm lýnghi ngờ, tạo dư luận không tốt trong dân. Tiến sĩ Phạm Sanh nói:

"Chúng ta không thể nào chung chung theo cách làm cũ nữa. Trước mắt nếu chúng ta chưa đấu thầu được nên giao thông thanh niên xung phong, quận huyện có nhiệm vụ kiểm tra thanh tra, chế tài. Chứ còn hiện rải ra, chúng ta thấy trật tự hơn nhưng mà chưa chắc. Nếu chúng ta phần tài chính, khung pháp lý chưa rõ dễ rơi vào tiêu cực như trước đây. Sử dụng nguồn thu chúng ta phải nói thẳng, đó là sử dụng bao nhiêu % cho GTCC, bao nhiêu % cho hạ tầng, cho địa phương. Cái này chúng ta phải nói rõ. Các nước khi mà thu tiền này thì người ta nói rõ luôn, chứ không nói chung chung đó là ngân sách. Thì lập ngân sách rồi đi về đâu, như vậy sẽ mất đi ý nghĩa quan trọng ban đầu."

Nguồn tiền có được từ thu phí đậu đỗ ô tô dưới lòng đường vỉa hè cần phải được công khai tới người dân và được cơ quan có thẩm quyền đảm bảo (Ảnh: HTV)

Đồng tình với tiến sĩ Phạm Sanh, luật sư Nguyễn Văn Hậu – phó chủ tịch hội Luật gia TPHCM cho rằng cần phải tạo được sự minh bạch khi triển khai đề án này. Nguồn tiền có được từ thu phí đậu đỗ ô tô dưới lòng đường vỉa hè cần phải được công khai tới người dân và được cơ quan có thẩm quyền đảm bảo.

Bởi theo luật sự Hậu, khi hình thành các hình thức thu phí bằng tiền thì bao giờ cũng kéo theo tình trạng thu ngoài, do đó phải có chế tài và thực thi chế tài một cách nghiêm túc mới đảm bảo được tính hiệu quả.

Tỏ ra đồng tình cao với chủ trương của đề án, tiến sĩ Huỳnh Thế Du – giám đốc đào tạo chương giảng dạy kinh tế Fullbright cho rằng việc tập trung vào ô tô là chủ trương đúng đắn của thành phố. Tuy vậy, tiến sĩ Du cũng cho rằng thành phố cần sử dụng nguồn thu từ đề án này để tập trung phát triển hệ thống giao thông công cộng chất lượng cao trong tương lai, để không chỉ hạn chế được ùn tắc do mà còn kéo giảm phương tiện cá nhân. 

Ông Du nói: "Nếu cho đỗ xe không khéo sẽ trở thành bãi đỗ không lồ. Băng cốc và Menila là một trong những cái tương lai của TP. HCM chúng ta nếu mà không có cách thức triển khai. Cái đề án này thể hiện cái chiến lược đẩy kéo của thành phố. Tức là làm sao kéo mọi người về giao thông công cộng, giảm thiểu sử dụng xe ô tô. Và đề án này tập trung vào xe ô tô là hết sức hợp lý. Việc sử dụng nguồn thu như thế nào, thành phố phải có chiến lược rất rõ ràng trong việc xây dụng bằng được hệ thống giao thông công cộng. Nếu không có giao thông công cộng người ta vẫn phải đi theo thu nhập của người dân sẽ sử dụng ô tô nhiều, chỉ cần 10% người dân của thành phố này từ xe máy chuyển sang ô tô nhu cầu đường tăng gấp 4 lần. Thành ra khả năng biến thành bãi đỗ xe khổng lồ trong tương lai rất là cao."

Để đề án điều chỉnh tăng mức thu phí tạm dừng đỗ xe ô tô trên lòng đường, hè phố trên địa bàn TPHCM đi vào thực tế thì các đơn vị quản lý cần phải tiếp thu các ý kiến đóng góp từ các chuyên gia cũng như phản ứng từ phía người dân thành phố. Cần đặc biệt lưu ý yếu tố công bằng và minh bạch khi tiến hành triển khai đề án.

Không chỉ vậy, phải có chính sách tuyên truyền phổ biến sâu rộng hơn nữa trong quần chúng nhân dân để thu hút sự đồng thuận, tạo thói quen mới khi tham gia giao thông. Thành phố cũng cần có chính sách phát triển hệ thống giao thông công cộng theo hướng hiện đại, thông minh và thuận tiện hơn để người dân có thêm sự lựa chọn bên cạnh việc sử dụng phương tiện cá nhân.

Việc Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đồng ý với chủ trương điều chỉnh tăng mức thu phí tạm dừng đỗ xe ô tô trên lòng đường, hè phố trên địa bàn thành phố được xem là cơ sở thuận lợi để đề án này sớm đi vào thực tế.

Tuy vậy, cần phải khẳng định rằng đề án này chắc chắn không phải là chiếc đũa thần để có thể ngay lập tức giúp thay đổi bộ mặt hệ thống giao thông của TPHCM. Thành phố cần có những giải pháp mang tính chiến lược hơn nữa trong phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, nâng cao ý thức người tham gia giao thông cũng như thông minh hóa công tác quản lý giao thông.

>>> TP.HCM: Vẫn loay hoay bài toán bãi đỗ xe khu vực trung tâm

Tags:
Ý kiến của bạn
CSGT không công khai “kế hoạch, chuyên đề”, người dân vẫn có quyền giám sát

CSGT không công khai “kế hoạch, chuyên đề”, người dân vẫn có quyền giám sát

"Quyền giám sát các lực lượng thực thi pháp luật là quyền của người dân. Việc giám sát theo kế hoạch chuyên ngành là câu chuyện giám sát trong các báo cáo. Còn trong hoạt động thường ngày, với mỗi sự kiện chúng ta đều có thể giám sát theo quy định".

Lùng bùng chuyện quản lý lộ trình xe khách

Lùng bùng chuyện quản lý lộ trình xe khách

Trong khi lộ trình tuyến cố định được giao cho Sở GTVT hai đầu tuyến chấp thuận, trên cơ sở khảo sát, đề xuất của doanh nghiệp vận tải, thì việc thay đổi lộ trình tuyến lại phải chờ quyết định của Bộ GTVT, khiến hiệu quả khai thác bị ảnh hưởng.

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Tối 12/4, nhiều tài xế phản ánh đến đường dây nóng của VOV Giao thông về việc một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tối om, khiến tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia lưu thông trên tuyến này.

Nuôi con gì? Ăn con gì?

Nuôi con gì? Ăn con gì?

Với người Việt, việc ăn thịt chó mèo hay nuôi chó mèo để giết thịt là chuyện hết sức bình thường từ xưa tới nay, và có thể nói rằng với lịch sử ẩm thực của người Việt, thịt chó mèo như một phần nét văn hóa ẩm thực… Nhưng rồi thói quen nào cũng sẽ thay đổi cùng với thời gian và nhận thức.

Hà Nội sống và yêu: Quang gánh cuộc đời

Hà Nội sống và yêu: Quang gánh cuộc đời

Những đôi quang gánh tô điểm cho cái hồn phố thị, thu hút sự chú ý của khách du lịch bao năm qua. Không thể đếm nỗi những vất vả, những câu chuyện đằng sau đôi quang gánh của các bà các chị trên khắp các con phố Hà Nội.

Hàng trăm tấm đan mương thoát nước trên QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp tiếp tục bị đập phá

Hàng trăm tấm đan mương thoát nước trên QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp tiếp tục bị đập phá

Sau khi được lắp đặt lại, hàng trăm tấm loạt tấm đan bê tông mương thoát nước trên tuyến QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp, đoạn qua TP. Thủ Đức (TP.HCM) lại tiếp tục bị phá hoại, gây mất an toàn, ảnh hưởng đến trật tự và mỹ quan đô thị.

Nét đặc trưng trong trang phục nông dân Nam Bộ

Nét đặc trưng trong trang phục nông dân Nam Bộ

Nhắc đến người nông dân Nam Bộ xưa, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những bà con chân chất, thật thà với bộ bà ba và chiếc khăn rằn. Bộ trang phục ấy đã trở thành hình ảnh “đóng đinh” với nét đẹp duyên dáng, mộc mạc như chính con người nơi đây.

// //